Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cháo tỏi, gừng giúp dễ tiêu sau Tết

Thứ năm, 08:35 10/02/2011 | Y học cổ truyền

Dưới đây là các món ăn nhẹ nhàng, thanh khiết giúp bảo vệ sức khỏe sau những ngày xuân.

Trong ba ngày tết, thật khó ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của các món ăn bày đầy trước mặt. Thêm vào đó, trong bầu không khí sum họp, vui tươi, ấm áp cũng góp phần làm tăng thêm sự hứng khởi, rồi chén chú chén anh, nhâm nhi mỗi món một miếng cho biết, và như thế là dạ dày càng lúc càng nở.

Hệ lụy dẫn theo sau mấy ngày tết là lên cân, thừa cholesterol, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột và chán ăn.

Các món ăn nhẹ nhàng, thanh khiết giúp bảo vệ sức khỏe sau những ngày xuân gồm:

1. Canh: giàu dinh dưỡng và dễ tiêu nhất. Đây là những món canh dễ làm, dễ ăn và nên thuốc.

- Canh nấm mèo thịt nạc, thêm một nhúm rau hẹ, đun nhỏ lửa cho sôi, uống, có tác dụng bồi bổ khí huyết, chữa bụng trướng, khó tiêu, giải độc cơ thể.

- Canh đại táo, rửa sạch nấu cho sôi, để ấm uống trong ngày, tác dụng kiện tì ích khí, chữa kém ăn, tì vị yếu mệt.

- Canh thịt giá củ năng: đây là loại canh thượng phẩm được ghi trong sách cổ dùng trong mùa xuân có tác dụng tăng cường sinh lực, ích khí cường thân, khi nấu gồm ít thịt heo nạc, giá sống, bắp cải, củ năng, trứng gà, gừng, hành, dầu mè và ít gia vị, nấu nước thịt xong cho trứng gà vào, nêm nếm vừa miệng, sau đó mới cho giá và cải vào.

- Canh trứng đậu hũ khô: gồm đậu hũ khô thái lát, nấm hương, trứng cút, hành tỏi, giúp bồi bổ tì vị, mạnh dạ dày, ăn ngon miệng, phục hồi sức khỏe.

2. Cháo: có nhiều loại cháo đơn giản mà rất hiệu quả.
 
 
- Cháo tỏi: lấy tỏi tía, nấu trong nước cho nhừ, sau đó cho gạo tẻ vào nấu chung thật nhừ, ăn sẽ giúp ấm tì vị, chữa đầy bụng, ăn không tiêu, kiết lỵ, làm hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu.

- Cháo gừng: gừng tươi, đại táo, gạo tẻ nấu chung, ăn vào giúp chữa đầy hơi, sình bụng, khó tiêu do ăn quá nhiều thịt mỡ, chữa tiêu chảy, nôn mửa.

- Cháo bột ngô: bột ngô nấu chung với gạo thành cháo, chữa mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, cao huyết áp và phòng ngừa ung thư.

- Cháo bát bảo: khiếm thực, hoài sơn, phục linh, hạt sen, ý dĩ, đậu côve, đảng sâm, bạch truật, nấu chung với gạo cho nhừ, ăn vào giúp cơ thể linh hoạt nhẹ nhàng, kiện tì vị, làm ấm cơ thể, chữa tiêu chảy, người mệt mỏi.

3. Nước ép trái cây, rau củ tươi: không chỉ bổ sung cho cơ thể nhiều loại vitamin cần thiết để phòng bệnh, mà còn chữa được một số bệnh thông thường như cảm cúm, ho, viêm nhiễm, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống lão hóa tế bào nên giúp con người giữ được nét trẻ trung.

4. Thức uống từ thảo dược, gồm:

- Tam đậu ẩm: gồm đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, bồi bổ sức khỏe, tiêu mỡ giảm béo.

- Đinh hương, trần bì ẩm: khi uống thêm ít mật ong, công dụng làm ấm tì vị, bổ khí, chữa kém ăn, người mệt mỏi.

Những món ăn sau đây sẽ giúp chúng ta không thiếu chất dinh dưỡng mà dạ dày không bị bắt làm việc quá sức

* Các loại thực phẩm nhiều chất xơ: các loại đậu xanh, đậu đỏ, đậu que, đậu đũa, đậu Hà Lan, măng tre, giá, bắp cải, cà rốt, su hào, nấm... góp phần hạn chế sự hấp thu và kéo các chất béo ra khỏi cơ thể.

* Gia vị như hành, tỏi, nghệ, mùi tây, húng quế... giúp nâng cao hiệu quả của các vitamin nhóm B, tăng cường chuyển hóa và giảm béo bệu.

* Cá, rong biển, ốc, hến giúp dễ tiêu và không làm tăng thêm lượng calo cho cơ thể.
 
Theo DS Lê Kim Phụng
TT
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top