Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bi hài với di chúc

Thứ tư, 18:20 27/10/2010 | Gia đình

Đã có vô số vụ khiếu kiện, hành hung lẫn nhau giữa anh chị em, bà con ruột thịt chỉ vì thiếu tờ di chúc.

Khi thấy người đàn ông có bộ mặt khắc khổ, quần áo nhàu nát ấy bước vào nhà tang lễ chùa Xá Lợi, nơi đang diễn ra lễ tang chị T.T.K.T.  - một doanh nhân trong ngành bất động sản vừa qua đời ở tuổi 42, bà N.G.H. - mẹ chị T. bật khóc: “Ông có quyền gì mà đến đây!”. Người đàn ông chậm rãi: “Quyền thừa hưởng tài sản của T. theo luật định!”.

Không nuôi, không dưỡng… cũng hưởng?

Sau đám tang hơn bốn tháng, bà H. nhận được đơn triệu tập của tòa án về việc tranh chấp di sản của chị T., nguyên đơn chính là người đàn ông xuất hiện ở tang lễ chị T. Bà H. kêu trời: “Từ khi tôi mang thai T. đến nay, ông ta không một ngày nuôi dưỡng. Khai sinh con xong, ông bỏ mặc hai mẹ con sống vất vưởng. May mà con T. có chí học hành, lại biết làm ăn. Nó lấy chồng, ông ta cũng không về. Giờ con chết thì vác mặt về đòi chia tài sản của con, tranh phần của cháu ngoại…”. Nói vậy nhưng bà H. vẫn đinh ninh là ông không thể giành được quyền thừa kế, vì từ năm 2008, chị T. đã lập di chúc chia hết tài sản cho chồng, con và mẹ.

Tuy nhiên, phiên tòa vẫn diễn ra. Ông T.V.K., cha chị T. không có công nuôi dưỡng, nhưng vẫn thuộc hàng thừa kế theo pháp luật vì ông đã già yếu, mất sức lao động. Theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) về thừa kế thì trong trường hợp này, ông K. được hưởng thừa kế của con theo quy định tại điều 669: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

700 triệu đồng chỉ là một phần nhỏ trong khối tài sản của chị T. nhưng là cả một gia tài với ông K., người đàn ông một thời trăng hoa, nay sống lang thang đầu đường xó chợ. Rời phiên tòa, ông K. hớn hở trong khi bà H. lắc đầu cay đắng: “Bao nhiêu mồ hôi nước mắt của mẹ con tôi mấy chục năm trời!”. Bà H. còn lo lắng hơn khi vị luật sư cho biết, ông K. vẫn có thể nộp đơn ly hôn và xin chia tài sản với bà.
 
Ngoài ra, dù bà H. không làm di chúc để tài sản của mình cho chồng, nhưng hiện ông bà chưa ly hôn nên dù đã không còn sống chung một mái nhà từ hơn 30 năm nay, ông K. vẫn có quyền thừa hưởng di sản của bà, vì ngoài ông K., thuộc thừa kế hàng thứ nhất, bà H. không còn người thừa kế cùng hàng với ông (BLDS từ điều 631 - 673). Các cháu ngoại và con rể đều là thừa kế hàng thứ hai nên chỉ được chia hưởng một nửa di sản còn lại. Trong trường hợp bà H. viết di chúc cho một ai đó, ông K. vẫn được hưởng một phần nếu chia theo pháp luật!

Nước mắt chảy xuôi

Từ năm 2000, khi hai vợ chồng còn minh mẫn, lão nông Nguyễn Văn Tư ở Đức Huệ - Long An đã quyết định chia hết tài sản - kết quả hơn 50 năm lao động của mình cho sáu người con, kể cả người con thứ ba đang sống tại Mỹ; không giữ lại gì cho mình. Ông nghĩ, vợ chồng ông đã trên 80 tuổi, chẳng còn sống bao lâu nữa. Lúc đó, ông bà đang sống trên phần đất chia cho người con thứ tư, cũng là người con trai duy nhất, vì đây là miếng đất có ngôi nhà ông bà xây cất từ năm 1960. Anh con trai thì đã xây một biệt thự giữa miếng đất 6.000m2 ấy từ năm 1999.

Năm 2002, bà Tư đột ngột qua đời. Ông Tư bắt đầu bị con làm khó. Ban đầu, anh con trai ngăn không cho ông giao du với ai. Anh ta bảo, người bạn nào của ba cũng không tốt, có thể họ dòm ngó tài sản nhà mình. Năm 2006, lấy lý do dễ quản lý đất đai, anh ta bít lối đi riêng của nhà ông Tư (lối đi này ông đã làm từ năm 1990, trước khi chia tài sản cho các con), bắt ông phải đi chung cổng rào nhà mình. Đã vậy, hơn bốn năm qua, lối đi rải đá xanh đã xuống cấp, lầy lội, tháng 7/2010, ông Tư gọi thợ về lót đan, anh con trai cũng không cho phép. Ông Tư đau khổ: “Tôi từng tuổi này rồi mà cười, chào nói chuyện với mấy chị em hàng xóm nó cũng nghĩ... tôi sắp cưới người ta, sắp lấy tiền cho người ta hết. Nó còn điện thoại qua Mỹ, bảo con Ba không gửi tiền về nữa. Hôm nào nhậu say về, nó cũng hăm he đòi lại đất!”.

Con trai duy nhất đã vậy,  những người con gái của ông sau khi lãnh xong phần tài sản được chia cũng… thờ ơ với cha. Cô con gái thứ hai của ông phân trần với Hội Phụ nữ xã khi được nhắc nhở chuyện phụng dưỡng cha: “Tôi biết ổng còn giấu vàng của má tôi để lại, có thiếu ăn đâu mà lo”. Thi thoảng, chị ta còn bảo con gái kiếm cớ qua mượn tiền ông ngoại, để ông không còn tiền mà xài bậy bạ… Bước sang tuổi 90, ông Tư vẫn phải trồng táo, trồng rau để… tự mưu sinh! Ai biết chuyện nhà ông cũng ngán ngẩm lắc đầu.

Hãy biết… thương thân!

Đó là lời khuyên của nhiều chuyên viên tư vấn pháp luật đối với việc lập di chúc. Ngày nay, nhiều người chỉ ở tuổi 50, 60 đã bắt đầu băn khoăn với việc lập di chúc. Đầu năm 2008, bà Trần Thị Lụa, ngụ tại Q.Tân Bình, qua đời ở tuổi 94. Sau tang lễ, gia đình họp bàn chia tài sản của bà. Sáu người con ai cũng nghĩ mình sẽ được 1/6 khối tài sản đó, như di chúc bà Lụa lập năm 1995. Nhưng không phải vậy! Người con gái út lặng lẽ lấy ra một tờ di chúc mới, cũng do bà Lụa làm, có xác nhận của UBND phường năm 2008. Trong tờ di chúc này, toàn bộ gia sản của bà đều thuộc về cô con gái út.

Phẫn nộ, những người con lớn cùng kiện cô út ra tòa. Tòa đã tuyên cô con gái út được hưởng trọn tài sản thừa kế vì theo luật, bản di chúc sau  cùng của bà Lụa mới là bản di chúc có giá trị thực hiện. Không đồng tình, những người con lại kháng án. Không hiểu từ đâu, một cô cháu ngoại của bà Lụa tìm được bộ giấy tờ khám sức khỏe của bệnh viện K., chứng minh lúc làm di chúc mới, bà Lụa đã không có đủ sức khỏe tinh thần. Hơn hai năm ròng, các con, cháu của bà Lụa dắt díu nhau ra tòa để nhờ công lý thực thi di chúc của mẹ. Đáng buồn, họ đều là những kỹ sư, bác sĩ, cử nhân… Sáu người con thành đạt của một người mẹ tảo tần, trung trinh thờ chồng một thời được vinh danh ở nơi họ sống, giờ vì tài sản thừa kế mà chẳng ai còn muốn nhìn ai. Đám giỗ đầu của người mẹ đơn sơ, lặng lẽ, ai đến thắp nhang cũng chạnh lòng…

Luật sư Phạm Lĩnh Sơn - Phó văn phòng Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ số 6, Bộ Tư pháp, cho biết: “Theo BLDS, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có nhiều cách thể hiện: bằng văn bản không có người làm chứng, bằng văn bản có người làm chứng, bằng văn bản có công chứng, bằng văn bản có chứng thực và di chúc bằng miệng v.v... Một di chúc có giá trị pháp lý phải tuân thủ các điều kiện về hình thức cũng như về nội dung  được quy định tại chương XXIII - Thừa kế theo di chúc của BLDS.

Người để lại di chúc phải trong trạng thái sức khỏe tinh thần minh mẫn. Di chúc được thực hiện bằng cách tự viết tay, đánh máy, nhờ công chứng, hoặc luật sư hay người làm chứng nào khác, miễn người đó không có quyền và lợi ích từ việc thừa hưởng di sản đó xác nhận, đều có giá trị ngang nhau. Theo luật, tờ di chúc viết sau cùng sẽ có giá trị pháp lý. Nhiều người đã lầm lẫn khi nghĩ đã làm di chúc rồi là mình đã hết quyền với tài sản, tài sản đó thuộc về người được hưởng di chúc. Thực ra, sau khi đã viết di chúc, người viết di chúc có thể thay đổi nội dung di chúc. Di chúc chỉ có giá trị và được phép thực hiện khi người làm di chúc - chủ tài sản đó qua đời.

 Việc một số con cái sau khi được nhận tài sản của cha mẹ rồi ruồng rẫy, bỏ mặc cha mẹ già, thậm chí đuổi cha mẹ khỏi căn nhà (khi cha mẹ đã viết di chúc cho con) là phạm luật và cần phải được giáo dục, chấn chỉnh”.

Khóc - cười quanh một tờ di chúc cũng là chuyện rất bình thường. Cái khác thường ở đây là những người thừa hưởng vì lòng tham mà gây ra mâu thuẫn, xung đột, dẫn đến hệ lụy kéo dài. Tuy nhiên, thiếu tờ di chúc, cũng có thể dẫn đến những hậu quả có khi còn kinh khủng, rối rắm hơn. Đã có vô số vụ khiếu kiện, hành hung lẫn nhau giữa anh chị em, bà con ruột thịt vì thiếu tờ di chúc. Vụ án có thể kết thúc, qua đi, nhưng mối tương giao ruột rà chắc chắn là không còn nữa khi máu đào đã thành… nước lã.
 
Theo PNO

 

thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chia tay tạm thời có cứu vãn được hôn nhân bế tắc?

Chia tay tạm thời có cứu vãn được hôn nhân bế tắc?

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Câu hỏi đặt ra là liệu thời gian tạm dừng có thực sự hiệu quả, có thể giúp ích cho mối quan hệ của bạn về lâu dài hay sẽ phá vỡ hoàn toàn mối quan hệ?

Ngạc nhiên có tới 49% số đàn ông được hỏi nói rằng âu yếm người khác không phải là phản bội vợ

Ngạc nhiên có tới 49% số đàn ông được hỏi nói rằng âu yếm người khác không phải là phản bội vợ

Chuyện vợ chồng - 2 giờ trước

GĐXH - Quan niệm về sự không chung thủy của đàn ông có vẻ khác xa phụ nữ.

Những cung hoàng đạo nữ không thể giảm cân dù làm nhiều cách

Những cung hoàng đạo nữ không thể giảm cân dù làm nhiều cách

Gia đình - 4 giờ trước

GĐXH - Lên kế hoạch giảm cân rất chu đáo, thế nhưng có nhiều lý do khiến những cung hoàng đạo nữ này không thể thực hiện tốt được.

4 con giáp gặp nhiều may mắn khi hè đến, ngoài đột phá lớn trong tình cảm còn có cơ hội thăng hoa một điều rất quan trọng

4 con giáp gặp nhiều may mắn khi hè đến, ngoài đột phá lớn trong tình cảm còn có cơ hội thăng hoa một điều rất quan trọng

Gia đình - 5 giờ trước

GĐXH - Khi mùa hè đến, một số con giáp sẽ mở ra khoảng thời gian hạnh phúc với tình yêu ngọt ngào và nhiều điều may mắn không ngờ tới.

Anh Tây cao to giới thiệu đang làm ở nhà xác, đưa tấm ảnh khiến bạn gái Việt hú hồn

Anh Tây cao to giới thiệu đang làm ở nhà xác, đưa tấm ảnh khiến bạn gái Việt hú hồn

Chuyện vợ chồng - 7 giờ trước

Lần đầu nghe Benjamin nói về công việc đang làm, Thu Trang thấy sợ và bất ngờ, cô còn tưởng bị lừa. Sau này hiểu ra vấn đề, Trang dần thông cảm hơn nghề nghiệp của chồng.

Bé gái học mẫu giáo bị bạn nam cùng lớp hôn môi, cô giáo xử trí khéo léo khiến phụ huynh hết mực yên tâm: Giáo dục giới tính cho trẻ cần nhớ điều này

Bé gái học mẫu giáo bị bạn nam cùng lớp hôn môi, cô giáo xử trí khéo léo khiến phụ huynh hết mực yên tâm: Giáo dục giới tính cho trẻ cần nhớ điều này

Nuôi dạy con - 20 giờ trước

Không quát nạt, cách làm của cô giáo khi thấy học sinh mẫu giáo có cử chỉ thân mật khiến phụ huynh hết lời khen ngợi.

Ức chế vì mẹ vợ thường xuyên đến chơi rồi cằn nhằn, soi mói, con rể làm 1 việc khiến bà khiếp đảm

Ức chế vì mẹ vợ thường xuyên đến chơi rồi cằn nhằn, soi mói, con rể làm 1 việc khiến bà khiếp đảm

Gia đình - 20 giờ trước

GĐXH - "Tôi không bao giờ được nghỉ ngơi khi mẹ vợ thường xuyên cằn nhằn, soi mói và không có được sự riêng tư cho mình".

Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu này, các ông chồng không bao giờ có thể nghĩ về người thứ ba.

Lây nhiễm ngoại tình

Lây nhiễm ngoại tình

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Sự tiếp xúc với sự không chung thủy có thể thuyết phục não bộ một người bình thường hóa hành vi đó và khiến bạn ít coi trọng sự chung thủy, mong muốn có đối tác thay thế.

Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Lý do cô vợ Trung Quốc dội nước sôi vào chồng được cho là để trả thù vì xin tiền mua nhà cho em trai không được, diễn biến phức tạp sau đó khiến cảnh sát vào cuộc.

Top