Bài học lao động của cụ ông 86 có con cháu khá giả vẫn ngày ngày đạp xe bán chuối
GiadinhNet - Đội trên đầu chiếc nón lá, cụ Nguyễn Trung Khánh (86 tuổi, trú thôn Trung Việt, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội) ngày ngày đạp xe đi bán chuối dạo khắp đường phố Hà Nội.

Cụ Khánh tâm niệm: “Ngày nào còn sức khỏe thì còn lao động”.
Thấy cụ tuổi đã cao, nhiều người tỏ ra ái ngại. Có người còn đoán chắc gia đình vất vả lắm, cụ mới phải ngược xuôi mưu sinh ở cái tuổi “gần đất xa trời” như thế. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là các con của cụ Khánh đều rất khá giả. Họ đều muốn bố ở nhà an dưỡng bên con cháu trong quãng đời còn lại. Thế nhưng, cụ Khánh lại có lý do đặc biệt để nhất quyết không chịu ngồi nhà.
Quyết chí tập xe đạp ở tuổi 76
Dù đã nhiều lần gặp cụ Khánh trên phố Quang Trung (Hà Đông) nhưng mãi gần đây, chúng tôi mới có dịp trò chuyện. Tưởng khách mua hàng, cụ Khánh loạng choạng vắt chéo chân, dừng chiếc xe đạp cũ rồi dựng vào vệ đường. Cụ mặc bộ quần áo nâu bạc, lốm đốm đen vết nhựa chuối đã khô. Đôi bàn tay cụ gầy, đen sạm, ngón tay dài run rẩy lần tìm những nải chuối nằm sâu dưới đáy sọt. Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về nguyên nhân cụ rong ruổi bán chuối khi tuổi đã về già, cụ cười khà khà: “Tôi có gì mà viết chứ, ai cũng phải lao động. Đó là điều tất yếu của cuộc sống mà”.
Ở cái tuổi xưa nay hiếm, răng cụ Khánh đã rụng gần hết, đôi mắt mờ đục nhưng trí tuệ còn rất minh mẫn. Cụ còn nhớ rõ bao nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống mà mình đã trải qua. Cụ Khánh cho biết thời trẻ từng làm thợ xẻ gỗ tại một nhà máy ở Hà Đông. Nhưng khi nhà máy bị giải thể, cụ chuyển sang nghề bán chuối dạo – một nghề truyền thống của địa phương. Sau khi kết hôn, cụ ngày ngày cùng vợ gánh chuối lên chợ Hà Đông bán kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình. “Ngày đó, việc buôn bán khó khăn hơn bây giờ nhiều. Mỗi buổi chợ, vợ chồng tôi chỉ gánh được ba buồng chuối, bán không được bao nhiêu lại phải nộp lính Pháp một phần. Vất vả, khó khăn là vậy song chúng tôi vẫn động viên nhau gắng sức vì 4 đứa con nhỏ”, cụ Khánh nhớ lại. Năm 1993, vợ cụ qua đời. Từ đấy, một mình cụ lại tiếp tục mưu sinh bằng nghề bán chuối dạo.
Hơn 20 năm trôi qua, trừ những buổi mưa gió, đau ốm hay tới nhà các con chơi, cụ Khánh chẳng mấy khi nghỉ làm. Một ngày làm việc của cụ thường bắt đầu từ 4-5 giờ sáng và kết thúc khi trời đã tối. Riêng ngày rằm hay mồng một, cụ thức dậy từ 3 giờ, xếp chuối cùng ít nước vào sọt rồi lên đường. Quãng đường từ Cao Viên lên đến phố Quang Trung chỉ dài 10 km. Nhưng vừa đi vừa bán, cụ phải mất chừng 6 giờ đồng hồ mới đến nơi. Buổi sáng, cụ lót dạ bằng 10.000 đồng tiền xôi, bữa trưa khi thì chiếc bánh mì, khi thì bát phở. Ngày thường, cụ chỉ bán đến 4 giờ chiều là 2 sọt chuối đã hết veo. Những hôm ế ẩm, cụ cũng bán cho bằng hết rồi mới chịu về, có hôm về đến nhà cũng gần nửa đêm. Thường thì sau khi trở về nhà, cụ lại ngay lập tức đi cắt chuối xanh ở những vườn đã đặt trước để giấm, chuẩn bị cho buổi chợ hôm sau. “Tôi sợ nhất là những hôm trở trời, không đi bán được hay về muộn, không kịp đi cắt chuối. Những buồng chuối già sẽ chín rồi rụng hết, vừa phí tiền mà hôm sau cũng không có gì để bán”, cụ chia sẻ.
Một điều khá đặc biệt là cụ Khánh chỉ mới biết đi xe đạp chừng 10 năm nay. Trước đây với đôi chân trần, cụ gánh chuối đi bán dạo khắp nơi. Nhưng vì đi bộ không được bao xa, lại thêm những bận khô hanh hay mưa gió khiến nước ăn chân, đau rát nên thỉnh thoảng cụ lại phải nghỉ 1-2 buổi bán hàng. Để khắc phục khó khăn, cụ quyết chí tập đi xe đạp. Không biết bao nhiêu lần, cụ ngã lên ngã xuống đến sưng u cả đầu. Nhưng vì mơ ước dùng xe đạp để đi được xa hơn, chở được nhiều chuối hơn, cụ lại gượng dậy, nén đau tập tiếp. Và cuối cùng, cụ đã thành công, trước con mắt ngạc nhiên của con cháu và những người hàng xóm Từ ngày đi được xe, cụ không chỉ bán hàng quanh khu vực Hà Đông mà còn mở rộng “địa bàn” ra khắp các đường phố Hà Nội.

Dù tuổi đã cao, lưng đã còng nhưng ngày nào cụ Khánh cũng đạp xe đi bán chuối.
Các con cũng “bó tay”
Được biết, cụ Khánh hiện đang ở cùng người con trai thứ hai là anh Nguyễn Trung Điển, một tiểu thương tại xã Cao Viên. Kinh tế gia đình thuộc diện khá giả, lại thương bố tuổi già, anh em anh Điển ra sức thuyết phục cụ Khánh ngừng đi chợ nhưng không được. Mỗi lần muốn đón bố, anh phải đặt lịch trước cả tuần bởi cụ phải bán hết số chuối đã đặt ở những gia đình trong làng. Thuyết phục không xong, các anh chị nhiều lần tìm cách phá hỏng xe hoặc bán đôi thúng để ngăn cụ. Xe hỏng, cụ lại mang đi sửa. Đồ nghề các con bán, cụ lại kỳ cạch sắm cái mới. Do các con nhờ vả từ trước, những tiệm sửa xe trong vùng cũng nhất quyết từ chối giúp cụ khắc phục chiếc xe hỏng. Vậy là, cụ lại “bặm môi, bặm miệng” dắt bộ từ nhà lên tận trung tâm quận Hà Đông để sửa cho kịp buổi chợ hôm sau. Thương cha vất vả, lại thấy tình yêu lao động cháy bỏng của cụ, các con cuối cùng cũng phải “bó tay”.
Cụ Khánh thường bán hàng khắp các chợ cóc thuộc khu vực đường Quang Trung (Hà Đông) và đường Nguyễn Trãi (Quận Thanh Xuân). Có người nghĩ, cụ gia cảnh khó khăn, tuổi cao sức yếu nên mới phải vất vả mưu sinh ở tuổi ngoài bát thập. Thương cụ, nhiều người ngỏ ý thêm tiền khi mua chuối hoặc không nhận tiền thừa. Thế nhưng trước những tấm lòng hảo tâm, cụ nhất quyết từ chối. Tâm sự với chúng tôi về điều này, cụ Khánh cho hay: “Các cháu sinh viên thương tình cũng cho tôi tiền. Nhưng tôi biết, các cháu còn đi học thì lấy đâu ra. Có người đưa tiền tôi không cầm thì họ để vào thúng rồi chạy mất. Tôi thực sự không muốn như vậy. Mọi người có lòng tốt nhưng họ chưa hiểu rõ hoàn cảnh của tôi. Tôi muốn đi làm để thấy bản thân mình có ích, để tiêu đồng tiền mình kiếm được một cách vui vẻ, chứ có ý muốn lợi dụng sự thương hại của mọi người”.
Theo cụ Khánh chia sẻ, mỗi tháng cụ đều nhận được khoản trợ cấp 300 nghìn đồng giành cho người cao tuổi từ chính quyền địa phương. Dù kinh tế không khá giả nhưng thương các con, cụ vẫn muốn đi làm để có đồng ra, đồng vào phụ giúp các con việc chi tiêu. Cụ Khánh tâm sự: “Từ khi còn trẻ, tôi đã lao động luôn chân luôn tay nên quen rồi. Nhiều người hoàn cảnh khó khăn nhưng không chịu lao động kiếm tiền mà lại đi trộm cắp, lừa đảo, thật đáng xấu hổ. Tôi cảm thấy may mắn vì ở cái tuổi này vẫn còn có thể dùng sức lao động để phụ giúp con cái và chăm sóc bản thân”. Hàng năm cứ đến những ngày gần Tết, cụ Khánh lại tranh thủ cắt chuối xanh từ trước để giấm dần. Ngày thường, thu nhập chẳng đáng là bao nhưng ngày Tết chuối được giá, một buổi chợ cụ cũng kiếm được 3 đến 4 triệu đồng cả vốn lẫn lời. Số tiền đó, cụ phụ giúp các con sắm sửa trong nhà. Số còn lại, cụ để dành mừng tuổi cho đàn cháu nhỏ. “Biết các con không bằng lòng nhưng tôi chẳng làm điều xấu nên không có gì đáng hổ thẹn cả”, cụ Khánh tâm sự.
Quang Khánh

Hà Nội: Cháy lớn tại tòa nhà Viet Tower trên phố Thái Hà, hàng trăm người tháo chạy
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Chiều 18/4, tòa nhà cao 18 tầng trên phố Thái Hà (quân Đống Đa, TP Hà Nội) đã xảy ra đám cháy lớn. Trong ít phút ngọn lửa cùng khói đen bùng lên dữ dội khiến hàng trăm người vội vàng tháo chạy.

Thông tin mới nhất về lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 năm 2025 sắp tới
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là chi tiết về lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh năm 2025 sắp tới của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Truy thăng quân hàm cho chiến sĩ công an Quảng Ninh hy sinh khi làm nhiệm vụ
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định truy thăng cấp bậc hàm lên Thiếu tá với Thượng úy Nguyễn Đăng Khải - người hy sinh khi vây bắt tội phạm ma túy ở Quảng Ninh.

Thu nhập 10 triệu/tháng ở thành phố: Chi tiêu thế nào để không ‘cháy túi’?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Với mức thu nhập phổ biến khoảng 10 triệu đồng/tháng, không ít người trẻ đang sinh sống và làm việc tại các đô thị lớn phải tính toán chi li từng đồng mới có thể duy trì mức sống cơ bản. Trong bối cảnh giá cả leo thang, giấc mơ “sống thoải mái” với 10 triệu trở nên thật xa vời.

Sát nhập tỉnh thành, có bắt buộc phải làm lại sổ đỏ?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Liên quan đến việc chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng vừa có công văn hướng dẫn.

Sắc cờ Tổ quốc "phủ sóng" quán cà phê, giới trẻ Hà Nội thích thú check-in
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều quán cà phê trên địa bàn Thủ đô đã "khoác áo mới" với sắc đỏ sao vàng rực rỡ, thu hút đông đảo bạn trẻ tới trải nghiệm và check-in.

'Thủy cung' ngoài trời tại cầu đi bộ Trần Nhật Duật - địa điểm check-in cực nghệ giữa lòng Hà Nội
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Ở phố cổ Hà Nội, cầu đi bộ Trần Nhật Duật sở hữu một 'thủy cung' ngoài trời cực kỳ ấn tượng. Đây sẽ là gợi ý thú vị để du khách khám phá trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này.

Mang mệnh phú quý nên 4 con giáp này dù sinh ra trong hoàn cảnh nào thì lớn lên vẫn giàu có bậc nhất
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Đời người như một quyển sách, mỗi con giáp là một trang, và có những trang viết nên câu chuyện về một cuộc hôn nhân viên mãn, tài lộc dồi dào - dẫu cho tuổi trẻ có bình thường, khi về già lại càng thêm phần sung túc.

Vụ mua bán ma túy ở Quảng Ninh: Nhân chứng kể giây phút đối tượng buôn ma túy bỏ xe, tẩu thoát
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Ông D.V.V (trú tại TP Hạ Long) kể lại, vợ chồng ông đang ngủ thì một chiếc xe ô tô bán tải màu trắng đỗ ngay trước cổng nhà. Sau đó, một bóng người đàn ông mặc áo màu đỏ từ trong xe chạy ra ngoài hướng về Bệnh viện Sản nhi Hạ Long để bắt xe.

Vụ bắt ma túy ở Quảng Ninh: 'Vỏ bọc' của Bùi Đình Khánh qua lời kể hàng xóm
Pháp luật - 4 giờ trướcKhi thông tin Bùi Đình Khánh bị Công an tỉnh Quảng Ninh truy nã vì liên quan đến một đường dây ma túy vừa bị triệt phá, hàng xóm của đối tượng đã chia sẻ nhiều điều bất ngờ.

Nhiều người mừng thầm khi được hưởng quyền lợi đặc biệt này theo quy định mới nhất của Luật Đất đai
Đời sốngGĐXH - Từ năm 2025, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực trong đó quy định sổ đỏ thửa đất của hộ gia đình sẽ ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất.