Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cây vú bò chữa phong thấp

Thứ hai, 15:47 06/09/2010 | Y học cổ truyền

Vú bò có công dụng: chữa phong thấp tê bại, ho do phế lao, ra mồ hôi trộm, chân tay mệt mỏi vô lực, ăn ít bụng trướng, thủy thũng, viêm gan, bạch đới, sản hậu không có sữa.

Cây vú bò còn có tên vú bò sẻ, vú lợn, ngải phún, sung ba thùy. Vú bò sẻ là cây bụi cao 1-2m, mọc thẳng đứng, ngọn non có lông, thân hình trụ, ít phân nhánh, có lông dày. Lá mọc so le, thường tập trung ở ngọn thân, hình bầu dục, thường chia 3-5 thuỳ mỏng, dài 8-25cm, rộng 4-18cm, gốc lá hình tim hay cụt, gốc lá có 3-5 gân gốc, cuống lá dài 3-4cm, lá kèm nhọn 1,5-2cm, có lông nhám.
 

Vỏ và rễ khô của cây vú bò còn gọi là thổ hoàng kỳ

 
Quả loại sung không cuống, to có ít lông. Cành, lá, cuống lá, hoa đều có lông mịn màu vàng mốc. Quả có vị chát, giòn, màu lục, khi chín thì mềm màu tím, có vị ngọt nhẹ, bên trong có nhiều hạt (quả thực). Toàn cây có nhựa mủ.

Vú bò là loại cây mọc hoang dại trong rừng thứ sinh ở nước ta. Bộ phận dùng là rễ và vỏ rễ, thu hái quanh năm, được dùng thay thế hoàng kỳ nên có tên là thổ hoàng kỳ, trong vú bò có nhiều acid hữu cơ, các acid amin, các chất triterpen, alcaloid và coumarin.

Theo Đông y, vú bò vị cay, ngọt, hơi ấm, có tác dụng kiện tỳ, bổ phế, hành khí lợi thấp, tráng gân cốt. Công dụng: chữa phong thấp tê bại, ho do phế lao, ra mồ hôi trộm, chân tay mệt mỏi vô lực, ăn ít bụng trướng, thuỷ thũng, viêm gan, bạch đới, sản hậu không có sữa.

Liều dùng: 20-40g dạng thuốc sắc.

Một số đơn thuốc chữa bệnh có vú bò

Nhựa mủ trắng lấy từ cây vú bò, trộn với bột nghệ vàng, làm thành viên. Chữa bụng trướng đầy, đại tiện táo kết.

Vỏ và rễ khô của cây vú bò còn gọi là thổ hoàng kỳ.

Chữa thấp khớp mạn tính: vú bò (sao vàng) 20g, dây đau xương (sao vàng) 16g, rễ sung (sao) 12g, củ ráy tía (sao) 12g, rễ gối hạc (sao vàng) 16g, thiên niên kiện 12g, rễ bạch hoa xà 8g. Sắc nước, cho thêm ít rượu để uống.

Chữa phong thấp: rễ vú bò 60g, móng giò lợn 250g, rượu trắng 60g. Cho nước, sắc lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung: vú bò 30g, tô mộc 12g, hồi đầu thảo 12g, ngưu tất 12g, mộc thông 12g. Sắc uống. Uống 2 - 3 tháng.

Chữa ứ máu tím bầm do ngã hay bị thương: Lá hay quả giã nát, chưng với rượu, đắp hay chườm.

Chữa bế kinh, sau khi đẻ ứ huyết đau bụng: 30-60g. Sắc nước, thêm ít rượu để uống.

Sưng đau tinh hoàn: Rễ vú bò tươi 60-120g. Sắc uống.

Bạch đới: Rễ vú bò khô 60g. Sắc uống.

Bổ tỳ ích khí: Ăn không ngon miệng, tiêu hoá kém, hay đầy bụng, hay bị phân sống: Vú bò 20g, mộc hương 4g, thảo quả 6g, đậu khấu 6g. Sắc uống

Kiện tỳ hoá thấp: Các chứng viêm gan mạn, xơ gan, phù do suy dinh dưỡng: vú bò 20g, diệp hạ châu 16g, nhân trần 12g, rau má 16g. Sắc uống.

Khứ đờm giảm ho (viêm phế quản, ho có đờm): vú bò 20g, mạch môn 12g, diếp cá 20g, lá táo 16g. Sắc uống.

Lợi sữa: vú bò 20g, trạch tả 20g, mộc thông 20g, xuyên sơn giáp 10g. Sắc uống.

Bổ khí, bổ huyết, bổ tỳ, bổ thận: vú bò 20g, đương quy 10g, bạch truật 10g, thục địa 10g. Sắc uống, ngày 1 thang. Có thể dùng đơn này với liều cao hơn để ngâm rượu, ngâm 10-15 ngày. Uống 30ml mỗi ngày.
Theo TS Đức Quang
 SK&ĐS
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top