Người Việt cần bỏ ngay 4 kiểu ăn lẩu "độc khủng khiếp" này nếu không muốn thực quản và dạ dày bị hủy hoại
(Tổ Quốc) - Lẩu là món ăn ấm nóng, giàu dinh dưỡng và hơn hết là rất ngon miệng. Thế nhưng có một số hình thức ăn lẩu rất nguy hiểm mà các gia đình Việt đang mắc phải.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ: Trong mùa đông, đặc biệt là những ngày lạnh giá thì lẩu là món ăn ưa thích bậc nhất của các gia đình Việt Nam. Thực chất, lẩu là món canh có xuất xứ từ Trung Quốc. Xưa kia, người dân nước này thường chuẩn bị bếp lò để hâm nóng nồi canh trong bữa ăn. Sau này mới "biến tấu" bằng cách bổ sung thêm các loại rau, thịt để nhúng thêm vào nồi nước dùng.

Lẩu là món ăn ấm nóng, giàu dinh dưỡng và hơn hết là rất ngon miệng. Thế nhưng các chuyên gia sức khỏe cảnh báo có một số hình thức ăn lẩu rất nguy hiểm mà các gia đình Việt đang mắc phải.
4 kiểu ăn lẩu "độc khủng khiếp" khiến thực quản và dạ dày bị hủy hoại
1. Ăn lẩu quá nóng
Nhiều người trong chúng ta thích húp phần nước lẩu nóng hổi, hoặc gắp phần thức ăn từ nồi lẩu vừa sôi rồi cho vào miệng... Đây là thói quen được đánh giá rất nguy hiểm vì dễ làm bỏng khoang miệng, dạ dày, thực quản. Các loại rau, thịt vừa được gắp ra từ nồi lẩu đun sôi 100 độ C thì vẫn còn nóng ở mức 50-60 độ C.

Từ lâu, thói quen ăn uống đồ quá nóng đã được WHO liệt vào danh sách tác nhân gây ung thư. WHO cảnh báo, thói quen tiêu thụ thực phẩm quá nóng làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở thực quản, khoang miệng, vòm họng. Đồng thời, đồ ăn quá nóng cũng làm hệ thống tiêu hóa bị tổn thương nặng nề.
2. Ăn nấm, rau, thịt chưa chín kỹ
Rau, thịt, cá, hải sản... là nguyên liệu không thể thiếu để có một nồi lẩu hoàn hảo. Tuy nhiên, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo: Nguyên tắc quan trọng nhất khi ăn lẩu là cần ăn chín, uống sôi.
Nhiều người cho rằng thịt bò, hải sản chỉ cần chín tái là ăn được, nhưng cách ăn này không thể tiêu diệt được hết ký sinh trùng bám trên thực phẩm. Điều đó rất dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là ngộ độc và nhiễm khuẩn.

Điều nguy hiểm hơn nữa là nhiều gia đình có thói quen ăn nấm và rau chưa chín kỹ vì cho rằng chỉ cần mềm là ăn được. Trong khi đó, hiện nay trên thị trường có một số loại rau được phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng... nếu không được rửa kỹ, nấu chín kỹ thì sẽ gây hại cho sức khỏe người ăn. Một số loại rau khi chưa được làm chín kỹ còn gây dị ứng, gây ngứa như dọc mùng...
Còn về nấm, đây là thực phẩm cần được đun sôi trong khoảng từ 5-10 phút để đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn và không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên khi ăn lẩu, nấm thường chỉ được làm chín trong vòng 1-2 phút, điều đó khiến vi khuẩn trên nấm chưa bị tiêu diệt hết, các chất trong nấm có thể khiến bạn khó tiêu.
3. Ăn nhiều các loại viên nhúng lẩu như tôm viên, bò viên, cá viên... mà không rõ nguồn gốc
Ngày nay, món lẩu của các gia đình Việt ngày càng đa dạng hơn về nguyên liệu khi xuất hiện thêm cả các loại viên nhúng lẩu.

Có những nơi dùng các loại viên nhúng lẩu không rõ nguồn gốc hoặc thịt viên được làm từ nhiều loại thịt vụn trộn với nhau, khó đảm bảo vệ sinh ở khâu chế biến. Những thực phẩm này dù có hương vị thơm ngon những cũng khó đảm bảo về độ ăn toàn khi tiêu thụ.
Tốt nhất mọi người chỉ nên ăn thịt tươi sống, được mua từ những cửa hàng uy tín.
4. Ăn quá nhiều các món lẩu chua cay
Vào mùa lạnh, được thưởng thức một nồi lẩu có hương vị chua, cay thường kích thích vị giác hơn. Tuy nhiên ăn lẩu quá chua cay có thể làm hại dạ dày và các cơ quan tiêu hóa, gây đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày...
Đó là chưa kể đến thói quen ăn lẩu quá lâu và quá nhiều của người Việt. Thông thường, các gia đình sẽ dành 2-3 tiếng để thưởng thức một nồi lẩu. PGS.TS Phạm Văn Hoan (Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cảnh báo điều này sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá tải, gây đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Chuyên gia khuyên chỉ nên thưởng thức một bữa lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại, hơn nữa cũng không nên ăn quá 1 lần/tuần.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 30 phút trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 7 giờ trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 10 giờ trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.