Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 nguy cơ khi dùng Đông dược

Chủ nhật, 10:12 26/07/2009 | Y học cổ truyền

Đối với các loại thuốc thảo dược trong Y học cổ truyền của nhiều dân tộc, các nghiên cứu về tác dụng và độ an toàn dưới góc độ khoa học hiện đại còn chưa hoàn chỉnh.

Thường thì, nhiều người vẫn cho rằng, các thứ thuốc dược thảo có độ an toàn tương đối cao và ít gây ra tác dụng phụ so với các thuốc Tây. Tuy nhiên, chúng ta nên biết: những thứ thuốc thảo dược cũng chứa đựng những nguy cơ tổn thương sức khỏe.

Nguy cơ đầu tiên

Trong một số dược thảo có những chất gây ra ung thư. Ví dụ như, “khoản đông” là vị thuốc chữa ho và viêm khí rất thông dụng tại Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu: trong hoa, lá và rễ của nó đều có thành phần gây ung thư. Các nghiên cứu gần đây cho biết: nếu sử dụng “khoản đông” với liều lượng lớn và lâu ngày, sẽ có thể dẫn đến ung thư gan. Trong khi đó, trong các sách Bản thảo thời xưa trong Y học cổ truyền Trung Hoa, khoản đông được coi là vị thuốc không độc.
Dùng thuốc Đông y cũng có nguy cơ gây tai biến.
 

Nguy cơ thứ hai

Trong một số vị thuốc thảo dược, ngoài những thành phần có tác dụng điều trị, còn có sẵn những thành phần gây độc. Thí dụ như, tại Hoa Kỳ, một bệnh nhân uống trà lợi tiểu chế từ vị “thương lục” và đã phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Các nghiên cứu cho biết: trong thương lục có các chất độc làm tổn thương dạ dày, ruột, tim và trung khu thần kinh, thậm chí còn gây nên tử vong. Một phần các chất độc trong các thuốc thảo dược bị phá hủy sau được bào chế ở nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ quá cao thì các thành phần hữu hiệu có thể bị phá hủy hết, nhiệt độ quá thấp thì hàm lượng chất độc sẽ còn lại quá nhiều. Chính vì vậy, không nên tùy tiện dùng các thứ thuốc thảo dược không biết rõ nguồn gốc và cơ sở bào chế.

Nguy cơ thứ ba

Trong một số thảo dược hàm lượng thủy ngân, chì và một số kim loại nặng quá cao. Khi sử dụng lâu ngày, sẽ làm tổn thương thần kinh, thận và một số cơ quan khác bên trong cơ thể. Hàm lượng kim loại nặng quá cao trong thảo dược thường do đất đai bị ô nhiễm. Với những người thường xuyên dùng thuốc bổ, cần định kỳ đem các mẫu thuốc đến cơ quan kiểm nghiệm, để kiểm tra độ độc và chỉ nên sử dụng các thứ thuốc không bị ô nhiễm.

Nguy cơ thứ tư

Trong một số thảo dược có các chất làm teo tuyến ức. Tuyến ức là nơi sinh ra các tế bào miễn dịch - có thể tiêu diệt các tế bào ung thư, các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác. Các tế bào trong tuyến ức bị giảm dần cùng với tuổi tác, không tái sinh thêm; cho nên tuổi càng cao, khả năng miễn dịch càng suy giảm, sức chống bệnh càng kém. Thế nhưng, trong vị thuốc “sài hồ” - vị thuốc bảo vệ gan rất thông dụng trong Đông y và vị thuốc “ý dĩ” - một vị thuốc có tác dụng làm đẹp nổi tiếng, lại có các thành phần làm teo tuyến ức. Đáng tiếc là, ngoài hai thứ nói trên, trong một số thuốc thảo dược khác, cũng có những thành phần làm teo tuyến ức.

Nguy cơ thứ năm

Trong thời gian chuẩn bị thụ thai hoặc khi đã có thai, uống một số vị thuốc thảo dược có thể làm cho thai dị hình. Đối với những vị thuốc tân dược có thể làm cho thai biến dị, khoa học đã nghiên cứu tương đối kỹ lưỡng. Trong khi đó, đối với các thứ thuốc thảo dược, tác hại này vẫn chưa được khảo sát toàn diện.

Tóm lại, mặc dù Đông y dược đã có một lịch sử phát triển rất lâu dài và các phương pháp bào chế cùng lý luận về cách thức lập phương dụng dược, có tác dụng tăng cường tính hữu hiệu và làm giảm độ độc của thuốc; Thế nhưng, khi dùng thuốc thảo dược cũng cần rất thận trọng và không nên khinh xuất. Khi chẳng may mắc bệnh, muốn dùng Đông dược để chữa trị, cần tiến hành dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý mua thuốc về uống theo những lời mách bảo của những người không có chuyên môn.

Theo Lương y Huyên Thảo
Sức khỏe và đời sống
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top