Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người Việt cần bỏ ngay 4 kiểu ăn lẩu "độc khủng khiếp" này nếu không muốn thực quản và dạ dày bị hủy hoại

Thứ bảy, 16:53 23/12/2023 | Sống khỏe

(Tổ Quốc) - Lẩu là món ăn ấm nóng, giàu dinh dưỡng và hơn hết là rất ngon miệng. Thế nhưng có một số hình thức ăn lẩu rất nguy hiểm mà các gia đình Việt đang mắc phải.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ: Trong mùa đông, đặc biệt là những ngày lạnh giá thì lẩu là món ăn ưa thích bậc nhất của các gia đình Việt Nam. Thực chất, lẩu là món canh có xuất xứ từ Trung Quốc. Xưa kia, người dân nước này thường chuẩn bị bếp lò để hâm nóng nồi canh trong bữa ăn. Sau này mới "biến tấu" bằng cách bổ sung thêm các loại rau, thịt để nhúng thêm vào nồi nước dùng.

4078.jpg_wh300.jpg

Lẩu là món ăn ấm nóng, giàu dinh dưỡng và hơn hết là rất ngon miệng. Thế nhưng các chuyên gia sức khỏe cảnh báo có một số hình thức ăn lẩu rất nguy hiểm mà các gia đình Việt đang mắc phải.

4 kiểu ăn lẩu "độc khủng khiếp" khiến thực quản và dạ dày bị hủy hoại

1. Ăn lẩu quá nóng

Nhiều người trong chúng ta thích húp phần nước lẩu nóng hổi, hoặc gắp phần thức ăn từ nồi lẩu vừa sôi rồi cho vào miệng... Đây là thói quen được đánh giá rất nguy hiểm vì dễ làm bỏng khoang miệng, dạ dày, thực quản. Các loại rau, thịt vừa được gắp ra từ nồi lẩu đun sôi 100 độ C thì vẫn còn nóng ở mức 50-60 độ C.

20230909001519.jpeg

Từ lâu, thói quen ăn uống đồ quá nóng đã được WHO liệt vào danh sách tác nhân gây ung thư. WHO cảnh báo, thói quen tiêu thụ thực phẩm quá nóng làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở thực quản, khoang miệng, vòm họng. Đồng thời, đồ ăn quá nóng cũng làm hệ thống tiêu hóa bị tổn thương nặng nề.

2. Ăn nấm, rau, thịt chưa chín kỹ

Rau, thịt, cá, hải sản... là nguyên liệu không thể thiếu để có một nồi lẩu hoàn hảo. Tuy nhiên, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo: Nguyên tắc quan trọng nhất khi ăn lẩu là cần ăn chín, uống sôi.

Nhiều người cho rằng thịt bò, hải sản chỉ cần chín tái là ăn được, nhưng cách ăn này không thể tiêu diệt được hết ký sinh trùng bám trên thực phẩm. Điều đó rất dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là ngộ độc và nhiễm khuẩn.

thyemizhbtwo5y5ag8jz6ur7dlb3e0.jpeg

Điều nguy hiểm hơn nữa là nhiều gia đình có thói quen ăn nấm và rau chưa chín kỹ vì cho rằng chỉ cần mềm là ăn được. Trong khi đó, hiện nay trên thị trường có một số loại rau được phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng... nếu không được rửa kỹ, nấu chín kỹ thì sẽ gây hại cho sức khỏe người ăn. Một số loại rau khi chưa được làm chín kỹ còn gây dị ứng, gây ngứa như dọc mùng...

Còn về nấm, đây là thực phẩm cần được đun sôi trong khoảng từ 5-10 phút để đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn và không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên khi ăn lẩu, nấm thường chỉ được làm chín trong vòng 1-2 phút, điều đó khiến vi khuẩn trên nấm chưa bị tiêu diệt hết, các chất trong nấm có thể khiến bạn khó tiêu.

3. Ăn nhiều các loại viên nhúng lẩu như tôm viên, bò viên, cá viên... mà không rõ nguồn gốc

Ngày nay, món lẩu của các gia đình Việt ngày càng đa dạng hơn về nguyên liệu khi xuất hiện thêm cả các loại viên nhúng lẩu.

8ee7b4fd46370e64292c4ce9a4ecbbd.jpeg

Có những nơi dùng các loại viên nhúng lẩu không rõ nguồn gốc hoặc thịt viên được làm từ nhiều loại thịt vụn trộn với nhau, khó đảm bảo vệ sinh ở khâu chế biến. Những thực phẩm này dù có hương vị thơm ngon những cũng khó đảm bảo về độ ăn toàn khi tiêu thụ.

Tốt nhất mọi người chỉ nên ăn thịt tươi sống, được mua từ những cửa hàng uy tín.

4. Ăn quá nhiều các món lẩu chua cay

Vào mùa lạnh, được thưởng thức một nồi lẩu có hương vị chua, cay thường kích thích vị giác hơn. Tuy nhiên ăn lẩu quá chua cay có thể làm hại dạ dày và các cơ quan tiêu hóa, gây đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày...

Đó là chưa kể đến thói quen ăn lẩu quá lâu và quá nhiều của người Việt. Thông thường, các gia đình sẽ dành 2-3 tiếng để thưởng thức một nồi lẩu. PGS.TS Phạm Văn Hoan (Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cảnh báo điều này sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá tải, gây đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Chuyên gia khuyên chỉ nên thưởng thức một bữa lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại, hơn nữa cũng không nên ăn quá 1 lần/tuần.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị rối loạn tiêu hóa do rượu bia - Đừng chủ quan!

Bị rối loạn tiêu hóa do rượu bia - Đừng chủ quan!

Sống khỏe - 15 phút trước

Bên cạnh những tác động tiêu cực đến gan, rối loạn tiêu hóa cũng là vấn đề hay gặp phải ở người sử dụng nhiều rượu bia. Vậy cụ thể mức độ ảnh hưởng của rượu bia với hệ tiêu hóa như thế nào và làm sao để cải thiện?

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 10 giờ trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Sống khỏe - 18 giờ trước

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh viêm tuyến giáp. Để ngăn ngừa suy giáp, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm gây viêm trong cơ thể.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Tóc bạc cũng là một phần trong quá trình lão hóa, thường xuất hiện khi bước vào độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, nhiều người tóc bạc sớm khi ở độ tuổi thiếu niên hoặc đôi mươi, khiến họ trông già hơn tuổi thật. Vậy cần làm gì đến ngăn tóc bạc sớm?

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc uống nước đậu đen thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

Sống khỏe - 1 ngày trước

Giảm cân chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi bạn muốn duy trì thành quả đó bền vững. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch cụ thể, khoa học và kiên trì, bạn sẽ thực hiện được điều đó.

Top