Chữa chứng uất bằng đông y
Uất là tên chung cho loại bệnh chứng có nguyên nhân là tính khí uất kết làm cho khí cơ uất trệ, rồi lần lượt đến thấp, đờm, nhiệt, huyết, thực uất. Khí uất còn có thể thương âm.
Trong điều trị, điểm tương đồng giữa các chứng uất là dùng thuốc tân khổ (cay đắng) lương nhuận, tuyên thông, song điều quan trọng là phải khuyên nhủ và để người bệnh tự giải quyết các phiền uất của mình, có làm được như vậy thuốc mới phát huy được tác dụng.
Các bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn mãn kinh và stress thời mở cửa hội nhập nằm trong phạm trù chứng uất của Đông y. Sau đây xin giới thiệu cách điều trị các thể bệnh.
Thể can khí uất kết
Bạch thược. |
Phép điều trị: Sơ can lý khí.
Bài 1: Cam thảo 6g, chỉ thực 6g, sài hồ 6g, thược dược 9g, hương phụ chế 4g, uất kim 4g, thanh bì 3g. Cho 800ml nước sắc còn 200ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia 2 lần.
Cam thảo để ích khí kiện tỳ, sài hồ để thâu tà sơ uất, chỉ thực để hành khí, phá kết (sài hồ đi lên, chỉ thực đi xuống cùng để điều khí) thược dược để ích âm, dưỡng huyết, các vị hương phụ, uất kim và thanh bì để lý khí giải quyết.
Bài 2: Xuyên khung 12g, bạch thược 12g, đương quy 16g, hồng hoa 8g, thục địa 12g, đào nhân 8g, táo nhân 10g. Ngày uống 1 thang chia 2 lần.
Bài 3: Trần bì 6g, sài hồ 6g, xuyên khung 4g, hương phụ chế 4g, chỉ xác 4g, thược dược 4g, cam thảo 2g. Ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
Bài 4: Sài hồ 30g, đương quy 30g, bạch thược 30g, bạch truật 30g, phục linh 30g, cam thảo 16g. Tất cả các vị tán mịn, sấy khô, mỗi lần dùng 8g bột trên bọc vào vải xô cho thêm 1g gừng tươi và 2g bạc hà đổ 400ml nước sắc còn 300ml uống trong ngày.
Sài hồ để sơ can giải uất, đương quy, bạch thược để dưỡng huyết nhu can. Bạch truật, phục linh để kiện tỳ trừ thấp, để phục hồi chức năng vận hóa của tỳ, cam thảo để ích khí bổ trung hoãn can, gừng tươi để ôn hòa vị trung, bạc hà để tán can uất.
Thể khí uất hóa hỏa
Biểu hiện: Đau đầu từng cơn do hoả bốc, mồm khô đắng, cáu gắt, đau cạnh sườn, phiền khát mệt mỏi, đau bụng, kinh nguyệt không đều (nữ), lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.
Phép điều trị: Tả uất hỏa
Bài 1: Thương truật 20g, hương phụ chế 8g, xuyên khung 16g, thần khúc 20g, chi tử 20g, tất cả sấy khô, tán mịn làm hoàn với mật ong mỗi viên 2g, ngày uống 4 viên chia làm 2 lần.
Hương phụ để hành khí giải uất chữa khí uất, xuyên khung để hoạt huyết khử ứ, chữa huyết uất, chi tử để thanh nhiệt tả hỏa chữa hỏa uất, thương truật để táo thấp, vận tỳ chữa thấp uất, thần khúc để tiêu thực đạo trệ chữa thực uất.
Bài 2: Hoàng liên 150g, mô thù du 30g, hai vị sấy khô, tán bột mịn làm hoàn với mật ong, mỗi viên 2g, ngày uống 8 viên chia làm 2 lần.
Hoàng liên (khô hàn) để tả hỏa, ngô thù du (tân nhiệt) để vào can giáng nghịch làm cho can vị điều hòa.
Phép điều trị: Lợi khí hóa đờm hoặc sơ uất hóa đờm.
Bài 1: Bán hạ chế 4g, hậu phác 12g, phục linh 16g, sinh khương 20g, tô diệp 6g. Cho 800ml nước sắc còn 200ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia 2 lần.
Bài 2: Bán hạ chế 8g, trúc nhự 60g, chỉ thực 60g, trần bì 90g, phục linh 40g, cam thảo 40g, đại táo 20g. Tất cả các vị sấy khô, tán bột mịn. Mỗi ngày dùng 16g bột trên cho vào túi vải khô, cộng thêm 2g gừng tươi và 1 quả táo. Cho 400ml sắc còn 200ml, sắc 2 lần, chia 2 lần uống trong ngày.
Bán hạ để giáng nghịch hòa vị, táo thấp hóa đàm, trúc nhự để thanh nhiệt hóa đờm, chỉ nôn trừ phiền, chỉ thực để hành khí tiêu đờm, trần bì để lý khí táo thấp, phục linh để kiện tỳ trừ thấp, đại táo, cam thảo để ích tỳ hòa vị điều hòa các vị thuốc.
Tâm tỳ đều hư
Biểu hiện: Hay suy nghĩ căng thẳng (làm tỳ tổn thương) ăn ít, người mệt mỏi, đại tiện thất thường, tim đập hồi hộp hay quên, ngủ ít, lưỡi bệch, mạch tế nhược.
Phép điều trị: Bổ ích tâm tỳ (kiện tỳ dưỡng tâm).
Bạch truật 32g, phục thần 10g, hoàng kỳ 32g, long nhãn 32g, toan táo nhân 32g, nhân sâm 16g, mộc hương 16g, cam thảo chích 8g, đương quy 6g, viễn chí 6g. Tất cả các vị sấy khô, tán bột mịn làm hoàn với mật ong, mỗi viên 2g, ngày uống 2 viên chia 2 lần uống lúc đói.
Thể uất lâu thương thần
Biểu hiện: Buồn rầu bi ai, hay khóc, hay hoảng hốt, hay thở dài, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch huyền tế. Đó là do khí cơ bị trở ngại, dinh huyết đến nuôi tâm thần không đủ gây nên.
Phép điều trị: Dưỡng tâm an thần.
Cam thảo 12g, tiểu mạch 16g, đại táo 5 - 7 quả.
Cách dùng: Cho 800ml nước sắc còn 200ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa
Y tế - 4 năm trướcSau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.
9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh
Y tế - 4 năm trướcĐau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tế - 4 năm trướcThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.
Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?
Y tế - 4 năm trướcChuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.
Bài thuốc trị nhiệt miệng
Y tế - 6 năm trướcNhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...
Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ
Y tế - 7 năm trướcThịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...
Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'
Y tế - 7 năm trướcRau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.
3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm
Y tế - 7 năm trước3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.
Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn
Y tế - 7 năm trướcTheo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.
Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà
Y tế - 8 năm trướcĐông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tếThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.