Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một số bài thuốc đơn giản chữa viêm họng hiệu quả

Thứ năm, 09:05 31/01/2013 | Y học cổ truyền

Viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Vỏ quả lê, quả quất, hoa kinh giới, khế chua, cây rẽ quạt... là những bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả.

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM phân tích về các dạng viêm họng và các bài thuốc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh.

Viêm họng thường có những triệu chứng ban đầu như: ngứa trong họng, khan tiếng, có khi sốt, nhức đầu, đau họng khi nuốt. Bệnh thường phát vào mùa thu đông, phát triển nhiều vào những lúc có gió lạnh bất ngờ.

Theo đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Chứng thực là khi cơ thể đang bình thường nhưng bị nhiễm ngoại tà quá mạnh (cảm lạnh, không khí bị ô nhiễm…) gây ra viêm họng. Chứng hư là thể trạng yếu đuối, sức đề kháng giảm sút, nên dễ bị viêm họng khi thời tiết, môi trường có biến đổi nhẹ.

Một số bài thuốc đơn giản chữa viêm họng hiệu quả 1
Qủa quất rất hiệu quả trong điều trị viêm họng, cả chứng thực lẫn chứng hư. 

Nếu gặp chứng thực, chỉ cần dùng một số cây thuốc có tác dụng bảo vệ hầu họng, trục đuổi tà khí là đủ. Nếu gặp chứng hư, cần dùng thêm các vị thuốc bổ phế, nhuận phế, thanh phế, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Bài thuốc với viêm họng chứng thực:

- Nước sôi để ấm 300ml pha với 50g muối và một muỗng cà phê nước cốt chanh. Ngậm nhiều lần trong ngày hoặc ngậm nuốt dần.

- Quả sơn tra 30g, lá chè 6g, đường phèn 30g. Sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống lúc đói bụng.

- Vỏ quả lê 10g, vỏ cây mía (mía lau càng tốt) 15g. Hai thứ rửa sạch, sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, dùng uống thay nước chè trong ngày.

- Cây thanh hao (thanh cao, hương cao) 25g, hương nhu 5g, ké đầu ngựa 10g. Sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, chia 2-3 lần uống trước bữa ăn.

- Hoa kinh giới (kinh giới tuệ) 12g, cát cánh 12g, cam thảo 4g. Sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Quả quất (tắc) ướp muối 5-10 quả, nấu với 650ml nước, còn lại 300ml, uống thay nước chè trong ngày. Có thể đâm nát, chế nước sôi để nguội vào quậy đều để uống.

- Thân rễ cây rẽ quạt (xạ can, biển trúc) ngâm nước vo gạo 1-2 ngày, xắt mỏng, phơi khô để dùng dần. Khi dùng, lấy 3-6g tán bột mịn để ngậm nuốt nước dần. Có thể sắc với 300ml nước, còn lại 100ml, ngậm nuốt dần.

Bài thuốc với viêm họng chứng hư:

- Phối hợp vị thuốc rẽ quạt 3-6g với các vị thuốc khác: mạch môn 10g, húng chanh 8g, cam thảo đất 6g. Sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, chia 2-3 lần uống trước bữa ăn.

- Dùng bài quả quất như ở trên, phối hợp với: nước cốt gừng ½ muỗng cà phê, mật ong 20-30g, để tăng cường hiệu lực của thuốc.

- Củ sắn dây khô 20g, rau má 20g, mạch môn 10g, cam thảo đất 8g. Sắc với 650ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Khế chua 500g, rửa sạch, giã nhuyễn vắt nước cốt, hoà với ít muối ngậm nuốt dần. Hoặc ăn 1-2 quả khế, chấm với ít muối.

Nếu sinh hoạt trong môi trường có nhiều yếu tố bất lợi, có thể gây viêm họng (có nhiều khói, bụi, hoá chất…), nên sử dụng các thức uống sau để phòng ngừa:

- Nước nho, cà rốt: Nho tưoi 25 - 30 quả, cà rốt 1 củ vừa, lê 1 quả, nước chanh vắt 1 muỗng canh.

Trước tiên, rửa nho, cà rốt, lê cho thật sạch, xắt nhỏ, cho vào máy xay. Xay xong cho nước cốt chanh vào khuấy đều để uống. Một tuần uống 2-3 lần.

Thức uống này có tác dụng làm tăng cường thể lực, phòng ngừa cảm mạo, viêm họng, ngoài ra còn giúp làm tươi sắc mặt.

- Nước củ sen: Củ sen tươi 150g, táo tây 1 quả, nước chanh vắt 1 muỗng canh.

Rửa củ sen thật sạch, xắt miếng nhỏ, xay chung với táo tây và một lương nước vừa đủ. Sau khi xay nhuyễn, cho nước cốt chanh vào khuấy đều để uống. Có thể thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống. Một tuần uống 2-3 lần.

Theo Lương y Đinh Công Bảy

honghanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 7 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top