Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh giác với chứng bệnh ho gà ở trẻ nhỏ, đây là dấu hiệu trẻ cần được khám sớm

Thứ bảy, 18:13 09/03/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Ho gà có dấu hiệu tiếng ho kéo dài, ho rít. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi có dấu hiệu trên nên đi khám càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh ho gà, căn bệnh này đáng sợ thế nào?Dấu hiệu cảnh báo bệnh ho gà, căn bệnh này đáng sợ thế nào?

GĐXH - Đối với người lớn và trẻ vị thành niên, ho gà không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng ho gà ở trẻ nhỏ lại có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Ho gà thường ít biến chứng ở lứa tuổi thiếu niên và người lớn. Tuy nhiên, ho gà lại có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, trẻ em và có thể có cả người lớn khi chưa có miễn dịch phòng bệnh. 

Bệnh ho gà thường ho dai dẳng, kéo dài làm cho trẻ bị kiệt sức, nhất là ở trẻ sơ sinh bởi sức đề kháng còn yếu chưa đủ để chống lại bệnh. Bệnh thường gây ra tình trạng thiếu ôxy cho cơ thể dẫn tới nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thiếu ôxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Vì vậy, việc xác định nguyên nhân gây ho để có hướng điều trị dứt điểm là việc hết sức quan trọng.

Cảnh giác với chứng bệnh ho gà ở trẻ nhỏ, đây là dấu hiệu trẻ cần được khám sớm- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ho gà: Cần làm gì để biết trẻ có mắc bệnh hay  không

Bệnh ho gà ở trẻ giai đoạn đầu khó phân biệt với cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Việc điều trị ở giai đoạn này có thể khỏi bệnh dứt điểm nhưng lại khó để chẩn đoán chính xác bệnh. 

Theo các chuyên gia y tế, các phương pháp chẩn đoán ho gà có thể kể đến như:

- Xét nghiệm ho gà: Xét nghiệm máu được chỉ định, nếu lượng bạch cầu trong máu cao (> 10g/L) báo hiệu có thể bạn đang có một tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn. Cùng với các triệu chứng khác hoặc chẩn đoán lâm sàng bác sĩ sẽ phát hiện bệnh ho gà cho trẻ.

- Xét nghiệm dịch: Dịch được lấy ở mũi hoặc họng trẻ, sau đó được phết lam kính và nhuộm soi trên kính hiển vi quang học. Bác sĩ sẽ quan sát sự có mặt hay không của hình ảnh của vi khuẩn.

- Chụp X - quang: Nhằm đánh giá tình trạng bệnh thông qua kiểm tra mức độ viêm và lượng dịch có trong phổi bệnh nhân.

Ngoài ra phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử PCR cho độ nhạy, độ đặc hiệu cao và thu về kết quả nhanh chóng sau 1 - 2 ngày.

Cảnh giác với chứng bệnh ho gà ở trẻ nhỏ, đây là dấu hiệu trẻ cần được khám sớm- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Khi nào nên xét nghiệm ho gà?

Khi trẻ bị ho, cha mẹ nên quan sát trẻ với các dấu hiệu bệnh, nếu là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần đi xét nghiệm ngay nếu ho kéo dài, ho rít và có con ngừng thở. Bởi nếu xét nghiệm sớm để tìm ra bệnh việc điều trị được kịp thời sẽ nhanh khỏi và tránh biến chứng nặng nề.

Cách chăm sóc trẻ mắc ho gà tại nhà

- Cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ nếu có.

- Cho trẻ nghỉ ngơi, yên tĩnh, tránh tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá, bụi, hóa chất.

- Với trẻ bú mẹ tiếp tục cho bú mẹ bình thường. Với trẻ ăn dặm và trẻ lớn: cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, ăn ít một, chia làm nhiều bữa.

- Vệ sinh thân thể, mũi miệng cho trẻ. Có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 9‰. Với trẻ lớn vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối.

- Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác để tránh lây lan bệnh.

Cách phòng bệnh ho gà ở trẻ nhỏ

Cảnh giác với chứng bệnh ho gà ở trẻ nhỏ, đây là dấu hiệu trẻ cần được khám sớm- Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Tiêm phòng: Tiêm vaccine phòng bệnh ho gà cho trẻ là biện pháp đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất lên tới 90. Vaccine được tiêm cho trẻ nhỏ trong tiêm chủng mở rộng tại các trạm y tế xã, phường. Những trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, tiêm chủng muộn cần tiêm chủng càng sớm càng tốt.

- Cách ly người bệnh: Cho trẻ tránh xa những người có dấu hiệu bị ho gà. Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cũng không nên cho tiếp xúc với trẻ nhỏ, nhất là những trẻ chưa được tiêm phòng.

- Nếu trong gia đình có người bị ho gà thì cần phải điều trị dứt điểm, các thành viên khác cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người bệnh và có hướng điều trị, kiểm tra cho cả gia đình xem có bị lây truyền bệnh không vì bệnh rất dễ lây lan qua đường không khí.

Hà Nội xuất hiện bệnh nhân ho gà đầu tiên, 3 lần đi viện mới phát hiện ra bệnhHà Nội xuất hiện bệnh nhân ho gà đầu tiên, 3 lần đi viện mới phát hiện ra bệnh

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện bệnh nhân ho gà đầu tiên trong năm 2023.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Top