Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài thuốc từ hoa đào

Thứ bảy, 07:00 28/03/2009 | Y học cổ truyền

Giadinh.net - Theo đông y, hoa đào tính bình, vị đắng, có tác dụng lợi thủy (thông tiểu tiện), hoạt huyết và nhuận tràng.

Hoa đào tuy không thơm như nhiều thứ hoa khác nhưng người ta yêu thích nó vì màu hồng, màu đỏ rực rỡ làm vui cửa vui nhà trong những ngày xuân. Màu đỏ được coi là tượng trưng của ngày vui vẻ, may mắn, là biểu tượng mọi sự tốt lành… Cành đào nở đúng vào ngày đầu năm, sẽ là dấu hiệu một năm có nhiều may mắn và hạnh phúc. Hơn thế, hoa đào còn là những vị thuốc quý.

Theo đông y:

Hoa đào tính bình, vị đắng, có tác dụng lợi thủy (thông tiểu tiện), hoạt huyết và nhuận tràng. Sách “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân viết: Hoa đào có tính đi xuống, thông đại tiện rất nhanh, có tác dụng tiêu tích trệ, toàn thân phù thủng. Hoa đào tươi tốt hơn hoa đào khô. Hoa đào phơi khô trong một năm sẽ mất nhiều tác dụng, hoa đào dùng làm thuốc phải là loại sắp nở hoặc mới chớm nở rất tốt. Người xưa dùng 10-15 bông hoa đào sắc lên uống, trong trường hợp bí đại tiểu tiện.
 
Có thể lấy hoa đào, thêm gạo tẻ, mật ong, đường trắng nấu thành cháo ăn, có tác dụng hoạt huyết và chữa đại tiểu tiện bí kết. Thế nhưng, khi khỏi bệnh phải ngừng ngay, không nên dùng lâu.

- Lấy hoa đào 50g cho vào lọ ngâm với 500 g mật ong chế thành “mật hoa đào”. Thứ mật ong này có tác dụng: bổ ngũ tạng, trừ thủ thấp, tiêu phù thủng, thông nhị tiến. Đối với những người thường đi táo, thứ mật hoa đào này là loại thuốc rất tốt và hàng ngày chỉ cần dùng một thìa là đủ.

Chữa bệnh lỵ:

Hoa đào 15 bông sắc uống ngày 3 lần.

Sách “Thọ Thế Bi Điển” có viết: Tháng 3 hái hoa đào dầm với rượu uống, vừa trừ được các bệnh, vừa làm đẹp dung nhan. Kinh nghiệm xưa của Trung Quốc để làm hết vết nhăn trên da mặt, nên thường xuyên đun nước hoa đào rửa mặt hoặc là lấy hoa đào, nhân hạt bí đao, hai thứ bằng nhau nghiền mịn, trộn với mật ong. Buổi tối xoa lên mặt, sáng dậy rửa mặt đi, như vậy dần dần các vết nhăn trên mặt sẽ hết.

Quả đào: Theo Đông y có tính ấm, vị chua ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chuyên chữa các chứng bệnh ở phổi, cho nên được gọi là “thức quả chữa bệnh phổi” (phế chi quả). Ngoài ra, quả đào còn có tác dụng làm thông kinh nguyệt, nhuận tràng, tiêu khối tích ở vùng tim và bổ huyết. Người mắc chứng bệnh khác, bí đại tiện và kinh nguyệt không thông, hàng ngày có thể chỉ cần ăn một, hai quả đào tươi là khỏi.

Chữa ho suyễn:

Người mệt mỏi: Lấy 3 quả đào, gọt bỏ vỏ, hấp cách thủy với 300g đường phèn, chia ra ăn nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, hạt, lá, rễ… cũng điều trị được thuốc. Ăn đào, ta chớ nên vứt hột. Hạt đào bóc vỏ, vỏ cứng cho vị thuốc “đào nhân” đó là vị thuốc quý. Đào nhân có tính bình, vị đắng nhọt, và các kinh tâm, can và đại tràng, có tác dụng hoạt huyết, phá huyết khối, huyết ứ, nhuận tràng, sát trùng... Thường dùng để trị các bệnh viêm đại tràng, cao huyết áp, mãn tính, bế kinh, tử cung thủng huyết...

Lá đào lại có những công dụng khác. Thử vò lá đào, bạn sẽ thấy một mùi đặc biệt. Đó là mùi đặc hiệu của Andehit benzoc và acid xiahydric. Nhờ những chất đó nên được dùng nấu nước tắm ghẻ và chữa lở ngứa.

Lá đào có tính bình, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phong thấp. Xát lá đào lên da có thể trị mụn nhọt hoặc mề đay. Từ lá đào ở Trung Quốc, người ta có thể chế tạo ra loại thuốc chữa màn mộng ở mắt. Nếu giã nát lá đào rồi cất lên, ta sẽ được thứ nước cất lá đào. Thứ nước này có thể dùng để uống khi bị ho hoặc đau bụng. Lá đào sắc lấy nước rửa và ngâm, có thể chữa khỏi chứng ngứa hậu môn và âm đạo.

Xuân Vạn

 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top