Cách nào “trị” lạm thu trong năm học mới?
GiadinhNet - Thời điểm này, nhiều địa phương đã bắt đầu lên phương án thu – chi cho năm học mới 2018 - 2019. Theo Bộ GD&ĐT, vẫn còn địa phương để xảy ra tình trạng một số cơ sở giáo dục thực hiện các khoản thu ngoài quy định của nhà nước, gây bức xúc trong dư luận.

Bước vào năm học 2018 - 2019, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu kiên quyết chấn chỉnh tình trạng lạm thu trường học. Ảnh minh họa: Q.Anh
Quyết liệt chống lạm thu trường học
Năm học mới 2018-2019 chuẩn bị bắt đầu, dư âm về tình trạng lạm thu trong năm học vừa qua vẫn còn khi một số Hiệu trưởng trường công lập bị kiểm điểm, cách chức. Để xảy ra lạm thu tại một số địa phương trong thời gian qua, theo Bộ GD&ĐT, nguyên nhân chủ yếu là do một số cơ sở giáo dục cố tình thực hiện sai quy định của nhà nước. Cụ thể, đã biến tướng một số hoạt động thu - chi để thu tiền học sinh, phụ huynh, thậm chí mượn danh nghĩa “tự nguyện” để thu ngoài quy định của nhà nước.
Để phòng, chống lạm thu tiền trường, mới đây tại Hội nghị tổng kết năm học 2018 – 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 – 2019, công tác này được đặt lên hàng đầu khi bắt đầu bước vào năm học mới. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nêu rõ: “Trong năm học mới 2018-2019 Bộ sẽ làm quyết liệt, chống lạm thu tại các trường học trên phạm vi cả nước. Bộ sẽ ban hành các văn bản cụ thể, quy định rõ hơn trong việc kêu gọi, xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm”.
Theo thông tin từ Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD&ĐT), Bộ đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc báo cáo và cam kết thực hiện giá dịch vụ giáo dục và chống lạm thu năm học 2018-2019. Trong đó, đã quán triệt các cơ sở giáo dục thực hiện các khoản thu theo đúng quy định, không thu các khoản thu trái quy định để xảy ra tình trạng lạm thu và cam kết thực hiện ổn định giá dịch vụ đối với lĩnh vực giáo dục.
Một trong những vấn đề “nóng” của lạm thu đó là việc lợi dụng danh nghĩa xã hội hóa, Ban Đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức thu các khoản đóng góp mang tính cào bằng, áp đặt. Bộ GD&ĐT hiện đang lấy ý kiến, rà soát để bổ sung, sửa đổi Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT năm 2011 ban hành điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh và Thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (thay thế Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT năm 2012) đang lấy ý kiến rộng rãi để sửa đổi phù hợp với thực tế.
Linh hoạt hình thức kêu gọi xã hội hóa
Theo Bộ GD&ĐT, hiện nay Bộ không cấm việc kêu gọi tài trợ hay xã hội hóa cho giáo dục. Tuy nhiên, phải tuân thủ nguyên tắc kêu gọi, vận động, quy trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn tài trợ, xã hội hóa theo đúng quy định. Cơ sở giáo dục cần lập danh mục xã hội hóa, danh mục kêu gọi vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ phải thực hiện công khai minh bạch.
Cụ thể, cần thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch vận động kêu gọi xã hội hóa, tài trợ trình Hội đồng trường phê duyệt và thông báo cho cơ quan quản lý trực tiếp trước khi tổ chức vận động tài trợ. Trường hợp cơ quan quản lý cấp trên phát hiện kế hoạch vận động tài trợ không đúng quy định thì phải yêu cầu dừng việc vận động tài trợ.
Kế hoạch vận động tài trợ phải xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng, dự toán kinh phí và kế hoạch triển khai hoạt động cần tài trợ rõ ràng. Cơ sở giáo dục sử dụng tài trợ phải công khai nội dung báo cáo tài chính năm và công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
Để tháo gỡ khó khăn, bất cập trong công tác xã hội hóa giáo dục, tại Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 do Bộ GD&ĐT tổ chức, phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã ra các văn bản quản lý về công tác xã hội hóa trong giáo dục, trong đó có nhiều quy định khiến các địa phương ngại không dám thu. Nhưng cũng có nơi lại thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục bằng cách chia đều cho các phụ huynh đóng góp, gây bức xúc trong phụ huynh. Do đó, để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, một mặt không được thực hiện dưới hình thức “bổ đầu” mà mở ra cho toàn xã hội, đón nhận những tấm lòng của các cá nhân muốn đóng góp, tài trợ trong giáo dục”.
Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện việc xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho giáo dục, nhằm kêu gọi mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư cho ngành giáo dục.
Để phòng chống lạm thu tại các trường học, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý những sai phạm. Đặc biệt, xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ sở giáo dục đã để xảy ra tình trạng lạm thu. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông để tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, Ban Đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên hiểu rõ Điều lệ cha mẹ học sinh, từ đó thực hiện theo đúng quy định và ủng hộ nhưng không bị “lợi dụng” để thu các khoản thu trái quy định.
Quang Anh

Từ ngày 15/8 tới, người chuyên trách về chuyển đổi số, an ninh mạng nhận tin vui khi được tăng tiền hằng tháng
Đời sống - 37 phút trướcGĐXH - Theo Nghị định số 179/2025/NĐ-CP, từ ngày 15/8, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng được hưởng mức hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng.

Hà Nội tiếp tục phân làn ô tô, xe máy trên đường Phạm Văn Đồng, từ 4/7
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo về việc điều chỉnh tổ chức giao thông, phân làn cho các phương tiện trên đường Phạm Văn Đồng, bắt đầu từ ngày 4/7, với đoạn từ nút giao với đường Hoàng Quốc Việt đến khu đô thị Ciputra.

Gian lận trong hồ sơ, Công ty Cổ phần Trí Việt Investcons bị cấm thầu
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Ông Lê Trọng Thụ, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa (cũ) mới ký Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với Công ty Cổ phần Trí Việt Investcons trong thời hạn 3 năm trên địa bàn TP Thanh Hóa do gian lận hồ sơ đấu thầu.

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - VNeID là công cụ số quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt trong đời sống của người dân. Từ ngày 1/7/2025, người dân cần lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID?

Miền Bắc lại sắp thay đổi thời tiết?
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, mưa lớn ở Bắc Bộ còn kéo dài đến đêm 2/7. Sau đó thời tiết có sự chuyển biến, ban ngày trời nắng, mưa dông chỉ xuất hiện vài nơi vào chiều tối và đêm.

Sắp công bố điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội
Giáo dục - 6 giờ trướcSở GD&ĐT Hà Nội đang rà soát các công đoạn cuối cùng để công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 THPT, dự kiến vào ngày 4/7 tới.

Tin sáng 2/7: Khi nào miền Bắc hết mưa, chuyển sang nắng nóng?; Cảnh báo trào lưu khoe ảnh căn cước trên VNeID sau khi cập nhật địa chỉ mới
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Các chuyên gia dự báo, từ ngày 3/7, tình trạng mưa lớn diện rộng tại Bắc Bộ sẽ giảm dần; Việc chia sẻ thông tin VNeID tràn lan lên mạng xã hội của người dùng sẽ ẩn chứa nhiều nguy hiểm, đặc biệt trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến đang gia tăng với tốc độ báo động.

Vụ cháy ở Hưng Yên khiến 6 người tử vong: Bắt tạm giam 2 đối tượng
Pháp luật - 6 giờ trước2 đối tượng bị bắt là chủ hộ kinh doanh xưởng tái chế bị cháy ở Hưng Yên khiến 6 người tử vong.

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa
Thời sự - 16 giờ trướcNạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh
Pháp luật - 16 giờ trướcCông an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sốngGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.