Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chữa tay chân miệng bằng Đông y

Thứ sáu, 09:51 14/10/2011 | Y học cổ truyền

Mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng bệnh tay chân miệng (TCM) có thể phòng ngừa và chữa trị tích cực bằng Đông y.

Dù không có trong bệnh danh của y học cổ truyền, tuy nhiên căn cứ vào triệu chứng và diễn biến của bệnh, có thể thấy TCM tương ứng với chứng “nhiệt miệng”, “lở miệng”. 

Dùng bài thuốc trị nhiệt

Nhiệt miệng là bệnh phát sinh do hoả độc, nhiệt độc thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất là ở tỳ vị. Hoả độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông y là thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, lương huyết. Các bài thuốc cổ phương như Thanh vị tán, Cầm liên xích đạo thang, Địa hoàng cốt bì thang… là những bài thuốc hiệu quả cao trong chữa trị và ngăn ngừa tái phát bệnh nhiệt miệng.

Các bài thuốc này là sự phối hợp tinh tế của các vị thuốc được sao tẩm khắt khe như hoàng liên, sinh địa, bạch mao căn, đương quy, đan bì… có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, chữa viêm loét miệng, lưỡi, nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng phòng bệnh tái phát.
 

Giữ vệ sinh là cách để phòng tay chân miệng.

 
Hiện nay, y học hiện đại đã phân tích được thành phần kháng sinh thực vật chứa trong hoàng liên. Các vị thuốc đương quy, sinh địa cung cấp các vitamin khoáng chất thường bị thiếu trong bệnh nhiệt miệng, giúp cho sự tái tạo niêm mạc miệng nhanh chóng. Các kết quả này đã minh chứng hiệu quả của các bài thuốc đông y trong phòng chữa bệnh nhiệt miệng.

Cách dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ bị bệnh TCM thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, tàu hủ đường. Không nên cho bé uống các loại nước ép và soda bởi vì hàm lượng axit cao, sẽ gây ra đau rát ở vết loét. Tránh thức ăn mặn hoặc cay.

Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem.

Để phòng ngừa mắc TCM, nên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tã, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh. Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn. Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.

Theo Lương y Quốc Trung
Báo Đất Việt

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top