Vén bức màn bí ẩn xây thành nhà Hồ
Cuối cùng, cái công trình đá đồ sộ, độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á cũng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Sau bao năm chìm khuất trong bom đạn và mưu sinh, hôm nay thành quách nhà Hồ xưa cũng đã được nhìn nhận đúng giá trị.
Cách đây hơn 600 năm, công trình Thành nhà Hồ đã được xây dựng trên vùng đất Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Kể từ đó đến nay, công trình đá đồ sộ bậc nhất Đông Nam Á này bị lãng quên trong chiến tranh và mưu sinh. Mãi đến tháng 6/2011, thành nhà Hồ mới được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Người ta không biết giải thích thế nào về cách xây dựng công trình đá đồ sộ này chỉ trong vòng 3 tháng. Đó còn là chưa nói đến cách vận chuyển thế nào về 1 khối lượng đá khổng lồ khoảng hơn 25.000m3, trọng lượng trung bình mỗi khối đá khoảng 10-20 tấn mà chỉ trong vòng một thời gian ngắn như vậy.
Kì tích 3 tháng xây thành
Núi An Tôn, thuộc thôn Phù Lưu, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc là nơi phát hiện công trường khai thác đá cổ xây thành nhà Hồ |
Thành được xây dựng trên nền diện tích 155ha (vùng lõi) còn quần thể di tích thành rộng 5.000 ha. Thành gồm 3 bộ phận: La Thành, Hào Thành và Hoàng Thành, bên ngoài xây đá, bên trong chủ yếu đắp bằng đất. Thành được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông, chiều Bắc-Nam dài 870,5m; chiều Đông-Tây dài 883,5m; độ cao trung bình 7-8m, có nơi của nam cao hơn 10m. Bốn cổng được xây theo 4 hướng Nam – Bắc – Đông – Tây.
Kiến trúc cổng được họa theo mái vòm, những phiến đá trên vòm cửa được đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít nhau. Với 2 cánh cửa dày, nặng và chắc được thể hiện qua dấu vết để lại của những lỗ đục vào đá và những chỗ lắp ngưỡng cửa.
Toàn bộ tường thành và 4 cổng chính được xây bằng những phiến đá dài khoảng 1,5m, có tấm dài 6m, trọng lượng trung bình mỗi khối nặng từ 10-20 tấn, cá biệt tường thành phía Tây có khối đá khổng lồ 26,7 tấn, với tổng khối lượng khoảng 25.000m3 đá và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu.
Qua hơn 600 năm, hệ thống tường thành gần như vẫn còn khá nguyên vẹn, mặc dù những phiến đá nặng hàng chục tấn chỉ xếp chồng lên, không có chất kết dính. Điều làm đau đầu các nhà nghiên cứu là công trình vĩ đại đó hoàn thành trong vòng chỉ có 3 tháng vừa thiết kế lẫn thi công, thể hiện trình độ xây dựng độc đáo, bàn tay tài hoa, sức lao động sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân thời bấy giờ.
Những tảng đá bí ẩn
Tháng 7/2011, chỉ sau 1 tháng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, các cán bộ chuyên môn của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã phát hiện một trong những công trường khai thác đá cổ chính để xây thành, những ẩn số cùng những huyền tích kỳ bí đang dần hé lộ.
Hiện đã phát hiện được 21 phiến đá đã qua chế tác. |
Các viên đá phát hiện được phân bố trên một phạm vi rất rộng, chạy dọc chân và sườn Đông-Nam của dãy núi Phù Lưu, bắt đầu từ kênh Nam (kênh tưới tiêu), đến tận đầu làng Phù Lưu, song song với con đường chống bão lụt của làng.
Đây là 1 núi đá vôi, được chia thành những vỉa, theo kiểu đoạn tầng từng lớp, từng lớp rất thuận lợi cho việc bóc tách.
Theo Giáo sư Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia Việt Nam “Những phiến đá có trọng lượng lớn, bề mặt có nhiều vết xước, vết dăm do chế tác thủ công, bước đầu cho thấy, nhà Hồ đã khai thác đá ở đây để xây thành. Đây là phát hiện mới đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý, bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị di sản thành nhà Hồ”. Cho đến thời điểm hiện nay, đã phát hiện được 21 phiến đá lớn, các phiến đá này do những phần lỗi kỹ thuật như vỡ cạnh, góc nên đã bị bỏ lại và không sử dụng.
Qua khảo sát ở bề mặt sườn và chân núi, phát hiện được rất nhiều mảnh dăm đá, ken dày đặc lẩn với đất, chìm sâu trong lòng đất. Điều này chứng tỏ sau khi được bóc tách khỏi núi, nhà Hồ đã cho chế tác tại chỗ sau đó mới vận chuyển về xây thành.
Một số viên đá được phát hiện có hình dạng, kích thước rất vuông vắn, kỹ thuật tương đồng với các phiến đá tại thành nhà Hồ. Các viên đá này được ghè, đẽo hết sức công phu, được chế tác từ 3-4 mặt phẳng, dấu vết đục đá vẫn còn khá rõ. Khu vực phát hiện nhiều các phiến đá cổ tại thung lũng có tên gọi dân gian là Thung Chẹt, Đản Hót hay Thung Án Ngựa với 10 phiến đá lớn.
Ông Vương Văn Việt – PCT tỉnh Thanh Hóa cùng các nhà nghiên cứu đánh dấu các phiến đá đã được người xưa chế tác xây thành. |
Tiến sĩ Tống Trung Tín, viện trưởng Viện khảo cổ học Việt Nam cho biết: Phát hiện này đặc biệt quan trọng nhằm tôn vinh tính xác thực của kỹ thuật xây dựng đá lớn rất khéo léo và kỳ công. Bên cạnh đó, đã trả lời được câu hỏi “đá xây thành được lấy ở đâu” mà từ nhiều năm nay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng.
Mặc dù hiện nay, chưa có căn cứ khoa học hay thực nghiệm để khẳng định nhà Hồ sử dụng con đường giao thông nào đường bộ, đường thuỷ hay kết hợp cả 2. Tuy nhiên, căn cứ vào những tư liệu dân gian như truyền thuyết con đường Cống Đá, Bí đá, con lăn, Bến đá tại sông Mã nơi tập kết đá… và đặc biệt là vị trí thuận lợi của khu vực núi An Tôn so với sông Mã và núi An Tôn so với thành nhà Hồ, các nhà khoa học tạm thời đưa ra 2 giả thuyết về việc vận chuyển đá về xây thành: Đá được vận chuyển từ núi An Tôn xuống sông Mã đưa lên bè và chở xuôi dòng xuống khu vực Bến Đá, từ đây đá được vận chuyển theo đường Cống Đá để xây thành.
Giả thuyết thứ 2, rất có thể nhà Hồ đã vận chuyển đá trực tiếp từ núi An Tôn bằng đường thuỷ, theo như truyền thuyết thì trước đây khu vực phía Bắc của Hoàng thành là một vùng đầm lầy. Phải chăng ý tưởng nhà Hồ cho đào Mau An Tôn, ngoài mục đích là muốn nối thành tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng giữa khu vực Hoàng thành với sông Mã, còn có ý tưởng cho việc phục vụ vận chuyển đá xây thành bằng đường thuỷ?
Với kết quả của việc khảo sát và phát hiện công trường khai thác đá, bước đầu giải mã được huyền thoại xây thành, mở ra hướng nghiên cứu về khai thác, kỹ thuật khai thác, phương thức vận chuyển trong thời gian tới.
Cùng với cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, di sản thành nhà Hồ một lần nữa lại được vinh dự xướng tên trên bản đồ di sản văn hoá thế giới. Thành đá cổ đang từng bước sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Nhưng để làm được điều đó, xem ra con đường di sản của thành nhà Hồ còn lắm gian truân.
Vẻ đẹp của hàng xà cừ cổ thụ hơn nửa thế kỷ trên quê hương Bác Hồ
Du lịch - 6 tháng trướcGĐXH - Dãy cây xà cừ được trồng ngay ngắn ở làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) sau lời kêu gọi Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tuổi đời hơn nửa thế kỷ, những cây xà cừ toả bóng mát trên con đường dẫn vào quê nội của Bác.
Du khách mê mẩn check-in mùa vàng trên Mù Căng Chải
Đời sống - 2 năm trướcGiadinhNet - Khoảng 2 tuần nay, khi lúa vàng rực các đồi nương, du khách lại đổ về Mù Cang Chải, Yên Bái để check-in mùa vàng
Chật kín, quá tải khách du lịch đổ về Quảng Ninh, Hải Phòng nghỉ lễ 2/9
Du lịch - 2 năm trướcGiadinhNet - Trong kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, người lao động được nghỉ 4 ngày nên nhiều du khách đã chọn Quảng Ninh, Hải Phòng là điểm đến. Chính điều này khiến những khu du lịch nơi đây lúc nào cũng chật kín, quá tải.
Thảo nguyên Đồng Lâm 'thay áo mới' mùa nước nổi, đẹp như cổ tích
Du lịch - 2 năm trướcCách Hà Nội khoảng 120km, Đồng Lâm (Hữu Lũng, Lạng Sơn) là địa điểm lý tưởng cho một chuyến dã ngoại nhẹ nhàng những ngày cuối tuần.
Check-in những điểm ăn và chơi khó cưỡng ở Hải Phòng
Du lịch - 2 năm trướcGiadinhNet - Người đi du lịch rất thích Hải Phòng bởi giao thông thuận tiện, môi trường trong sạch, cảnh quan đẹp và nhiều món ăn ngon. Dưới đây là một số điểm check-in khó cưỡng ở Hải Phòng mà bạn cần khám phá.
Thông tin Ngọc Trinh mua 11 ha đất ở Bảo Lộc để xây dựng homestay là sai sự thật
Du lịch - 2 năm trướcGiadinhNet - Lãnh đạo UBND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) khẳng định thông tin Ngọc Trinh mua 11 ha đất ở Bảo Lộc để xây dựng homestay là sai sự thật.
Nghệ An: Hàng ngàn du khách đến thăm quê Bác
Du lịch - 2 năm trướcGiadinhNet - Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) mở cửa liên tục cả ba khu vực: Làng Sen, Hoàng Trù và Khu mộ bà Hoàng Thị Loan phục vụ khách tham quan.
Ngô Thanh Vân và chồng trẻ Huy Trần du lịch Hội An sau lễ cưới
Du lịch - 2 năm trướcGiadinhNet - Sau lễ cưới vài ngày, vợ chồng Ngô Thanh Vân đã có chuyến đi nghỉ dưỡng cùng gia đình hai bên tại một khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Hội An.
Đến Phú Thọ xem bán kết bóng đá nam SEA Games 31, nên tranh thủ đi chơi ở đâu?
Du lịch - 2 năm trướcTrận bán kết môn bóng đá nam SEA Games 31 có sự góp mặt của tuyển U23 Việt Nam dự kiến được tổ chức tại sân vận động TP Việt Trì (Phú Thọ) vào ngày 19-5 tới. Vậy du khách tới Việt Trì xem bóng đá nên tranh thủ đi chơi ở đâu, khám phá gì?
Phát sốt với mẹ bầu xinh đẹp, sắp sinh vẫn đam mê du lịch
Du lịch - 2 năm trướcGiadinhNet - Thường thì các mẹ bầu luôn ngại đi du lịch khi gần đến ngày sinh nở, nhưng mẹ bầu này lại có suy nghĩ khác khiến cộng đồng vô cùng thích thú.
Phát sốt với mẹ bầu xinh đẹp, sắp sinh vẫn đam mê du lịch
Du lịchGiadinhNet - Thường thì các mẹ bầu luôn ngại đi du lịch khi gần đến ngày sinh nở, nhưng mẹ bầu này lại có suy nghĩ khác khiến cộng đồng vô cùng thích thú.