Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị cắt bỏ "núi đôi" vì tin thầy lang

Thứ tư, 19:56 19/12/2012 | Y tế

GiadinhNet - Nhiều chị em khi mắc bệnh ung thư vú thường tìm thầy lang chữa nên đa phần khối u đã di căn mới chịu vào viện.


Bị cắt bỏ "núi đôi" vì tin thầy lang 1
Nhiều chị em mắc ung thư vú bị cắt bỏ "núi đôi" vì đến điều trị muộn. Ảnh: H.M

Loét ngực khi chữa thuốc nam

Bệnh viện K Hà Nội mỗi tháng tiếp nhận không dưới 200 bệnh nhân ung thư vú mắc mới đến điều trị. Đáng lo ngại, nhiều trường hợp bị ung thư vú lại tìm đến các thầy lang “vườn” đắp thuốc lá. Bệnh viện K từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tai biến nặng nề do dùng các loại lá thuốc, thuốc nam, lá đu đủ, cao dán… để đắp vào khối u vú với hy vọng chữa khỏi bệnh ung thư. Nhiều người nhập viện trong tình trạng vú bị lở loét, nhiễm trùng, mưng mủ.

Bệnh nhân H.T.T 40 tuổi ở Nam Định dù phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm nhưng thay vì phẫu thuật như chỉ định của bác sỹ lại đắp thuốc nam. Chị T kể, các bác sỹ chỉ định phẫu thuật và xạ trị nhưng chị sợ “bệnh ung thư cứ động dao kéo vào là tế bào ung thư lan nhanh hơn” nên không phẫu thuật mà chỉ uống thuốc. 

Nghe người quen mách chị tìm đến ông lang trị ung thư bằng thuốc đắp. Thầy lang cho thuốc nam đắp bảo đến khi khối u sẽ “chín” mưng mủ vỡ ra lôi được “nhân” là bệnh khỏi. Chị kiên trì đắp được một tuần vào bên ngực có khối u. 

Vài ngày sau vùng vú có khối u có dấu hiệu tưng tức, cắn cắn chị vẫn nghĩ thuốc nam đang có tác dụng nên kiên trì đắp tiếp. Dần dần toàn bộ ngực trái của chị bị phù nề và sưng tấy, cả bầu vú có khối u sưng to, thâm đen và chảy nước, có mùi hôi tanh. Khối sưng tấy hoại tử lan cả xuống vùng nách khiến chị đau đớn, không thể cử động ngón tay mới vào viện K. Các bác sỹ đã phải cắt bỏ "núi đôi" cho chị.

Trước đó, chị N.T.H (30 tuổi, Hà Nam) sinh con được 6 tháng, đang cho con bú thì phát hiện xung quanh vùng ngực phải xuất hiện nhiều u cục nhỏ. Chị nghĩ mình chỉ bị tắc tuyến sữa thông thường. Tìm đến thầy lang gần nhà, chị được thầy lang bày cho những bài thuốc dân gian trị tắc tuyến sữa. Chị dùng lá đu đủ trong vườn đắp vào vùng có u hạch. Một thời gian ngắn, u hạch đó tan dần nhưng khi không đắp lá u hạch lại xuất hiện, đầu vú của chị còn chảy mủ và có mùi hôi. Vào Bệnh viện K khám, sau khi làm các xét nghiệm kết quả cho thấy chị bị ung thư vú giai đoạn cuối.

Theo BS Đỗ Thị Thúy Hằng (Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện K), nhiều bệnh nhân mắc ung thư vú khi không thể chữa trị được bệnh bằng thuốc của những ông lang mới đến bệnh viện thì đã muộn. Khối u đã di căn đi khắp cơ thể, hạch đã nổi khắp nơi. 

Việc điều trị cho các bệnh nhân này bằng phương tiện hiện đại cũng không có nhiều hiệu quả. Thực tế, thuốc Đông y không có tác dụng chữa khỏi bệnh ung thư mà chỉ là biện pháp hỗ trợ về đề kháng, miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng hóa chất, xạ trị…

Trong thuốc Đông y có những thành phần chứa tính “hoạt huyết” làm tăng tốc độ tuần hoàn máu. Khi uống hay đắp trực tiếp vào u, hạch chứa tế bào ung thư rất nguy hiểm. Cục u sẽ “kích thích” máu đến nuôi tế bào ung thư làm khối u phát triển nhanh hơn. Bởi vậy, khi mắc bệnh không nên tìm đến thầy “lang vườn”, các loại thực phẩm chức năng để điều trị mà nên đến các bệnh viện chuyên khoa điều trị sớm.

Phụ nữ trẻ cũng mắc

BS Lê Thanh Đức (Bệnh viện K) cho biết, có nhiều phụ nữ trẻ thờ ơ với bệnh ung thư vú vì cho rằng bệnh này không thể mắc khi trẻ tuổi. Nguyên nhân cũng vì những biểu hiện ung thư vú ở những giai đoạn đầu thường rất “lành”. 

Người bệnh có thể bị lên hạch, u cục nhưng không đau đớn, sinh hoạt vẫn bình thường. Song thực tế đã có rất nhiều phụ nữ trẻ, người chưa có gia đình, người đang cho con bú vào viện vì mắc căn bệnh quái ác này.

Chị Trần Thị Hóa, 28 tuổi ở Hải Dương được phát hiện có u từ lâu

BS Lê Hoàng Minh - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết: Mỗi tháng viện tiếp nhận khoảng 300 bệnh nhân bị ung thư vú mắc mới đến thăm khám và điều trị. 

Số phụ nữ mắc bệnh ung thư vú đã vượt qua ung thư cổ tử cung và căn bệnh này đang có nguy cơ gia tăng mạnh trong những năm tới. 

Thực tế trên thế giới, ung thư vú thường xảy ra ở độ tuổi trên 55. Ở nước ta, bệnh nhân ngày càng trẻ. 

Theo điều tra, phụ nữ trong độ tuổi 30 - 34 có tới 11,9 người/100.000 dân mắc, trong khi ở độ tuổi 40 - 44 có 26,6 người/100.000. Đặc biệt, ngay cả những phụ nữ độ tuổi từ 20- 30 cũng có thể mắc bệnh.

nhưng nghe nói ung thư vú chủ yếu gặp ở những người đã lập gia đình, tuổi tiền mãn kinh nên không để ý gì đến cái u bé bằng ngón tay ở ngực phải. 

Chỉ khi thấy ngực đau, tiết ra dịch màu nâu có mùi hôi thì chị mới đến trung tâm phát hiện sớm ung bướu để khám. Làm các xét nghiệm, chụp nhũ ảnh và làm sinh tiết…kết quả chị bị ung thư vú. Không tin vào kết quả ở trung tâm, chị đi BV Bạch Mai, Bệnh viện K… 

Các kết luận đều cho thấy tế bào ung thư đang phát triển mạnh, chị phải cắt một bên ngực phải, trị liệu hóa chất.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Minh ở Khoái Châu (Hưng Yên) còn đáng tiếc hơn. Thấy có u cục ở ngực trái, chị nghĩ là bình thường. 

Nhiều người khuyên chị đi khám, chị cho rằng chưa lập gia đình thì không có cớ gì mắc bệnh này nên chần chừ không đi khám. Nhưng chính sự chần chừ này đã khiến chị phải mất ngực vì bệnh đã ở giai đoạn cuối, rất khó điều trị.

Phát hiện sớm dễ chữa khỏi

Ung thư báo động là vậy nhưng theo BS Đức 70% phụ nữ đến thăm khám khi đã phát hiện bệnh ở giai đoạn 2, nghĩa là xuất hiện khối u và hạch đi cùng.

Theo các bác sỹ, ung thư vú là loại ung thư có khả năng điều trị và chữa khỏi cao nhất trong các loại ung thư. Việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa rất lớn trong điều trị. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa khỏi bệnh lên đến 90%, ở giai đoạn 2, tỉ lệ này sẽ là 60%, sang giai đoạn 3 khả năng khỏi hẳn thấp và đến giai đoạn 4 (khối u ác tính lớn và di căn) thì thường việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn.

Chị em có thể phát hiện sớm ung thư vú bằng việc tự kiểm tra vú hàng ngày như dùng các ngón tay trái, duỗi thẳng áp sát vào xương sườn xoay vòng từ ngoài vào trong nhằm phát hiện các mảng dày bất thường hoặc u, cục ở vú; để ý đến dấu hiệu tiết dịch lỏng ở núm vú. 

Nên đi khám vú định kỳ 6 tháng/lần và đi khám ngay khi thấy vùng vú có những biểu hiện bất thường. Các kỹ thuật chẩn đoán y khoa hiện nay ở Việt Nam có siêu âm, chụp X-quang nhũ ảnh, chụp CT, PET-CT và cuối cùng là sinh thiết để tìm ra ung thư.
Hà My
tranthuan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top