Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu ở cổ họng cảnh báo chứng sa sút trí tuệ không nên bỏ qua

Chủ nhật, 12:44 24/03/2024 | Bệnh thường gặp

Có nhiều lầm tưởng về chứng sa sút trí tuệ, rằng tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức. Tuy nhiên, một chuyên gia đã cảnh báo bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến cổ họng.

Chứng sa sút trí tuệ không chỉ là tình trạng mất trí nhớ và lú lẫn nghiêm trọng - mà thực sự có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thể chất.

Sa sút trí tuệ mô tả một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ do tổn thương não gây ra (chẳng hạn như Bệnh Alzheimer). Chứng sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, nhưng một chuyên gia cảnh báo tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến cổ họng.

Mặc dù hiện tại không có cách chữa trị chứng sa sút trí tuệ nhưng việc chẩn đoán là điều cần thiết để đảm bảo bạn nhận được tất cả sự hỗ trợ cần thiết. Một số loại thuốc và liệu pháp sẽ giúp làm giảm bớt một số tác dụng phụ hoặc làm chậm sự phát triển của tình trạng này.

Dấu hiệu ở cổ họng cảnh báo chứng sa sút trí tuệ không nên bỏ qua - Ảnh 1.

Chứng khó nuốt là một tác dụng phụ thường gặp của chứng sa sút trí tuệ ngày càng trầm trọng (Ảnh: Getty Images/iStockphoto)

Tiến sĩ Ahmad Khudakar, Giảng viên cao cấp tại Đại học Teesside (Anh), đã chỉ ra một dấu hiệu 'bất thường' của chứng sa sút trí tuệ là gặp khó khăn khi nuốt. Về mặt y học, nó được gọi là chứng khó nuốt.

Chuyên gia giải thích: “Tình trạng này xảy ra do tổn thương các vùng não chịu trách nhiệm vận động và phối hợp, bao gồm cả vùng não kiểm soát phản xạ nuốt. Những người mắc chứng này thường bị yếu cơ, các vấn đề về phối hợp và giảm cảm giác ở cổ họng, dẫn đến khó nuốt.”

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia chính phủ Anh (NHS), chứng khó nuốt thường là dấu hiệu ở giai đoạn sau của chứng sa sút trí tuệ.

Tất nhiên, khó nuốt cũng có thể là do các vấn đề khác ít nghiêm trọng hơn như ợ nóng, trào ngược axit và thậm chí là tác dụng phụ tiềm ẩn của một số loại thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về các triệu chứng của mình thì cần phải đi khám bác sĩ.

Dấu hiệu ở cổ họng cảnh báo chứng sa sút trí tuệ không nên bỏ qua - Ảnh 2.

Ảnh: gastroconsa

Các dấu hiệu phổ biến khác cần chú ý của chứng sa sút trí tuệ

  • Mất trí nhớ
  • Gặp khó khăn khi thực hiện các công việc quen thuộc hàng ngày
  • Khó tập trung
  • Thay đổi tâm trạng
  • Bị nhầm lẫn về thời gian và địa điểm
  • Phải cố gắng để bắt kịp, theo dõi một cuộc trò chuyện, khó giao tiếp hoặc tìm từ.
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 29 phút trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Top