Chồng đánh, chính quyền bảo... nhịn
GiadinhNet - Phụ nữ Việt Nam vốn nổi tiếng ở sự “nhẫn nhịn” và đức hy sinh. Khi họ đã phải kêu cứu tới chính quyền là khi họ đã ở vào tình thế “không thể chịu đựng thêm được nữa”.
Điều này cho thấy sự bất cập khá phổ biến trong việc hỗ trợ và giải quyết vấn đề bạo lực gia đình hiện nay.
Vòng luẩn quẩn
Chuyện vỡ lở từ khi ông An đưa bồ nhí về và bắt bà Bền phải chấp nhận sống cùng một nhà. Bước vào tuổi 60, ở cái tuổi gần đất xa trời, cái tuổi mà con người dường như không còn muốn thay đổi, vậy nhưng bà Bền lại viết đơn xin ly hôn.
Con cái, gia đình, chính quyền đều phản đối quyết định của bà với lý lẽ rằng “già rồi nên sống vì con vì cái”. Cũng vì cái lý lẽ đó đã khiến cho bà Bền phải chịu cảnh bạo hành suốt hơn 20 năm nay. Cho đến khi không ai đồng tình để bà Bền ly hôn, bà đã phải bỏ quê Thanh Hóa ra Hà Nội để đi rửa bát thuê, đi buôn hoa quả để kiếm sống qua ngày.
Là phụ nữ, ai cũng mong muốn có một gia đình, có một chốn để đi về, để nương thân, đặc biệt là khi tuổi già sầm sập đến. Bà Bền cũng vậy, bà muốn được sống yên ổn những ngày cuối đời, nhưng bão tố thường nổi lên trong chính căn nhà của bà, từ chính người chồng má kề tay ấp suốt hàng chục năm nay.
Xem xong, ông bắt bà phải làm y như trong phim. Bà Bền không chịu nên ông An nổi đóa lên. Nhìn bà Bền ngồi im thin thít trên giường, ông An điên tiết lao vào bóp cổ. Ông còn tuyên bố “sẽ lấy vợ bé”, và ông đã làm thật.
Nói với trưởng thôn, trưởng thôn khuyên bà nhịn; nói với Hội phụ nữ xã thì được được tư vấn là “già rồi, sóng vì con vì cháu”; nói với Đảng ủy xã thì bà bị gạt đi “chuyện riêng của gia đình không giải quyết”….
87,1% phụ nữ bị bạo lực gia đình chưa bao giờ tìm đến chính quyền
Những phụ nữ tham gia khảo sát được hỏi họ có bao giờ tìm đến các dịch vụ chính thức hoặc những người ở vị trí có thẩm quyền, gồm công an, Ủy ban nhân dân xã, cơ sở y tế, tư vấn pháp luật, tổ chức xã hội, Hội phụ nữ, lãnh đạo địa phương... để được giúp đỡ hay không? 87,1% phụ nữ từng bị chồng bạo hành chưa bao giờ tìm đến bất kỳ cơ quan, tổ chức nào để được giúp đỡ.
Chỉ có từ 1,7 - 6,3% phụ nữ bị bạo hành đã đến các cơ quan khác nhau để được giúp đỡ. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mà phụ nữ thường tìm đến để nhờ giúp đỡ nhiều nhất là lãnh đạo địa phương, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố (6,3%), tiếp đó là công an, hội đồng nhân dân và cơ sở y tế, rồi sau nữa là các tổ chức xã hội .
Chỉ có 4 phụ nữ (khoảng 0.,%) trả lời đã từng đến nhà tạm lánh, mái ấm.
Kết quả Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình do Chính phủ Việt Nam và Liên Hiệp Quốc công bố ngày 25/11/2010 |
Chị S bị chồng đánh rất dã man. Mỗi lần bực dọc chuyện gì đó, anh N lại cầm cây rượt đuổi đánh chị. Có lần chạy không kịp chị S bị chồng đánh ngất xỉu.
Sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng khi chị S báo cáo với trưởng thôn và chi bộ thôn thì đều nhận được lời khuyên: “Nó đánh một tý thôi, nhịn đi".
Đúng vào thời gian đó, tổ chức Gret tiến hành khảo sát thực trạng bạo lực gia đình ở Hòa Bình nên chị S đã nói lên được tiếng nói của mình. Ngay lập tức Gret liên lạc với Hội phụ nữ Huyện, rồi Hội phụ nữ Tỉnh để có phương án hỗ trợ cho chị S.
Kết quả là Hội phụ nữ Huyện không những không vào cuộc mà còn gọi điện mắng mỏ Hội phụ nữ xã là “vượt cấp”, là không báo cáo với Hội phụ nữ Huyện mà để cho nạn nhân báo cáo với Gret, Gret lại báo lên Tỉnh, làm mất thành tích của Huyện.
Có những phát hiện chỉ ra rằng: trong những trường hợp xấu nhất của bạo lực gia đình, khi một người phụ nữ cảm thấy không thể chịu đựng thêm nữa hoặc khi cảm thấy con cái mình đang gặp nguy hiểm, họ sẽ tìm đến chính quyền địa phương nhờ giúp đỡ.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy phụ nữ ít được chính quyền địa phương giúp đỡ hoặc hỗ trợ đầy đủ. Nhiều lần người phụ nữ được khuyên giữ im lặng và tiếp tục chịu đựng bạo lực và lạm dụng nhằm giữ gìn sự hòa thuận trong gia đình.
Lối mòn xuê xoa hòa giải
Có một thực tế là hiện nay, khâu giải quyết vấn đề bạo lực gia đình tại địa phương gặp phải nhiều lúng túng, bế tắc. Nguyên nhân chính là do thiếu kiến thức về Luật Phòng chống bạo lực gia đình, luật bình đẳng giới và những kiến thức về bạo lực giới…
Sự thiếu kiến thức về bạo lực giới ở các cấp lãnh đạo và các cán bộ xã hội tại địa phương là lỗ hổng rõ nhất gây nên những trở ngại, những quan niệm mang nặng chuẩn mực giới, làm hạn chế công tác đấu tranh xóa bỏ bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Kết quả Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình do Chính phủ Việt Nam và Liên Hiệp Quốc công bố hôm 25/11/2010 cho thấy, có khoảng 60% phụ nữ từng bị bạo lực thể xác và tình dục do chồng gây ra nói họ có nghe về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng không nắm được chi tiết luật. Điều đáng nói là ngay cả các cấp chính quyền địa phương cũng không nắm được Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Một phụ nữ xin được giấu tên ở Bến tre khi trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ cuộc khảo sát này cho biết : "Khi bị ảnh hăm dọa mình thấy chịu không nổi phải nhờ ấp can thiệp thì cũng có báo trưởng ấp thì ổng cũng không nghe mình, ông ấy nói: "Chuyện gia đình mày, mày làm gì thì làm”.
Sự nguy hiểm của việc thiếu kiến thức
Một trong những khuyến nghị mà Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình đặt ra là nâng cao nhận thức, cung cấp các thông tin về thực trạng bạo lực gia đình, chính sách và khung pháp lý có liên quan tới bạo lực trên cơ sở giới cho lãnh đạo và cán bộ xã hội ở chính quyền địa phương.
Nhận thấy “khoảng trống” này trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, ngay từ đầu năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) đã thành lập Trung tâm Tư vấn và Thông tin tư liệu về bạo lực giới (CMRC) nhằm quản lý, cập nhật và cung cấp cho các cán bộ xã hội những thông tin, kỹ thuật phòng chống Bạo lực giới tại Việt Nam và trên thế giới.
Ngoài ra, Trung tâm này còn thiết lập một đường dây nóng qua số điện thoại 04.3775 93 33 để chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn cho cán bộ xã hội khi họ gặp lúng túng trong việc giải quyết và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Đây là kênh trao đổi thông tin chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm giữa những người làm công tác xã hội trên địa bàn cả nước đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay.
Bà Nguyễn Thu Thúy - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Thông tin tư liệu về bạo lực giới (CMRC) - cho biết, trong quá trình tư vấn đã phát hiện thấy khâu giải quyết và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ở ta chưa chú ý tới sự an toàn của người bị bạo lực.
Các cán bộ xã hội ở địa phương thiếu kiến thức để nhận biết nạn nhân đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ bạo lực, từ đó mới có cách giải quyết và hỗ trợ phù hợp, những nguyên tắc đảm bảo an toàn cho nạn nhân là gì, và các kỹ năng tiếp cận và hỗ trợ như thế nào… Nếu có các kiến thức và kĩ năng này, cán bộ xã hội sẽ hỗ trợ cho người bị bạo lực gia đình hiệu quả hơn.
Kỹ năng đơn giản lại là công cụ hữu hiệu
Cũng theo bà Thúy, khi có kiến thức, các cán bộ xã hội sẽ nhận biết được trong tình thế đó thì có nên hòa giải không, nhìn nhận mâu thuẫn ở mức độ nào. Bạo lực ở mức nghiêm trọng lại cho rằng “chỉ đánh một chút thôi” là vô hình chung bao biện cho kẻ gây ra bạo lực, tạo cơ hội cho kẻ gây ra bạo lực tiếp tục hành vi bạo lực của mình.
Có một thực tế là cán bộ Hội phụ nữ ở địa phương cũng có nhiều người không biết đến “Túi an toàn khi bị bạo lực”. Đó là giấy tùy thân, giấy khai sinh của con; tiền; quần áo; tư trang tối thiểu. Khi rơi vào tình thế bị bạo lực gia đình, nạn nhân phải để “túi an toàn” này ở chỗ dễ lấy như ở nhà người thân chẳng hạn, để khi bị đe dọa sẽ chạy cho dễ. Bởi có trường hợp chạy vào nhà lấy quần áo thì bị chồng đánh.
Lâm Thanh
VTV lên tiếng về vụ việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu, gây tai nạn trên quốc lộ 6
Xã hội - 18 phút trướcĐài Truyền hình Việt Nam rất lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng xảy ra lần này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật.
Vì sao phố cà phê đường tàu ở Hà Nội tái diễn cảnh đông đúc?
Xã hội - 51 phút trướcTrước phản ánh về tình trạng phố cà phê đường tàu Phùng Hưng tái diễn cảnh tấp nập khách đến check-in, lãnh đạo phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) đề xuất di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô.
Tin sáng 23/11: Đằng sau lối sống sang chảnh của một 'hot girl' tại Đà Nẵng; Thông tin mới vụ hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày ở Gia Lai
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Phạm Thị Trà My tại Đà Nẵng đăng tải hình ảnh sống sang chảnh trên mạng xã hội để thu hút khách hàng rồi làm việc phạm pháp; Việc hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày đã ảnh hưởng đến chế độ tiền lương của các giáo viên, nhân viên trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông)...
Thông tin mới nhất về những phương tiện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình từ 1/1/2025
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/1/2025, Thông tư 71/2024 quy định quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe có hiệu lực thi hành. Những loại xe nào bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình?
Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?
Pháp luật - 12 giờ trướcLợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.