Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ba nữ nhà giáo nổi tiếng nhất thời phong kiến

Chủ nhật, 09:08 17/06/2018 | Xã hội

Dù sống dưới chế độ phong kiến, một số phụ nữ Việt nhờ đức hiếu học đã chiếm lĩnh được tri thức đương thời, để lại tiếng thơm muôn đời.

Trong số những nhân tài đất Việt thời phong kiến, Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Thị Duệ, Nguyễn Thị Hinh là 3 nữ tri thức tiêu biểu nhất.

Nhờ học hành chăm chỉ, cả ba bà không chỉ nhận được sự kính trọng của xã hội đương thời, còn là tấm gương chiếu sáng muôn đời cho hậu thế noi theo.

Lễ nghi nữ học sĩ Nguyễn Thị Lộ

Theo sách Những người thầy trong lịch sử Việt Nam, Lễ nghi nữ học sĩ Nguyễn Thị Lộ chính là vị nữ quan đầu tiên của chế độ phong kiến Việt Nam. Bà cũng được cho là nữ nhà giáo đầu tiên dạy học trong cung đình.

Sinh ra tại huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình ngày nay), vốn thông minh từ nhỏ, hơn 10 tuổi bà đã thuộc hết sách Tứ Thư, Ngũ Kinh, thông hiểu y dược, âm luật, lịch số, các môn đều thấu hiểu đến uyên bác. Mới 15 tuổi, bà đã nổi tiếng khắp phủ Tân Hưng.

Tượng đài Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ tại khu di tích lịch sử văn hóa Lệ Chi Viên. Ảnh: Tạp chí Văn hóa & Nghệ thuật.
Tượng đài Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ tại khu di tích lịch sử văn hóa Lệ Chi Viên. Ảnh: Tạp chí Văn hóa & Nghệ thuật.

Chính nhờ tri thức vượt tầm so với những người phụ nữ lúc bấy giờ tạo nên mối cơ duyên giữa bà với Nguyễn Trãi - bậc khai quốc công thần của nhà Lê. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, bà nhiều lần thay Nguyễn Trãi soạn thảo một số công văn, thư từ, thậm chí còn viết thư chiêu hàng tướng giặc.

Sau khi nhà Lê thành lập, bà được vua Lê Thái Tông phong làm Lễ nghi học sĩ, chịu trách nhiệm dạy các cung tần, mĩ nữ những lễ nghi, phép tắc của triều đình.

Cách dạy học của bà rất sáng tạo, tự tay bà viết giáo trình dạy các cung nữ. Cũng trong thời gian này, bà nhiều lần xin chỉ dụ của nhà vua để mở mang học vấn cho nhân dân, khuyến khích phụ nữ đọc sách thánh hiền.

Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ

Nguyễn Thị Duệ (1573-1654) là nữ tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà. Sau này, cảm phục tài năng, học vấn của bà, vua Mạc và chúa Trịnh đã sử dụng bà trong vai trò nhà giáo để dạy học chốn hoàng cung.

Sinh ra trong gia đình hiếu học ở xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, ngay từ nhỏ, Nguyễn Thị Duệ đã bộc lộ tư chất hơn người.

Theo quy định thời đó, thi cử học hành chỉ dành cho nam. Thế nhưng, vì đức hiếu học, bà đã cải trang thành nam để được đi thi và đỗ đầu kỳ thi Hội do nhà Mạc tổ chức ở Cao Bằng.

Ngày vua Mạc tổ chức đãi yến tiệc chúc mừng các tân khoa, nghi ngờ sĩ tử đỗ đầu có dáng dấp mảnh khảnh, yểu điệu thục nữ, vua tra hỏi. Không giấu được thân phận, bà đã thú thật với triều đình.

Tội của bà đáng ra phải bị phạt nặng, nhưng vì mến mộ tài năng của người con gái bé nhỏ ấy, vua Mạc chẳng những không trách tội mà còn phong cho bà làm Tinh Phi, đặt hiệu là Sao Sa.

Sau khi nhà Mạc sụp đổ, bà bị quân nhà Trịnh bắt, nhưng chúa Trịnh rất quý mến và trọng dụng. Khi Trịnh Tạc lên ngôi, đã cho tìm nữ học sĩ để dạy cung nhân, các quan trong triều đều tiến cử bà.

Không chỉ dừng lại ở việc dạy học, tại khoa thi năm 1631, đời vua Lê Thần Tông, bà còn tham gia làm giám khảo kỳ thi tiến sĩ.

Bà là người luôn khuyến khích người sau học tập. Mỗi tháng hai kỳ, sai người làm cỗ, họp sĩ tử tư văn hàng huyện lại, cho tập làm văn. Đề bài do bà ra, rồi sai người từ kinh đô mang về. Bài làm xong giao cho hội viên hội tư văn niêm phong lại rồi nộp cho bà.

Tự bà chấm bài, đúng hạn trả lại, đăng tên những người có bài làm và điểm tại văn chỉ. Việc ra bài, làm bài được tiến hành đều đặn. Thậm chí, bà còn trích 10 mẫu lộc điền để thưởng cho những tân tiến sĩ của làng luân phiên cày cấy, thu hoa lợi nhằm khuyến khích người sau gắng sức học tập.

Nữ nhà giáo nổi tiếng đất Thăng Long

Bà huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh quê ở Nghi Tàm, Hà Nội. Chồng của bà là Lưu Nguyên Ôn, cũng người Hà Nội, làm tri huyện Thanh Quan nên người ta thường gọi bà là bà huyện Thanh Quan.

Tranh vẽ bà Huyện Thanh Quan. Ảnh: NXB Kim Đồng.
Tranh vẽ bà Huyện Thanh Quan. Ảnh: NXB Kim Đồng.

Sinh thời, Bà huyện Thanh Quan không chỉ là người văn hay chữ tốt, có thể tự thay chồng thăng đường xử án, mà còn là nhà giáo nức tiếng đương thời.

Mến môn tài năng của bà, vua Tự Đức triệu bà vào cung để dạy cho các công chúa và cung phi với chức Cung trung giáo tập.

Đến kinh thành, bà được bố trí làm việc ở Viện Đoan Trang với chức Cung trung giáo tập dạy văn chương, lễ nghi, phép tắc cho các công chúa và cung nữ. Tại đây, các quan lại trong triều thường gọi bà với cái tên Lưu phu nhân.

Học trò thực sự của bà là những nữ tỳ, cung nữ. Họ gồm nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng đều rất tôn kính bà và thường tìm đến với bà để gửi gắm niềm tâm sự. Nói cách khác bà vừa là nhà giáo, vừa là người mẹ hiền.

Theo Tri thức trực tuyến

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 3 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 5 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 5 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 5 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 6 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top