Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cháo, canh thuốc trị mất ngủ

Thứ hai, 17:09 17/10/2011 | Y học cổ truyền

Mất ngủ nhất thời thường do thời tiết, do công việc bề bộn, lo nghĩ hoặc do cơ thể suy nhược… mà sinh ra chứ chưa phải là bệnh

Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học, không nên lạm dụng thuốc ngủ. Việc tập thể dục, đi bộ, xoa bóp và thường xuyên dùng các món cháo, canh thuốc dưới đây sẽ giúp thần kinh ổn định, giấc ngủ sẽ trở lại với chúng ta.

Canh vịt trắng, bí xanh, phục thần: vịt trắng 1 con, bí xanh 500g, phục thần 30g, mạch môn 30g. Vịt mổ bỏ ruột làm sạch, chặt miếng cho vào nồi cùng túi vải đựng phục thần, mạch môn, nước, đun sôi một lúc, cho tiếp bí xanh thái miếng vào, đun đến khi thịt, bí chín nhừ nêm vị là được. Ngày ăn 2 - 3 lần. Công hiệu: bổ âm, an thần, thanh nhiệt, ninh tâm, chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược.
 

Cháo long nhãn hạt dẻ:

long nhãn 15g, hạt dẻ đã bóc vỏ 20g, gạo tẻ 50g, đường một ít. Đập vụn hạt dẻ, đem nấu với gạo thành cháo; khi cháo chín tới cho long nhãn vào khuấy đều, đun sôi, cháo chín thì cho đường vào ăn.

Cháo trứng gà, hạt kê: trứng gà 1 quả, hạt kê 100g. Hạt kê vo sạch đổ vào nồi với 1 lít nước, đun to lửa sau nhỏ lửa nấu thành cháo, khi cháo gần chín thì đánh trứng gà vào, đun tiếp một lúc nữa là được. Mỗi tối ăn 1 lần. Công hiệu: bổ tim, an thần, chữa thiếu máu, bồn chồn mất ngủ.

Cháo nhân táo chua, hạt kê: hạt kê 100g, nhân táo chua 30g, mật ong 30g. Trước hết xay giã nhân táo chua thành bột. Hạt kê vo sạch, đổ vào nồi cùng với 1 lít nước, đun to lửa cho sôi, sau nhỏ lửa, khi cháo sắp chín đổ mật ong vào. Ngày ăn 2 lần. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, chữa mất ngủ, ăn không ngon, đại tiện táo.

Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực: thịt lợn 200g, hạt sen 50g, khiếm thực 50g, muối vừa đủ. Thịt rửa sạch cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu chín thành canh, cho gia vị, ăn trong ngày. Công hiệu: bổ thận cố tỳ, ninh tâm an thần, chữa tâm phiền mất ngủ, hồi hộp, lo âu, mộng mị, tiểu đêm nhiều.

Canh hến nấu bách hợp, ngọc trúc: thịt hến 50g, bách hợp 30g, ngọc trúc 20g, muối, bột ngọt vừa đủ. Thịt hến rửa sạch, thái nhỏ, bách hợp, ngọc trúc rửa sạch cho vào túi, tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, rồi chuyển đun nhỏ lửa tới chín nhừ, bỏ túi thuốc, cho muối, gia vị, ăn kèm trong bữa, ăn thịt, uống canh. Công hiệu: bổ âm, dưỡng tâm, trị mất ngủ, khát nước, gan bàn tay bàn chân nóng.

Canh hạt sen: hạt sen 30g, nước vừa đủ nấu chín thành canh, cho gia vị vừa ăn. Ăn, uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, làm ngủ ngon.
 

Canh hàu, thịt lợn: thịt hàu tươi 150g, thịt lợn nạc 150g, gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, hàu làm sạch, cho thịt hàu cùng thịt lợn vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn trong bữa cơm.

Nấm mèo hấp đường phèn: nấm mèo đen 10g, nấm mèo trắng 10g, đường phèn 30g. Nấm ngâm cho nở, bỏ tạp chất, rửa sạch cho vào bát cùng đường phèn, nước vừa đủ, đem hấp hoặc chưng cách thủy khoảng 1 giờ. Ăn cả cái và nước. Công hiệu: bồi dưỡng cơ thể, giải độc, ngủ tốt.

Gà giò hầm long nhãn: gà giò 1 con làm sạch cho vào nồi với long nhãn 30g, một ít rượu, giấm, hành, gừng, muối, gia vị, đặt trên bếp hầm nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ. Ăn trong ngày. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, ngủ ngon.

Nước quả dâu, đường phèn: quả dâu tươi 50g, đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín cho đường vào đánh tan là được. Ngày dùng 1 thang. Công hiệu: bổ âm huyết, nhuận tràng, thông tiện, chữa mất ngủ do can thận âm hư, hay quên.

Nước cam thảo, tiểu mạch, táo tàu: tiểu mạch 60g, cam thảo 6g, táo tàu 30g. Tiểu mạch xát vỏ, táo ngâm nở bỏ hạt, cho vào nồi cùng cam thảo, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi chuyển nhỏ lửa đun khoảng 1 giờ, chắt lấy nước, bỏ bã. Uống trong ngày. Công hiệu: bổ dưỡng tâm can, an thần định chí, chữa mất ngủ, hồi hộp, buồn chán, tinh thần hoảng hốt.

Theo Lương y Minh Chánh
SK&ĐS
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top