Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh giác với chứng bệnh ho gà ở trẻ nhỏ, đây là dấu hiệu trẻ cần được khám sớm

Thứ bảy, 18:13 09/03/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Ho gà có dấu hiệu tiếng ho kéo dài, ho rít. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi có dấu hiệu trên nên đi khám càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh ho gà, căn bệnh này đáng sợ thế nào?Dấu hiệu cảnh báo bệnh ho gà, căn bệnh này đáng sợ thế nào?

GĐXH - Đối với người lớn và trẻ vị thành niên, ho gà không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng ho gà ở trẻ nhỏ lại có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Ho gà thường ít biến chứng ở lứa tuổi thiếu niên và người lớn. Tuy nhiên, ho gà lại có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, trẻ em và có thể có cả người lớn khi chưa có miễn dịch phòng bệnh. 

Bệnh ho gà thường ho dai dẳng, kéo dài làm cho trẻ bị kiệt sức, nhất là ở trẻ sơ sinh bởi sức đề kháng còn yếu chưa đủ để chống lại bệnh. Bệnh thường gây ra tình trạng thiếu ôxy cho cơ thể dẫn tới nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thiếu ôxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Vì vậy, việc xác định nguyên nhân gây ho để có hướng điều trị dứt điểm là việc hết sức quan trọng.

Cảnh giác với chứng bệnh ho gà ở trẻ nhỏ, đây là dấu hiệu trẻ cần được khám sớm- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ho gà: Cần làm gì để biết trẻ có mắc bệnh hay  không

Bệnh ho gà ở trẻ giai đoạn đầu khó phân biệt với cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Việc điều trị ở giai đoạn này có thể khỏi bệnh dứt điểm nhưng lại khó để chẩn đoán chính xác bệnh. 

Theo các chuyên gia y tế, các phương pháp chẩn đoán ho gà có thể kể đến như:

- Xét nghiệm ho gà: Xét nghiệm máu được chỉ định, nếu lượng bạch cầu trong máu cao (> 10g/L) báo hiệu có thể bạn đang có một tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn. Cùng với các triệu chứng khác hoặc chẩn đoán lâm sàng bác sĩ sẽ phát hiện bệnh ho gà cho trẻ.

- Xét nghiệm dịch: Dịch được lấy ở mũi hoặc họng trẻ, sau đó được phết lam kính và nhuộm soi trên kính hiển vi quang học. Bác sĩ sẽ quan sát sự có mặt hay không của hình ảnh của vi khuẩn.

- Chụp X - quang: Nhằm đánh giá tình trạng bệnh thông qua kiểm tra mức độ viêm và lượng dịch có trong phổi bệnh nhân.

Ngoài ra phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử PCR cho độ nhạy, độ đặc hiệu cao và thu về kết quả nhanh chóng sau 1 - 2 ngày.

Cảnh giác với chứng bệnh ho gà ở trẻ nhỏ, đây là dấu hiệu trẻ cần được khám sớm- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Khi nào nên xét nghiệm ho gà?

Khi trẻ bị ho, cha mẹ nên quan sát trẻ với các dấu hiệu bệnh, nếu là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần đi xét nghiệm ngay nếu ho kéo dài, ho rít và có con ngừng thở. Bởi nếu xét nghiệm sớm để tìm ra bệnh việc điều trị được kịp thời sẽ nhanh khỏi và tránh biến chứng nặng nề.

Cách chăm sóc trẻ mắc ho gà tại nhà

- Cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ nếu có.

- Cho trẻ nghỉ ngơi, yên tĩnh, tránh tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá, bụi, hóa chất.

- Với trẻ bú mẹ tiếp tục cho bú mẹ bình thường. Với trẻ ăn dặm và trẻ lớn: cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, ăn ít một, chia làm nhiều bữa.

- Vệ sinh thân thể, mũi miệng cho trẻ. Có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 9‰. Với trẻ lớn vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối.

- Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác để tránh lây lan bệnh.

Cách phòng bệnh ho gà ở trẻ nhỏ

Cảnh giác với chứng bệnh ho gà ở trẻ nhỏ, đây là dấu hiệu trẻ cần được khám sớm- Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Tiêm phòng: Tiêm vaccine phòng bệnh ho gà cho trẻ là biện pháp đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất lên tới 90. Vaccine được tiêm cho trẻ nhỏ trong tiêm chủng mở rộng tại các trạm y tế xã, phường. Những trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, tiêm chủng muộn cần tiêm chủng càng sớm càng tốt.

- Cách ly người bệnh: Cho trẻ tránh xa những người có dấu hiệu bị ho gà. Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cũng không nên cho tiếp xúc với trẻ nhỏ, nhất là những trẻ chưa được tiêm phòng.

- Nếu trong gia đình có người bị ho gà thì cần phải điều trị dứt điểm, các thành viên khác cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người bệnh và có hướng điều trị, kiểm tra cho cả gia đình xem có bị lây truyền bệnh không vì bệnh rất dễ lây lan qua đường không khí.

Hà Nội xuất hiện bệnh nhân ho gà đầu tiên, 3 lần đi viện mới phát hiện ra bệnhHà Nội xuất hiện bệnh nhân ho gà đầu tiên, 3 lần đi viện mới phát hiện ra bệnh

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện bệnh nhân ho gà đầu tiên trong năm 2023.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Nhiều người nghĩ hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc ăn các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi… mà không biết hôi miệng còn có thể do liên quan đến một số bệnh lý.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Top