Bài thuốc chữa chứng huyết tinh
Theo y học cổ truyền huyết tinh thường do nhiều nguyên nhân gây nên, căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng cụ thể, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu những bài thuốc điều trị huyết tinh tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo.
Thể âm hư hỏa vượng
Chứng trạng: Tinh dịch màu đỏ, đau khi xuất tinh, nhiều ham muốn tình dục, mộng tinh, họng khô miệng khát, lòng bàn tay và bàn chân nóng, lưng đau gối mỏi, đầu choáng mắt hoa, chất lưỡi đỏ ít rêu hoặc rêu vàng mỏng, mạch nhanh nhỏ.
Phép chữa: Tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết
Bài thuốc: Hoàng bá 10g, tri mẫu 10g, sinh địa 12g, quy bản 15g, hạ khô thảo 15g, nữ trinh tử 15g, bạch mao căn 20g, đan bì 10g, cam thảo 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Thể tỳ thận khí hư
Chứng trạng: Tinh dịch sắc hồng nhạt hoặc có dây máu, suy giảm ham muốn tình dục, thể trạng gầy yếu, lưng đau gối mỏi, chán ăn chậm tiêu, thường vã nhiều mồ hôi khi sinh hoạt tình dục, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch yếu nhược.
Phép chữa: Kiện tỳ ích thận, bổ khí cố nhiếp
Bài thuốc: Hoàng kỳ 30g, bạch truật 10g, trần bì 10g, thăng ma 6g, sài hồ 10g, đẳng sâm 12g, thỏ ty tử 10g, tục đoạn 15g, tang ký sinh 12g, long cốt 30g, bồ hoàng 12g, cam thảo 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Thể thấp nhiệt hạ chú
Huyết tinh là trạng thái bệnh lý để chỉ tinh dịch khi bài xuất ra có chứa hồng cầu với hai mức độ khác nhau: tinh dịch có màu đỏ hoặc màu, hồng mắt thường có thể nhìn thấy được và tinh dịch có màu sắc bình thường nhưng khi quan sát dưới kính hiển vi thì thấy các tế bào hồng cầu dày đặc vi trùng.
Theo y học hiện đại, huyết tinh là chứng trạng thường thấy trong nhiều bệnh lý của hệ thống tiết niệu sinh dục, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến đường dẫn tinh, ví như viêm túi tinh cấp tính, viêm tiền liệt tuyến, lao túi tinh, sỏi túi tinh, sỏi tiền liệt tuyến, ung thư túi tinh, ung thư tiền liệt tuyến...
Theo y học cổ truyền, huyết tinh thường do nhiều nguyên nhân gây nên như: ngoại cảm thấp nhiệt, ẩm thực bất điều (ăn uống không hợp lý), phòng dục quá độ, chấn thương hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục... |
Phép chữa: Thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết
Bài thuốc: Mộc thông 12g, xa tiền tử 12g, biển súc 15g, cù mạch 15g, chi tử 15g, đại hoàng 5g, long đởm thảo 10g, tây thảo 15g, tiểu kế 20g, cam thảo 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Thể huyết ứ nội trở
Chứng trạng: Tinh dịch ám tối hoặc sắc đỏ tía, đau buốt khi xuất tinh, thậm chí đau như dao cứa, bụng dưới đầy chướng và đau, mộng tinh, tâm trạng căng thẳng, chất lưỡi tối và có các điểm xuất huyết, mạch chìm và không lưu lợi.
Phép chữa: Hoạt huyết hóa ứ, thông lạc chỉ huyết.
Bài thuốc: Đào nhân 10g, đan bì 10g, xích thược 10g, ô dược 50g, huyền hồ sách 10g, đương quy 10g, xuyên khung 8g, hương phụ 10g, tây thảo 20g, bồ hoàng 15g, tam thất 5g, cam thảo 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Thể tâm tỳ lưỡng hư
Chứng trạng: Tinh dịch hồng nhạt và loãng lạnh, mất ngủ, trống ngực hồi hộp, khó thở, ăn kém chậm tiêu, đi lỏng hoặc nát, chất lưỡi nhợt và dính, mạch nhanh nhỏ.
Phép chữa: Bổ ích tâm tỳ, ích khí nhiếp huyết
Bài thuốc: Hoàng kỳ 20g, đẳng sâm 15g, bạch truật 12g, bạch linh 10g, viễn chí 10g, toan táo nhân 10g, long nhãn 10g, đương quy 10g, ngẫu tiết 10g, hạn liên thảo 15g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc chung cho các thể
Kỷ tử, nữ trinh tử, ngũ vị tử, chi tử, sinh địa, sinh trắc bá diệp, sinh ngải cứu diệp, hắc giới tuệ, sinh hà diệp mỗi thứ 15g, xa tiền tử, thỏ ty tử, kim anh tử mỗi thứ 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa
Y tế - 4 năm trướcSau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.
9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh
Y tế - 4 năm trướcĐau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tế - 4 năm trướcThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.
Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?
Y tế - 4 năm trướcChuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.
Bài thuốc trị nhiệt miệng
Y tế - 6 năm trướcNhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...
Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ
Y tế - 7 năm trướcThịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...
Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'
Y tế - 7 năm trướcRau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.
3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm
Y tế - 7 năm trước3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.
Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn
Y tế - 7 năm trướcTheo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.
Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà
Y tế - 8 năm trướcĐông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tếThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.