Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cây hành chữa bệnh ung thư

Thứ ba, 08:08 21/07/2009 | Y học cổ truyền

Cây hành (cả hành tây và hành ta) là loại gia vị đã được con người trồng trọt cách đây hơn 5000 năm.

Người Ấn Độ đã sử dụng cây hành để chữa bệnh từ cách đây hàng ngàn năm, còn người Ai Cập Cổ đại đã ghi nhận là hành có thể làm dịu hơn 8000 bệnh tật. Khoa học hiện đại đã phát hiện ra nhiều thành phần chống bệnh của hành, thậm chí còn tốt hơn cả tỏi ở một khía cạnh nào đó...

1. Lá hành tươi

Bảo vệ sức khoẻ cho tim

Thường xuyên ăn hành, cũng giống như tỏi, sẽ giúp bạn hạ thấp nồng độ cholesterol và huyết áp cao, từ đó giúp ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch, tiểu đường và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Tác dụng hữu ích này có được là nhờ hợp chất sulphua, crom và vitamin B6 trong cây hành (các chất giúp ngăn chặn đau tim bằng cách hạ thấp nồng độ homocysteine-yếu tố gây nguy cơ đáng kể cho đau tim và đột quỵ). Trong một nghiên cứu ở hơn 100.000 người, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người có chế độ ăn nhiều hành giúp giảm được 20% nguy cơ đau tim.
 

Tăng cường sức khoẻ cho dạ dày

Chỉ cần ăn hành từ hai đến ba lần trong một tuần cũng giúp bạn giảm được đáng kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày. Hành rất giàu chất flavonooid (trong đó có thành phần quercitin) nên giúp ngăn chặn sự phát triển của các khối u ở động vật và bảo vệ các tế bào ruột kết khỏi tổn thương từ một số chất gây ung thư. Khi chế biến thịt, cho thêm ít hành sẽ giúp làm giảm lượng carcinogens được tạo ra trong quá trình thịt được đun nấu ở nhiệt độ cao, từ đó giúp cho dạ dày tránh được sự tác động của chất độc hại này.

Chống lại nhiều bệnh ung thư

Cũng giống như tỏi, hành có khả năng chống lại được rất nhiều bệnh ung thư phổ biến. Trong các nghiên cứu tại khu vực Nam Âu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, ăn hành giảm được 84% nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm miệng và họng, giảm được 88% nguy cơ ung thư thực quản, 83% nguy cơ ung thư thanh quản và 25% nguy cơ ung thư vú, 73% nguy cơ ung thư buồng trứng, 73% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và 38% nguy cơ ung thư tế bào thận so với những người không ăn hoặc ăn rất ít hành. Và khi so sánh với tỏi thì các chuyên gia thấy, hành có khả năng chống ung thư tốt hơn.

2. Hành khô

Tăng cường sức khoẻ cho xương

Sữa không phải là thực phẩm duy nhất tăng cường sức khoẻ cho xương. Hành cũng có thể giúp duy trì sức khoẻ cho xương không kém. Trên đây là kết luận của một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hoá học thực phẩm và nông nghiệp (Mỹ). Các nhà khoa học đã phát hiện một chất mới có trong hành là gamma-L-glutamyl-trans-S-1-propenyl-L-cysteine sulfoxide(GPCS) có thể ngăn chặn chứng loãng xương.

Ăn hành đặc biệt có ích cho phụ nữ, những người mà thường có nguy cơ loãng lương cao khi ở độ tuổi mãn kinh. Các chuyên gia cho biết, uống thuốc Fosamax và ăn hành có thể chống lại loãng xương hiệu nghiệm nhưng ăn hành không gây ra phản ứng phụ như loại thuốc này.

Chống viêm nhiễm và hoạt động của vi khuẩn

Nhiều chất chống viêm trong hành có thể làm tính nghiêm trọng của các triệu chứng liên quan đến chứng viêm như sưng tấy, đau đớn của bệnh viêm khớp, thấp khớp, viêm dị ứng của bệnh hen suyễn và sung huyết đường hô hấp. Cả hành và tỏi đều có chứa hợp chất ngăn chặn lipoxygenase và cyclooxygenase(các enzyme này gây ra chứng viêm) nhờ vậy mà làm giảm đáng kể chứng viêm. Hiệu ứng chống viêm của hành không chỉ do chất vitamin C và quercitin mà còn bao gồm cả các chất có tên gọi là isothiocyanates. Các chất này làm dịu chứng viêm. Hơn nữa, quercitin và các chất flavonoids phát hiện trong tỏi hoạt động cùng với vitamin C để giết chết các vi khuẩn độc hại.

Chống bệnh tiểu đường

Càng ăn nhiều hành, nồng độ glucose được phát hiện trong miệng và tĩnh mạch càng ít. Nhiều cuộc thử nghiệm và những bằng chứng về lâm sàng đã cho thấy, chất allyl propyl disulfide có tác động đến hiệu ứng này và hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng insulin tự do sẵn có trong cơ thể. Allyl propyl disulfide thực hiện điều này bằng cách đấu tranh với insulin để chiếm các phần ở bên trong gan, nơi và insulin không hoạt động. Mặt khác, hành cũng rất giàu crom, chất giúp các tế bào tương thích với insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng động insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.

Chống ung thư ruột kết

Trong hành có chứa rất nhiều fructo-oligosaccharides, chất này kích thích sự phát triển của fibidobacteria khoẻ mạnh và gây ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại tiềm ẩn trong ruột kết. Ngoài ra, fructo-oligosaccharides còn có thể làm giảm sự phát triển khối u của các tế bào ung thư ruột kết.
 

Một số khả năng chống bệnh khác của hành

Uống nước hành trộn với nước mướp đắng có thể trị được chứng khó tiêu.

Dùng nước hành ép đun sôi có thể giúp bạn hết đờm ở họng và miệng.

Ăn hành giúp răng trắng sáng hơn.

Giúp tăng cường trí nhớ và sức khoẻ hệ thần kinh.

Uống một muỗng nước hành sẽ tiêu diệt được giun trong dạ dày của trẻ.

Chất quercetin trong hành có thể chống được rối loạn đục nhân mắt.

Ăn cháo hành có thể chống cảm cúm rất tốt.
 
Theo Nông nghiệp VN
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top