Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 loại rau quả giúp hạ huyết áp

Thứ năm, 16:08 06/05/2010 | Y học cổ truyền

Các nghiên cứu y học cho thấy việc khống chế và điều trị bệnh tăng huyết áp cần bắt đầu bằng các biện pháp điều tiết hệ thần kinh trung ương, cải thiện trao đổi tuần hoàn, phòng và giảm xơ cứng động mạch, giảm mỡ máu.

Trong quá trình đó chữa bệnh bằng thực phẩm thường có hiệu quả tương đối rõ rệt. Sau đây xin giới thiệu 10 loại rau thường dùng có tác dụng phòng trị bệnh huyết áp.

Rau rút: tính hàn, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, tiêu thũng giải độc. Rau rút rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Y học đã chứng minh rằng chất polysacarid trong rau rút có tác dụng hạ huyết áp và phòng chống ung thư.

Rau cải cúc: tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm... Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.
 

Rau diếp: tính mát, vị đắng có tác dụng lợi ngũ tạng, thông kinh mạch, lợi tiểu... Tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong thành phần của rau diếp, lượng kali cao gấp 27 lần lượng natri, tỷ lệ này rất có lợi cho sự cân bằng nước trong cơ thể và sự đào thải cặn bã, tăng cường bài tiết nước tiểu, giúp cải thiện tính năng co bóp của người tăng huyết áp. Rau diếp thường dùng ăn sống nên phải chú ý gieo cấy sạch và rửa sạch trước khi ăn để tránh bị tiêu chảy.

Rau cần tây: tính mát vị ngọt đắng có tác dụng tỉnh não kiện thần. Cần tây thích hợp với các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, mất ngủ, đau đầu... Rau cần tây có nhiều vitamin P có tác dụng tăng cường hiệu lực của vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu, có hiệu quả rõ rệt với các bệnh tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp do mang thai, sinh nở, tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh. Có thể dùng nước ép rau cần tây hoặc nấu nước uống hằng ngày rất tốt. Rau cần còn chứa nhiều chất khoáng, chất xơ có tác dụng trấn tĩnh bảo vệ mạch máu, tăng cường phát triển xương, chống thiếu máu thiếu sắt.
 

Rau cải thìa: tính mát, vị ngọt, có tác dụng tán hàn tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc... Cải thìa có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với các bệnh tăng huyết áp, hở van tim, viêm thận, chảy máu lợi, hoại huyết và bệnh về huyết quản não.

Mộc nhĩ đen (thường gọi mộc nhĩ): tính mát, vị ngọt, có công năng bổ khí ích trí bồi bổ dưỡng sinh, bổ huyết hoạt huyết... Mộc nhĩ thích hợp cho các bệnh tăng huyết áp, băng huyết, thiếu máu, đau răng, mất ngủ, viêm amidan. Mộc nhĩ chứa nhiều kali nên rất thích hợp cho người bệnh tăng huyết áp. Trong mộc nhĩ chứa chất axít tác dụng hạ cholesterol trong máu. Chất keo trong mộc nhĩ có tính kết dính mạnh, có tác dụng kết hút các chất cặn thừa trong cơ thể, bài thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Glucoxit purin trong mộc nhĩ làm giảm khả năng tắc mạch máu não do tăng huyết áp gây nên.

Nấm hương: tính mát, vị ngọt có tác dụng kiện tỳ ích vị, giảm mỡ, giảm huyết áp. Nấm hương rất tốt cho các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, thừa mỡ trong máu... Nấm hương chứa nhiều kali, ít natri và chứa chất có tác dụng khống chế lượng cholesterol trong máu và trong gan, ngăn chặn quá trình xơ cứng động mạch. Nấm hương là thực phẩm trị liệu thích hợp với các chứng bệnh như: xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường do thừa cholesterol gây nên.
 

Hành tây: tính ấm, vị cay, rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp, thừa mỡ máu, tiểu đường... hành tây có thể làm tan bớt búi tắc mạch máu não, ức chế cholesterol trong máu tăng cao do ăn uống các thực phẩm nhiều chất béo. Hành tây có lượng canxi phong phú nên thường xuyên ăn hành tây sẽ bổ sung lượng canxi trong máu giúp hạ huyết áp. Những chất có trong hành tây có thể giảm bớt sức cản của huyết quản ngoại biên và động mạch vành tim để ổn định huyết áp.

Cà chua: tính mát, vị chua có tác dụng tốt với các bệnh tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt... Chất xeton trong cà chua có tác dụng hạ huyết áp, lợi tiểu. Hàm lượng vitamin C trong cà chua không cao nhưng khó phá hủy, giúp làm mềm huyết quản nên có tác dụng chống xơ cứng động mạch và chống ung thư.

Cà tím: tính hàn lạnh, vị ngọt tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc... Cà tím hàm chứa nhiều vitamin E và P giúp nâng cao sức đề kháng của vi mạch huyết quản, chống xuất huyết. Các chất kiềm trong cà tím giúp giảm bớt lượng cholesterol trong máu, có tác dụng phòng chống bệnh về van tim rất tốt. Vì vậy cà tím là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch não, mạch vành...

Theo BS. Đỗ Minh Hiền
Web Bộ Y tế
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 7 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top