Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các phương thuốc bổ dưỡng chữa bệnh từ dê

Thứ tư, 12:03 16/10/2024 | Sống khỏe

Để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe, thịt và các sản phẩm khác từ con dê đã được ghi lại trong các y thư cổ. Sách Lĩnh nam bản thảo, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông viết: Thịt dê ích tâm tỳ, trừ kinh giản, đầu choáng, lưng đau, chống sự hư hàn, suy nhược cơ thể.

Dê rừng và dê nhà có một số đặc điểm khác nhau, trên thực tế chữa trị bệnh tật, y học cổ truyền vẫn thường sử dụng chung cả hai loại. Các bộ phận được dùng gồm có thịt dê, xương dê, dạ dày dê, gan dê, phổi dê, cật dê, tinh hoàn dê, sữa dê, …

Thịt dê bổ dưỡng chữa bệnh

- Tính vị và công dụng: Vị ngọt, tính mát có công dụng bổ trung ích khí, ôn trung noãn thận (ôn giữa, ấm dưới). Chữa các chứng thiếu máu, gầy yếu, suy nhược cơ thể, chán ăn, đau bụng do hư hàn…là thực phẩm bổ dưỡng, nâng cao sức khỏe.

- Phương thuốc thường dùng:

Chữa các chứng suy nhược cơ thể, đau bụng do hư hàn: Thịt dê 250g thái miếng, đương quy 30g, sinh khương 15g. Hầm mềm, ăn thịt uống nước thuốc.

Chữa chứng tỳ vị hư nhược, chán ăn, nôn và buồn nôn do hư hàn: Thịt dê 200g thái miếng rồi nấu với 150g gạo tẻ thành cháo, thêm gia vị vừa đủ, chia ăn 2 lần trong ngày;

Chữa lưng đau gối mỏi, liệt dương, di tinh, di niệu: Thịt dê 250g luộc chín, thái miếng cùng với 15g tỏi băm nhỏ và các gia vị khác vừa đủ, trộn đều để ăn.

Các phương thuốc bổ dưỡng chữa bệnh từ dê- Ảnh 1.

Thịt dê là thực phẩm bổ dưỡng chữa lưng đau gối mỏi, suy nhược cơ thể, đau bụng do hư hàn.

Xương dê

- Tính vị và công dụng: Vị ngọt, tính nhiệt, có công dụng bổ gan thận, khỏe gân cốt, ích tinh huyết. Được dùng để chữa các chứng suy nhược cơ thể, phong thấp, lưng đau, gối mỏi, tiêu khát, bệnh lỏng lỵ kéo dài...

- Phương thuốc thường dùng:

Hỗ trợ điều trị chứng phong thấp, gầy yếu do lao lực, đầu choáng mắt hoa, dùng bài: Xương dê 800g hầm với 80g gạo tẻ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn trong ngày.

Chữa chứng đau lưng mạn tính dùng bài: Xương dê 1200g hầm với 8g trần bì, 6g giềng, 2 quả thảo quả và 30g gừng tươi, lấy nước cốt nấu cháo ăn;

Chữa trẻ em chậm phát dục, dùng xương sống dê 500g hầm kỹ với 10g nhục dung và 100g hoài sơn thành dạng bột lỏng, chia ăn 2 - 3 lần.

Dạ dày dê

- Tính vị và công dụng: Vị ngọt, tính ôn, có công dụng bổ hư, kiện tỳ, ích vị, chữa các chứng suy nhược cơ thể, gầy mòn, chán ăn, tự ra mồ hôi nhiều, tiểu tiện sẻn...

- Phương thuốc thường dùng:

Chữa bệnh viêm đại tràng và dạ dày mạn tính thể tỳ vị hư hàn: Dạ dày dê 1 cái hầm với gừng tươi, giềng và nhục quế (lượng vừa đủ), chia ăn 2 - 3 lần trong ngày.

Dự phòng cảm mạo, hay đổ mồ hôi nhiều, xúc tiến tiêu hóa: Dạ dày dê 1 cái hầm với 50g đậu đen và 40g hoàng kỳ, chia ăn 2 lần trong ngày.

Gan dê

- Tính vị và công dụng: Vị ngọt, tính bình có công dụng bổ huyết ích can và làm sáng mắt. Chữa các chứng thiếu máu, gầy còm, hoa mắt, suy giảm thị lực ...do can hư.

- Phương thuốc thường dùng:

Chữa suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm sút: Gan dê 150g thái miếng nấu với 50g gạo tẻ thành cháo, chia ăn trong ngày.

Chữa chứng can hỏa vượng: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mắt đỏ...: Gan dê 80g, cúc hoa 12g, cốc tinh thảo 12g, tất cả sắc kỹ, bỏ bã lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày.

Các phương thuốc bổ dưỡng chữa bệnh từ dê- Ảnh 2.

Vị thuốc hoài sơn tán bột mịn hòa với sữa dê đun chín có công hiệu ích phổi, nhuận táo, tiêu khát.

Phổi dê

- Tính vị và công dụng: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ phế khí, điều thủy đạo. Được dùng để chữa các chứng ho suyễn, đái tháo đường, tiểu tiện không thông hoặc đi nhiều lần.

- Phương thuốc thường dùng:

Chữa ho kéo dài do phế hư, tiểu tiện bất lợi: Phổi dê 500g thái miếng, luộc kỹ lấy nước bỏ bã rồi cho thêm 150g thịt dê thái miếng và 100g gạo tẻ nấu nhừ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Giúp bổ phổi và phòng chống polyp mũi: Phổi dê 1 lá, bạch truật 80g, nhục thung dung 40g, thông thảo 40g, can khương 40g, xuyên khung 40g, tất cả sấy khô tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 6 - 8g với nước cháo.

Cật dê

- Tính vị và công dụng: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tủy, chữa các chứng suy nhược cơ thể, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc, di tinh, di niệu, liệt dương...do thận hư.

- Phương thuốc thường dùng:

Chữa chứng liệt dương, xuất tinh sớm.. .: Cật dê 1 đôi làm sạch thái miếng, đem hầm với nhục thung dung 16g, kỷ tử 12g, thục địa 12g và ba kích 10g được gói trong túi vải, khi chín bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, ăn nóng.

Chữa chứng gầy yếu suy nhược, tai ù tai điếc, di tinh, liệt dương, hậu sản…: Cật dê 100g, thịt dê 100g, kỷ tử 50g, gạo tẻ 50g, gia vị vừa đủ, tất cả đem nấu thành cháo, chia ăn vài lần.

Chữa chứng đau lưng mạn tính: Cật dê 1 đôi thái miếng hầm với đậu đen 80g, đỗ trọng 12g, tiểu hồi hương 3g, sinh khương 3 lát, khi chín bỏ bã thuốc, thêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.

Tinh hoàn dê

- Tính vị và công dụng: Vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh… chữa các chứng di tinh, liệt dương, hạ bộ hư lãnh, thiểu năng sinh dục...

- Phương thuốc thường dùng:

Chữa các chứng đau lưng do thận hư, di tinh , liệt dương...: Tinh hoàn dê nấu cháo ăn thường xuyên;

Chữa liệt dương: Tinh hoàn dê 1 đôi và nhung hươu 3g ngâm với 500ml rượu trắng, sau nửa tháng có thể dùng được, uống mỗi ngày từ 15 - 20ml hoặc dùng tinh hoàn dê 1 đôi làm sạch, bỏ màng, thái miếng, nấu với nước dùng xương lợn trong 5 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng.

Sữa dê

- Tính vị và công dụng: Vị ngọt, tính ôn, có công dụng tư dưỡng bổ hư, ích phổi, nhuận táo, tiêu khát, phản vị ôn nghịch (nôn mửa); chữa vị âm bất túc, hư tổn gầy yếu, miệng khô, tiêu khát, nôn mửa.

- Phương thuốc thường dùng:

Bổ dưỡng cho người vị âm bất túc: Sợ lạnh, miệng khô, họng khát, hư nhược, lở miệng, lở sơn: Sữa dê 180ml, hoài sơn 30g. Hoài sơn tán bột mịn hòa với sữa dê đun chín. Ăn trong ngày.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chị em U40 có dấu hiệu này kiểm tra ngay xem mình có dấu hiệu mãn kinh sớm hay không?

Chị em U40 có dấu hiệu này kiểm tra ngay xem mình có dấu hiệu mãn kinh sớm hay không?

Bệnh thường gặp - 58 phút trước

GĐXH - Phụ nữ có dấu hiệu tiền mãn kinh sớm có nguy cơ bị loãng xương và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch...

Vì sao thuốc giảm đau, chống viêm lại gây đau dạ dày?

Vì sao thuốc giảm đau, chống viêm lại gây đau dạ dày?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Thuốc giảm đau, chống viêm là một thuốc thường được dùng để giảm đau. Tuy nhiên, thuốc có thể gây khó chịu cho dạ dày. Đâu là nguyên nhân?

6 người nhập viện vì sốc nhiệt, suy giảm chức năng thận khi tham gia chạy marathon tại Hà Nội

6 người nhập viện vì sốc nhiệt, suy giảm chức năng thận khi tham gia chạy marathon tại Hà Nội

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - 6 bệnh nhân tham gia chạy marathon tại Hà Nội nhập viện trong tình trạng sốc nhiệt, rối loạn ý thức. Xét nghiệm có tình trạng tăng men cơ, suy giảm chức năng thận...

Người phụ nữ 34 tuổi ở Hòa Bình suy gan cấp, men gan tăng cao gấp 25 lần thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 34 tuổi ở Hòa Bình suy gan cấp, men gan tăng cao gấp 25 lần thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị suy gan cấp, phải nhập viện vì đã tự ý bỏ thuốc điều trị viêm gan B được bác sĩ kê đơn để chuyển sang dùng cây cà gai leo, giảo cổ lam,...

8 thực phẩm quen thuộc giúp giảm căng thẳng, bảo vệ não bộ

8 thực phẩm quen thuộc giúp giảm căng thẳng, bảo vệ não bộ

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Căng thẳng kéo dài gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim và trầm cảm. Dưới đây là 8 loại thực phẩm và đồ uống giảm căng thẳng nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày.

Bệnh viện E khai giảng khóa đào tạo thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng

Bệnh viện E khai giảng khóa đào tạo thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 15/10/2024, Bệnh viện E chính thức khai giảng khóa đào tạo thực hành khám bệnh chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng khóa 1 cho 25 học viên đến từ nhiều cơ sở y tế và trường học trong cả nước.

Dấu hiệu mãn kinh, tiền mãn kinh, chị em ngoài 40 nên biết để phòng biến chứng

Dấu hiệu mãn kinh, tiền mãn kinh, chị em ngoài 40 nên biết để phòng biến chứng

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Đa số các chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh khi ở độ tuổi từ 45 đến 50 tuổi. Thế nhưng thực tế, nhiều chị em có dấu hiệu tiền mãn kinh sớm ở tuổi 30 hoặc đến tận 55 tuổi mới có dấu hiệu.

Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024

Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 15/10, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng với chủ đề “Rửa tay với xà phòng – Tại sao lại quan trọng”.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Hòa Bình nguy kịch do dùng cách này chữa viêm gan B

Người phụ nữ 47 tuổi ở Hòa Bình nguy kịch do dùng cách này chữa viêm gan B

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân xuất hiện rối loạn ý thức, lơ mơ, phải đặt ống thở máy. Tuy nhiên, bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị, diễn biến nguy kịch.

Người phụ nữ 60 tuổi ở Hà Nội suýt chết vì uống nước kiềm chữa bệnh

Người phụ nữ 60 tuổi ở Hà Nội suýt chết vì uống nước kiềm chữa bệnh

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Thời gian vừa qua, bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca bệnh ngộ độc, thậm chí khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống loại nước được truyền bá có khả năng chữa bách bệnh.

Top