Bố mẹ nói đùa "con là lao động chính", trẻ đi đòi tiền lì xì khắp nơi
Dịp Tết, nhiều phụ huynh thường hay nói vui: "Con là lao động chính, kiếm nhiều tiền lì xì về nuôi bố mẹ". Họ cho rằng đây là lời đùa giỡn, nhưng thực tế lại đang dạy hư con trẻ.
Trẻ đòi tiền lì xì để "nuôi bố mẹ"
Ngày Tết, chị Phạm Lan Anh (Hà Nam) được một phen đỏ mặt khi con chủ động tìm hết người này đến người kia để đòi tiền lì xì. Đi đến đâu, con trai 6 tuổi của chị cũng khoe mình là "lao động chính" trong nhà.
Ngại với khách, chị Lan Anh nạt con không được đòi hỏi nữa. Thằng bé cãi lại: "Sao mẹ bảo con kiếm tiền về nuôi bố mẹ".
Lý do là trước đó, vợ chồng chị Lan Anh đùa với con rằng: "Tết này em Bi là lao động chính đấy, nhớ không chạy loanh quanh, đi theo bố mẹ để nhận tiền lì xì nhé". Trong bữa cơm tất niên, nhiều người lớn khác cũng đùa với đám trẻ con trong nhà như vậy.

"Ban đầu tôi chỉ nghĩ đó chỉ là những câu nói đùa vô hại nhưng không ngờ con tiếp thu nhanh đến thế. Thấy con chủ động đòi người lớn lì xì, tôi mới giật mình biết mình đã vô tình làm hư con.
Chính tôi cũng là "nạn nhân" của những đứa trẻ đòi tiền mừng tuổi, kết quả của những lời đùa cợt mà người lớn nói ra trong bữa tất niên trước đó", chị Lan Anh nói.
Chị Lan Anh cho biết, ngoài chị ra, không ai trong nhà lên tiếng chấn chỉnh lại thái độ của các con với tiền lì xì. Bà nội các cháu chỉ bảo: "Trẻ con chúng nó biết gì mà trách", một số người lớn tiếp tục đùa rằng, chính chị bảo bé Bi Tết này là "lao động chính" mà giờ lại trách con.
"Tôi vốn chỉ đùa với con và mọi người để đổi tiếng cười ngày Tết. Tuy nhiên, nhiều người lớn không chỉ đùa, họ xúi con đến chào các chú, các bác để được mừng tuổi kẻo bị bỏ quên. Thậm chí, em dâu tôi còn mắng đứa con 4 tuổi là ngu ngốc khi người bác mừng tuổi 500 nghìn đồng mà không nhận vì đang mải chơi. Em dâu kêu hôm đó thất thu", chị Lan Anh kể.
Anh Nguyễn Văn Hưng (Hà Nội) kể, lần về quê chơi vào mùng 2 Tết năm ngoái, đang ăn bữa cơm gia đình thì một nhóm trẻ con lạ mặt từ cổng chạy vào, đòi người lớn lì xì. Trong nhóm này, anh không quen biết đứa trẻ nào, cũng chưa từng gặp mặt bố mẹ chúng. Được những người quen mừng tuổi xong, cả nhóm đứng xung quanh anh Hưng, chờ người lạ từ thành phố về rút bao lì xì ra.

Có những người lớn xui trẻ đi kiếm tiền lì xì (Ảnh minh họa: N.L).
Hỏi người thân anh mới biết Tết năm nào, những đứa trẻ này cũng đi từng nhà trong làng để được mừng tuổi, dù không phải anh em, họ hàng gì. Ngày Tết, người lớn không tiện từ chối, cũng không chấp với trẻ con.
Đi một vòng quanh làng đến khi đầy túi, các cháu sẽ mang tiền về cho bố mẹ rồi chạy đi tiếp, nhiều người còn khuyến khích con làm việc này. Thậm chí, có người còn đăng bài cập nhật "thu nhập" của con lên mạng vài lần mỗi ngày Tết với dòng trạng thái "kiếm tiền không khó".
"Tôi không tiếc mấy đồng mừng tuổi các cháu, vì trước hết đó là niềm vui của trẻ con. Tuy nhiên, nhiều người thân của tôi coi đó là phiền toái.
Tôi lì xì nhiều thì các cháu mừng ra mặt, chào thật to, còn người khác chỉ lì xì chiếc bánh, cái kẹo thì các cháu chẳng nói, chẳng rằng, chưa ra đến cổng đã chê nhà này bủn xỉn", anh Hưng cho biết.
"Trẻ con như tờ giấy trắng"
Theo cô Nguyễn Thị Kim Tuyến - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Hưng (Hải Hậu, Nam Định) phụ huynh không nên coi con là "nguồn thu nhập" lì xì trong dịp Tết. Việc này vô tình khiến trẻ trở nên sống vật chất, nghĩ rằng tiền dễ kiếm được, các em nảy sinh thói quen đong đếm tình cảm của người lớn thông qua giá trị bao lì xì.

Cô Nguyễn Thị Kim Tuyến - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Hưng (Ảnh: NVCC).
Trẻ con trông chờ được lì xì cả năm, ai cũng thích có tiền để mua bánh kẹo, đồ chơi. Tuy nhiên, người lớn cần dạy con hiểu đúng về ý nghĩa của lì xì, trân trọng đồng tiền và tấm lòng của người khác.
"Bản thân chiếc lì xì không xấu, trẻ con cũng như tờ giấy trắng, phụ huynh dạy như thế nào thì các em tiếp thu như thế. Trước hết, chính phụ huynh phải hiểu được ý nghĩa của lì xì để dạy lại cho con, không coi con là công cụ kiếm tiền dịp Tết. Một đứa trẻ được bố mẹ dạy bảo hẳn hoi khi nhận tiền lì xì dù chỉ 10 nghìn đồng, đứa trẻ đó vẫn cảm thấy vui.
Lỗi của người lớn là không dạy bảo các con, đôi khi đùa quá trớn khiến con mình hiểu sai ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết. Khi đã trót làm hư con, phụ huynh nên trách mình trước khi trách con chê tiền lì xì ít", cô Tuyến nói.
Cô Tuyến cho biết, giáo dục học sinh trải nghiệm Tết cổ truyền là một trong những hoạt động mà Trường Tiểu học Hải Hưng triển khai trong nhiều năm qua. Trước kỳ nghỉ Tết năm nay, nhà trường nhắc nhở giáo viên phổ biến cho học sinh nguồn gốc của phong tục lì xì đầu năm, dạy các em cách trao và nhận lì xì, thái độ trân trọng tấm lòng của người lớn.
"Trong đó, chúng tôi nhấn mạnh với các em rằng, các em không phải "nguồn thu nhập" chính để đi nhận tiền lì xì dịp Tết như nhiều phụ huynh hay nói. Nếu bố mẹ nào xui con đòi tiền lì xì, các em hãy mạnh dạn nói cho bố mẹ mình nghe về văn hóa lì xì.
Chúng tôi cũng dạy học sinh rằng, để có tiền mừng tuổi cho các em, người lớn phải làm lụng rất vất vả, vì vậy không được phân biệt ít hay nhiều, họ đã bỏ mồ hôi công sức của mình ra để trao lộc đầu năm cho các em, đó mới là điều đáng quý", cô Tuyến cho biết.
Cô Ninh Thị Hà - giáo viên tiểu học ở Ninh Bình cho rằng, bên cạnh lì xì bằng tiền mặt, người lớn có thể mừng tuổi trẻ con bằng những quyển sách. Hiện nay, nhiều nhà xuất bản sản xuất riêng các phiên bản đặc biệt của một số cuốn sách nổi tiếng, được thiết kế đẹp mắt để làm quà tặng.
"Chúng ta có thể không lì xì trẻ bằng tiền, hoặc lì xì ít tiền đi để thay vào đó là những cuốn sách. Đây là món quà tinh thần, kiến thức rất ý nghĩa, lại phù hợp với lứa tuổi của các em. Lì xì bằng sách giúp các em có tình yêu với sách vở, tránh được những mặt tiêu cực của phong tục lì xì do giá trị đồng tiền gây nên.
Người lớn nên chọn những cuốn sách về lịch sử, địa lý, khoa học để mừng tuổi các em, sách cần có bìa cứng, hình ảnh đẹp và được đựng trong hộp quà để trẻ con thích thú", cô Hà nói.

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcTừ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Chỉ cần kiểm tra cặp sách của con, cha mẹ có thể nắm được tình trạng học tập rõ ràng hơn bất kỳ lời phàn nàn nào - một giáo viên chủ nhiệm 15 năm kinh nghiệm chia sẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcVợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcNhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Sex Education giúp tôi hiểu rằng: Làm cha mẹ không phải là đẩy con tới thành tích, mà là giúp con lắng nghe chính mình.

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?
Gia đình - 2 tuần trướcGĐXH - Bí mật không đáng sợ. Điều đáng sợ là khi con thấy mình phải cô đơn mang nó.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy conGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.