Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn uống ở người sa dạ dày

Thứ ba, 14:41 13/03/2012 | Y học cổ truyền

Sa dạ dày thường gặp ở người suy nhược cơ thể và mất sức. Cơ dạ dày giãn ra, dạ dày sa xuống, ảnh hưởng chức năng tiêu hóa.

Gà tơ hầm.
 
Nguyên nhân gây sa dạ dày ngoài số ít do giãn dây chằng cố định bên trong nội tạng, phần nhiều do suy giảm chức năng dạ dày. Phần đông người sa dạ dày là do ngồi lâu, ít vận động; hoặc vận động mạnh, đi lại nhiều ngay sau bữa ăn cũng là nguyên nhân gây bệnh này.
 
Người bệnh thường có triệu chứng như: đầy bụng, đau vùng bụng trên, tiêu hóa kém, kém ăn, táo bón... Một số người còn kèm theo triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mất sức, rối loạn thần kinh thực vật (dẫn đến ra mồ hôi tay chân).

Người sa dạ dày có thể tham khảo thực đơn như sau:

- Dùng một ít củ sen tươi, gạo nếp, đường trắng lượng vừa. Nấu gạo nếp với củ sen cho chín mềm, rồi gia thêm đường vừa dùng. Dùng tùy lúc, có tác dụng dưỡng vị.

- Bao tử bò 200 gr, vị thuốc chỉ xác (sao) 10-20 gr, sa nhân 2 gr. Cách làm: Bao tử bò sau khi rửa sạch cắt sợi, cùng chỉ xác và sa nhân cho vào nồi đất dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó hạ lửa nhỏ tiếp tục nấu đến chín, nêm nếm gia vị. Tác dụng dưỡng vị.

- Bao tử heo 1 cái, vị thuốc hoàng kỳ 200 gr, trần bì (vỏ quýt) 30 gr. Cách làm: Bao tử heo rửa sạch cắt sợi, sau đó cùng cho hoàng kỳ và vỏ quýt, thêm nước lượng vừa để nấu cho đến khi chín nhừ thì tắt lửa. Chia 2 lần dùng hết trong ngày, có tác dụng dưỡng vị.

- Vị thuốc sơn tra 15 gr, chỉ xác 15 gr. Sơn tra sau khi rửa sạch cùng chỉ xác cho vào nồi nấu, sau khi sôi hạ lửa nhỏ nấu tiếp sau đó bỏ bã lấy nước. Cách dùng: mỗi ngày 1 chén, chia 2 lần dùng. Tác dụng dưỡng vị.

- Nhân sâm, sinh khương (gừng tươi), phục linh, trần bì (vỏ quýt) - mỗi thứ 3 gr, vị thuốc thương truật 9 gr, chỉ thực 1,5 gr. Tất cả nguyên liệu trên cùng cho vào nồi đất, dùng nước lượng vừa để nấu, sau khi dùng lửa lớn nấu sôi, thì hạ lửa vừa tiếp tục nấu đến khi chín mềm. Chia làm 3 lần dùng trong ngày, có tác dụng dưỡng vị.

- 1 cái bao tử bò, 180 gr vị thuốc đương quy, một ít rượu, gia vị. Cách làm: Bao tử bò rửa thật sạch, cắt thành lát nhỏ, cùng đương quy cho vào nồi đất, thêm nước lượng vừa, sau khi dùng lửa lớn nấu sôi, thêm rượu, hạ lửa nhỏ tiếp tục nấu cho đến khi canh đậm thịt nhừ, nêm nếm gia vị. Thích hợp cho người bệnh sa dạ dày có triệu chứng đau.

- 1 cái bao tử heo, vị thuốc hoàng kỳ 20-30 gr, tiêu sọ chừng 15 gr. Cách làm: Bao tử heo rửa sạch cắt lát, sau đó cùng hoàng kỳ, tiêu sọ cho vào nồi nước nấu chín, chia 2 hay 3 lần dùng trong ngày, có tác dụng dưỡng vị bổ khí.

- Gà tơ 1 con, can khương (gừng khô), công đinh hương, sa nhân (mỗi thứ 3 gr). Gà tơ làm sạch. Can khương, công đinh hương, sa nhân cho vào túi vải buộc lại, rồi cho túi thuốc này và gà tơ vào nồi tiềm cách thủy, chia 2 lần ăn hết trong ngày, có tác dụng dưỡng vị ích khí.

- Gà mái tơ 1 con, vị thuốc chích hoàng kỳ 100 gr, gừng, hành, rượu trắng, tiêu lượng vừa. Gà mái rửa sạch bỏ nội tạng và đầu móng, đưa hoàng kỳ nhét vào bụng gà, dùng chỉ khâu lại, cho vào chiếc thố, cho nước dùng, gừng, hành, rượu, gia vị, dùng lửa lớn chưng cách thủy trong 2 giờ, sau cùng rắc một ít bột tiêu. Có tác dụng trị sa dạ dày và triệu chứng đau dạ dày do lạnh.
 
Theo Thanh niên Online
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top