Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 lỗi thường gặp khi dùng Đông dược

Thứ năm, 16:29 22/04/2010 | Y học cổ truyền

GiadinhNet - Tục ngữ có câu: “Thuốc có ba phần là độc”. Vậy nên những người thường dùng thuốc Đông y làm thuốc bổ uống dài ngày cũng không được xem nhẹ tính độc dược của nó.

Để thuốc Đông y thực sự bổ thì không nên phạm vào những lỗi sau:

Không có bệnh vẫn uống thuốc

Rất nhiều người hiểu nhầm rằng thuốc Đông y không có độc, không có nguy hại gì, uống vào không bổ cái này thì bổ cái khác, nếu có bệnh thì chữa bệnh, không có bệnh thì phòng bệnh, kể cả không có một chứng bệnh gì thì cũng là bồi bổ cơ thể. Nhưng dù tốt đến mấy mà cứ dùng tùy tiện thì tất sẽ sinh bệnh.

Có người ví cơ thể mạnh khỏe của con người giống như một chiếc đồng hồ chuẩn xác, không cần phải dùng yếu tố bên ngoài can thiệp vào sự vận hành của nó. Điều này cũng có nghĩa chúng ta không nên làm những việc không cần thiết kẻo “tiêu tiền mua bệnh mang về”. 

Tự mua thuốc về uống

Một số người có thói quen nghĩ sức khỏe có vấn đề là tự đi mua thuốc Đông y về bồi bổ mà không biết nguy cơ “bồi bổ không đúng chứng bệnh”.

Muốn tránh được nguy cơ này thì tốt nhất nên đến bệnh viện Đông y khám và mua thuốc theo đơn của bác sĩ, không nên “tự mình biết bệnh” và tự mua thuốc về chữa bệnh, bồi bổ.
 

Uống càng nhiều càng có lợi cho sức khỏe

Có người nói: “Uống nhiều thuốc bổ, có bệnh chữa bệnh, không có bệnh khỏe cơ thể”. Trên thực tế, bất luận là loại thuốc gì kể cả thuốc bổ thì cũng đều là thuốc, nếu uống quá nhiều trong thời gian dài nhất định sẽ phát sinh ra tác dụng phụ.

Có người muốn nhanh chóng trị khỏi bệnh đã tự tăng liều lượng, kéo dài thời gian uống thuốc khiến cho hoạt tính của thuốc tăng nhanh, mạnh, vượt quá giới hạn cơ thể có thể gánh chịu. Vì vậy, khi uống thuốc Đông y cũng phải nghiêm túc tuân theo liều lượng và liệu trình của bác sĩ đưa ra hoặc theo hướng dẫn sử dụng của thuốc. 

Ai cũng như ai

Cùng một loại thuốc Đông y nhưng không phải mọi đối tượng đều thích hợp. Do cơ địa, giới tính, thể trọng khác nhau nên phản ứng với thuốc cũng rất khác nhau.

Người già hoặc trẻ em, người có thể chất yếu và cơ thể dị ứng thường dễ xuất hiện các phản ứng xấu. Vì vậy, thuốc thích hợp với người này chưa chắc đã hợp với người kia. Nếu muốn tẩm bổ bằng thuốc Đông y thì đầu tiên cũng phải đến tìm bác sĩ Đông y bắt mạch chẩn đoán xong mới mua thuốc uống, không nên nghe lời khuyên này, kinh nghiệm kia mà tự mình đi mua về uống theo.

Tin tưởng vào bài thuốc dân gian

Rất nhiều người mắc chứng bệnh khó chữa, khi chữa trị trong thời gian dài không khỏi, thường hy vọng ủy thác bệnh tình của mình vào các liệu pháp chữa trị dân gian. Nhưng các đơn thuốc kiểu này đều không được công nhận do các thành phần hợp thành bài thuốc chưa được kiểm chứng. Vì thế, hiệu quả sử dụng thường mơ hồ và đôi khi là những hậu họa khó lường.

Lương y An Thanh

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top