Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Cách phân làn của Sở Giao thông sẽ có tác dụng 6 tháng"

Thứ bảy, 16:07 13/06/2009 | Xã hội

Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Phó viện trưởng Viện quy hoạch và quản lý giao thông vận tải khẳng định: "Giải pháp Sở Giao thông vận tải sẽ có hiệu quả ở một vài điểm. Tuy nhiên, cũng chỉ có tác dụng trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm".

Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa cho chặn một loạt tư, điểm giao cắt để phân luồng, hạn chế ùn tắc giao thông. Dưới con mắt của một chuyên gia ông nhìn nhận việc này thế nào?

- Đóng các ngã tư để bắt các phương tiện đi thẳng và rẽ ở giữa nút là phương pháp truyền thống đã áp dụng ở nhiều nước. Trường hợp ở Hà Nội hiện nay, cách Sở Giao thông đang làm tương đối phù hợp với dòng giao thông xe máy, vì bán kính quay đầu hẹp, việc đến nút giao cắt thì chạy lên một đoạn rồi chuyển hướng, quay đầu dễ dàng.

Đối với ôtô, đặc biệt là xe buýt đây là vấn đề lớn vì lòng đường hẹp. Việc mở các dải phân cách ở giữa khi chuyển hướng sẽ chiếm dụng lòng đường đối diện một diện tích lớn, gây cản trở đối với dòng xe đang lưu thông. Nếu trong giờ cao điểm xung đột này cũng là nguyên nhân để gây ùn tắc.

Quan sát mấy ngày vừa qua, tôi thấy cách làm của Sở Giao thông vận tải tỏ ra có hiệu quả ban đầu, đặc biệt một số nút giao xảy ra ùn tắc thường xuyên. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ môi trường thì đây không phải là giải pháp tốt, vì kéo dài đường đi của phương tiện làm tiêu tốn nhiên liệu và gây khí thải nhiều hơn.

Ở nước ngoài, khi áp dụng phương pháp này thì chỉ dẫn giao thông phải rất tố,t từ việc phân làn, rẽ, quay đầu xe.... và luôn có phần đường dành riêng cho mỗi hướng. Với chúng ta trong điều kiện lòng đường hẹp như hiện nay thì nhiều điểm chưa tổ chức được làn dành riêng cho các phương tiện rẽ, nhiều nút mới mở ở những đoạn có dải phân cách hẹp chỉ có thể phục vụ xe máy. Việc hỗ trợ người đi bộ cũng sẽ tốn hơn.

Tôi thấy nỗ lực của Sở Giao thông đáng khen ngợi. Vì nếu không dám quyết định, chịu trách nhiệm thì họ sẽ không thí điểm như thế. Theo tôi, giải pháp này tương đối rẻ tiền và nên được xem xét và áp dụng thêm các giải pháp khác.
 

Tiến sĩ Khuất Việt Hùng. Ảnh: Xuân Tùng.

Xưa nay khi đánh giá về ùn tắc giao thông người ta thường đổ cho rất nhiều nguyên nhân. Qua việc Sở Giao thông vận tải đang làm có thể thấy cách thức tổ chức giao thông mới là quan trọng?

- Hoàn toàn đúng. Tổ chức giao thông là một nhóm giải pháp trong chiến lược phát triển giao thông. Rõ ràng không nhất thiết cứ phải mở rộng đường, làm cầu vượt... thì mới tránh được ùn tắc.

Việc tổ chức giao thông luôn là giải pháp hữu hiệu và cơ bản để tránh ùn tắc giao thông. Tất nhiên, cần phải có giải pháp dài hơi, mang tính rộng lớn hơn. Nếu bây giờ hạn chế được xe con, tôi khẳng định ùn tắc giao thông còn giảm nữa.

Vì sao ông khẳng định điều này?

- Chúng ta phải dùng từ kiểm soát sử dụng thì đúng hơn. Phải nói thẳng là ôtô con chiếm đường nhiều nhất. Ôtô con trông có vẻ văn minh, đúng luật, nhưng ùn tắc giao thông hiện nay chủ yếu do nó gây ra. Ôtô con khi chuyển hướng tại nút cũng chậm hơn và không linh hoạt bằng xe máy.

Giải pháp mà Sở Giao thông đang áp dụng cũng chỉ hiệu quả được 6 tháng đến 1 năm là cùng. Với điều kiện giao thông hiện nay, chắc chắn sẽ tắc đường nghiêm trọng hơn nếu không hạn chế xe con.
 

Theo TS. Hùng biện pháp Sở Giao thông vận tải Hà Nội đang tiến hành chỉ có hiệu quả trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Ảnh: Xuân Tùng.

Lý do nào ông khẳng định cách thức trên chỉ phát huy hiệu quả trong vòng 6 tháng đến 1 năm?

- Việc thành công ban đầu trước tiên là có mặt cảnh sát giao thông hướng dẫn và cưỡng chế. Khi cảnh sát rút đi, tôi không chắc duy trì được bao lâu. Tác động tiêu cực của việc quay đầu tại các điểm mở sẽ dần điều khiển hành vi của người lái xe. Khi ấy thói quen cũng trở lại và sẽ lại tắc đường như thường.

Người Việt hay e dè với cái mới nên trước cái mới họ ứng xử rất văn minh, nhưng khi quen rồi thì lại trở lại thói quen hằng ngày.

Vậy theo ông đâu là "chìa khóa" thực sự để giải quyết ùn tắc giao thông của Hà Nội?

- Trong ngắn hạn phải tổ chức nhiều nút giao thông khác nhau. Đóng nút giao thông như cách đang làm là một trong rất nhiều giải pháp. Trong trung hạn thì phải hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân, đặc biệt là ôtô con như tôi đã đề cập, sau đó là xe máy.

Còn về lâu dài thì phải hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân bằng cách tác động vào hành vi sử dụng. Chỉ cho họ kinh nghiệm chuyến đi nào nên sử dụng xe con chuyến đi nào không nên sử dụng.
 
Theo VnExpress
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Top 5 trường có đào tạo ngành học mà hàng triệu thí sinh khao khát

Top 5 trường có đào tạo ngành học mà hàng triệu thí sinh khao khát

Giáo dục - 28 phút trước

GĐXH - Dưới đây là top 5 trường đại học hàng đầu có đào tạo ngành học phục vụ trong công nghiệp công nghệ cao, có xu hướng phát triển mạnh trên toàn thế giới.

Những thay đổi lớn trong bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024

Những thay đổi lớn trong bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cải cách tiền lương sẽ tạo ra các bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Từ 1/7/2024, bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức có gì thay đổi?

Tin mới nhất về hai đợt gió mùa Đông Bắc sắp liên tiếp dồn xuống miền Bắc

Tin mới nhất về hai đợt gió mùa Đông Bắc sắp liên tiếp dồn xuống miền Bắc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sắp tới miền Bắc sẽ đón 2 đợt không khí lạnh yếu liên tiếp. Đợt thứ nhất vào đúng ngày Lập Hạ (5/5) và đợt thứ hai vào ngày 8 - 9/5.

Tin sáng 4/5: Nắng nóng khó chịu trở lại ở miền Bắc; pháp y tiết lộ tình tiết mới vụ thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư

Tin sáng 4/5: Nắng nóng khó chịu trở lại ở miền Bắc; pháp y tiết lộ tình tiết mới vụ thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Dự báo thời tiết ngày 4/5, vùng núi Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ nắng nóng trở lại, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to; Chuyên gia pháp y cho rằng chính đệm ghế sofa nơi cô gái nằm đã hút hết dịch tử thi nên thi thể mới trở nên khô như vậy.

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Giáo dục - 1 giờ trước

Sau những đóng góp to lớn trong lĩnh vực Toán học, ở tuổi 23, Lưu Lộ được Đại học Trung Nam (Trung Quốc) bổ nhiệm làm giáo sư. Anh trở thành giáo sư Toán học trẻ nhất nước này, tại thời điểm đó.

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Thời sự - 1 giờ trước

Ngay cơn mưa đầu mùa, một người bị sét đánh tử vong khi đi bắt ếch tại cánh đồng ở huyện Vĩnh Hưng, Long An.

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 12 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 13 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Top