Chuyện những đứa trẻ bị 'bỏ rơi' Thánh An (kỳ 1): Pháo đài yêu thương giữa giông bão cuộc đời
GĐXH - Mấy chục năm qua, cô nhi viện Thánh An nằm trong quần thể tòa thánh Bùi Chu (huyện Xuân Trường, Nam Định), vẫn ngày ngày thu nhận, nuôi dưỡng những trẻ em khuyết tật, bị bỏ rơi,... nơi đây như một "ốc đảo" ấm áp, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy mái nhà thứ hai.
LTS: Giữa những nhịp đời hối hả và vô tình, nơi vùng quê lặng lẽ của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, có một mái nhà đặc biệt, nơi những đứa trẻ không cha mẹ vẫn lớn lên bằng tình yêu thương chan chứa, nơi những phận người bé nhỏ được ủ ấp bởi trái tim bao dung của những "người mẹ không sinh con". Cô nhi viện Thánh An, nghe tên đã thấy thánh thiện, mà bước vào rồi, lại càng thấm thía sâu sắc hai chữ "nhân ái".
Ở nơi ấy, những tiếng cười trẻ thơ vẫn vang lên mỗi sáng sớm, hòa vào tiếng chuông nhà nguyện ngân nga, dịu dàng như lời ru. Vậy nhưng đằng sau tiếng cười ấy là bao nỗi niềm, câu chuyện về sự từ bỏ, những khởi đầu không ai mong muốn, và cũng là hành trình đi tìm hơi ấm của một mái ấm đúng nghĩa.
Tuyến bài lần này, chúng tôi xin được mở cánh cửa nhỏ dẫn người đọc bước vào Thánh An, không chỉ để nhìn, nghe, mà để cảm và thấu hiểu. Để thấy rằng, trong một góc khuất tưởng chừng lặng lẽ của đời sống, tình thương vẫn âm thầm nảy nở, nâng đỡ và gìn giữ những mầm sống non nớt trước giông gió cuộc đời.
Thánh An mái nhà trong cơn "bão đời"
Trong một buổi chiều của những ngày đầu tháng 4, PV tìm về cô nhi viện Thánh An xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Cô nhi viện Thánh An nằm trong quần thể tòa thánh Bùi Chu, nép mình giữa những cánh đồng xanh bạt ngàn của huyện Xuân Trường, nhưng số phận của những đứa trẻ nơi đây lại chẳng bình yên như cánh đồng mùa gặt. Có em bị bỏ rơi ngay khi lọt lòng, có em mất cả cha lẫn mẹ sau một biến cố "tàn nhẫn". Nhưng rồi, số phận cũng mở ra một cánh cửa khác, một mái ấm, nơi những mảnh đời lạc lõng được đón nhận bằng tình thương.
Trời về chiều, ánh hoàng hôn đỏ rực phía chân trời xa. Trong khoảng sân rộng của cô nhi viện Thánh An, tiếng trẻ thơ cười vang hòa trong gió mát. Một vài đứa trẻ nắm tay nhau chơi đuổi bắt, đứa khác ngồi dưới hiên cặm cụi làm bài tập. Xen lẫn với đó, có nhiều em mắc những căn bệnh hiểm nghèo, tàn tật,... họ chỉ nằm một chỗ, đi bằng các phương tiện hỗ trợ như xe lăn, chống gậy.
Khung cảnh vừa bước vào cô nghi viên Thánh An chúng tôi thấy bình yên đến lạ, mường tượng như một lớp học thu nhỏ nhưng phía sau đó là những câu chuyện khiến bất cứ ai cũng phải lặng lòng.

Lối đi vào bên trong cô nhi viện Thánh An ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định - (ảnh Nhật Tân).
Tiếp chuyện với PV, sơ Phạm Thị Tươi (SN 1973, ở Xuân Trường), phụ trách văn phòng cô nhi viện chia sẻ: "Cô nhi viện Thánh An hiện có 12 sơ chăm sóc cho hơn 100 trẻ mồ côi, khuyết tật đang được nuôi dưỡng tại đây. Còn lại các sơ làm những công việc khác, nhưng đều phục phụ cô nhi viện này. Người nấu nướng, chăn nuôi, bán hàng.
Nơi đây luôn dang tay đón những trẻ dưới 12 tuổi. Các em nhỏ ở đây đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước. Mỗi em mang trong mình một số phận, hoàn cảnh, nỗi đau riêng nhưng các em cùng chung cảnh ngộ là bị chính gia đình chối bỏ. Có em được phát hiện bị bỏ rơi khi còn nguyên núm rốn bên lề đường, ngoài cổng chuông, bãi rác, trong vườn hoặc ngay khuôn viên giáo xứ".
Theo sơ Tươi chia sẻ, trong số em đang được nuôi dưỡng tại cô nhi viện Thánh An, có hơn 20 trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt, bị bại liệt, thần kinh,… được sinh hoạt tại một khu riêng. Ở đây, ngoài việc được chăm sóc y tế, các em luôn được các nữ thiện nguyện (hay còn gọi sơ, chị, dì) theo sát để đảm bảo an toàn, tránh những mối nguy hiểm khi lên cơn bệnh.

Trẻ em ở cô nhi viện Thánh An vui chơi nô đùa ở sân - (ảnh Nhật Tân).
Bên cạnh đó, những em tàn tật sống trong hình hài đứa trẻ, ngây ngô và không thể sinh hoạt như người bình thường ở Thánh An. Tất cả mọi việc từ sinh hoạt, ăn, ngủ đều phải nhờ các nữ thiện nguyện.
"Ở đây nhiều trẻ em bị bỏ rơi, trong quá trình chăm sóc cũng có nhiều trẻ khuyết tật, bệnh hiểm nghèo không may không qua khỏi là một điều tiếc nuối với chúng tôi. Các em khi mất được cầu nguyện theo phong tục và chôn cất ngay tại nghĩa trang của cô nhi viện" - sơ Tươi nghẹn ngào chia sẻ với PV.
Những thiên thần mang nỗi đau và tình thương thay lời hồi đáp
Cũng theo vị sơ này, đối với các em có sức khỏe và tâm lý bình thường, cô nhi viện tạo điều kiện cho đi học, học văn hóa, học nghề nhằm giúp các em tự lập và hòa nhập với cộng đồng. Lớn lên, các em có thể lập gia đình đi ở riêng, hoặc tiếp tục ở lại cô nhi viện để phục vụ.
Em Ngân (tên nhân vật đã thay đổi), 17 tuổi, với dáng người nhỏ thó, đôi mắt lúc nào cũng ánh lên một nỗi buồn xa xăm. Ngân chẳng nhớ mặt mẹ, cũng chưa một lần được nghe giọng cha. Em được nhặt về cô nhi viện khi mới sinh ra vài ngày tuổi. "Em ở đây rất vui, các chị, dì chăm sóc chu đáo. Hằng ngày, ngoài giờ lên lớp học em giúp các dì chăm sóc, chỉ bảo học tập cho các em lứa tuổi dưới".

Khuôn viên cô nhi viện Thánh An có đầy đủ tiện nghi trong đó có khu vui chơi - (ảnh Nhật Tân).
"Em chưa bao giờ nghĩ về gia đình, em cũng chẳng nhớ và hình dung bố mẹ là ai. Giờ em cũng không muốn nghĩ đến, vì họ đã "bỏ" em rồi" - Ngân nghẹn ngào, trên khuôn mặt tỏ ra nỗi buồn.
Mỗi đứa trẻ tại Thánh An là một câu chuyện buồn. Có bé bị bỏ rơi ở bến xe, có bé bị mẹ đẻ lén để lại trên ghế đá bệnh viện, có em được quấn trong chiếc khăn tã cũ, đặt giữa đêm mưa trước cổng viện với dòng chữ viết run: "Tôi không thể nuôi cháu, xin ai tốt bụng giúp với".
Ở Thánh An không ai hỏi chúng lý do vì sao bị bỏ rơi. Cũng không ai ép các em phải quên đi quá khứ. Các sơ ở Thánh An chỉ làm một việc duy nhất, mở rộng vòng tay, ôm trọn những sinh linh bé bỏng không ai chờ đón, và gọi chúng là "con".
Trong khu nhà cấp bốn nhìn cũng đã cũ kĩ, cuộc sống diễn ra như một nhịp chảy đầy thương yêu. Trẻ nhỏ có người bón cháo, thay tã. Trẻ lớn hơn được dạy học, dạy hát, dạy cách làm người. Tất cả đều được yêu thương như nhau, không phân biệt hoàn cảnh hay bệnh tật. Bởi với các sơ, một đứa trẻ dù đến từ đâu, dù mang theo bao nhiêu thương tổn, vẫn xứng đáng được sống tử tế và được yêu.

Có em bị bỏ rơi ngay khi lọt lòng, có em mất cả cha lẫn mẹ sau một biến cố tàn nhẫn. Nhưng rồi, số phận cũng mở ra một cánh cửa khác, một mái ấm, nơi những mảnh đời lạc lõng được đón nhận bằng tình thương - (ảnh Nhật Tân).
Qua tìm hiểu của PV, cô nhi viện Thánh An được Thánh Giám mục Diaz Sanjurjo An thành lập năm 1852. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, đến nay cô nhi viện Thánh An trở thành một địa chỉ từ thiện luôn rộng mở đón nhận trẻ mồ côi về nuôi dưỡng, giáo dục, không phân biệt lương giáo.
Cô nhi viện Thánh An do đức cha Phạm Ngọc Oanh - Giám mục giáo xứ Bùi Chu làm giám đốc. Có thể nói, đây là một làng trẻ mồ côi thu nhỏ được xây dựng, thiết kế khang trang với hệ thống phòng ở, phòng ăn, khu bếp, nhà nguyện, khu vui chơi sinh hoạt chung. Khuôn viên Cô nhi viện ngoài hệ thống vườn hoa tiểu cảnh còn có vườn rau, ao cá, khu chăn nuôi do các tình nguyện viên của cô nhi viện chăm sóc, chăn nuôi.
Các em được nuôi tại cô nhi viện và tại cộng đồng không phân biệt tôn giáo, xa gần. Ngoài những đứa trẻ ở giáo phận Bùi Chu của tỉnh Nam Định, hiện nay đã có những em thuộc các tỉnh, thành khác nhau được hưởng nhờ. Mỗi em một số phận, một nỗi đau riêng nhưng cùng chung cảnh ngộ bị cha mẹ, gia đình chối bỏ.
Theo sơ Phạm Thị Tươi, từ năm 1993, đến nay cô nhi viện đã tiếp nhận hơn 240 trẻ mồ côi, khuyết tật và bị bỏ rơi dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, hơn 120 em đã qua đời do mắc bệnh hiểm nghèo, 40 em được gia đình đón, hơn 70 em tìm lại được gia đình trở về sum họp và gần 10 em nữ đã lập gia đình. Phần đông các em được cô nhi viện cưu mang từ nhỏ với trưởng thành, có em đã tốt nghiệp hoặc học xong nghề,...
Thánh An không phải là phép màu, nhưng nơi ấy là minh chứng trong một xã hội đầy biến động và dửng dưng, vẫn có những con người sống để yêu, sống để giữ lại phần tử tế cho đời. Vậy những năm qua, họ và các em ở đây đã trải qua và đón nhận những gì, mời độc giả đón đọc ở bài tiếp theo.
(Còn tiếp...)

Góc camera khác vụ bé 3 tuổi chạy về gọi bố mẹ cứu bạn rơi xuống hố sâu: Dân tình lại thêm trầm trồ
Đời sống - 1 giờ trướcỞ góc quay khác cho thấy cảnh Phong cùng bạn đang chơi ở một công trình xây dựng gần nhà, bất ngờ người bạn trượt chân, lọt xuống hố.

Hàng vạn du khách chen chân tới đền Hùng dâng hương mặc trời mưa, nhiều em nhỏ thích thú theo cha mẹ dự lễ
Đời sống - 3 giờ trướcDù thời tiết không thuận lợi, từ sáng sớm ngày 10/3 Âm lịch, hàng nghìn người dân và du khách thập phương vẫn đến Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương, bày tỏ lòng thành kính.

Quy định người lao động được nghỉ làm việc trong Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có từ năm nào?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Người lao động được nghỉ làm việc vào Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ năm 2007.

Ngày sinh Âm lịch của người biết kiếm tiền, có cuộc đời dư dả
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này hội tụ đầy đủ các yếu tố để đạt được các tham vọng mình mong muốn, kinh doanh phát tài, kiếm được nhiều tiền nhờ cạnh tranh khốc liệt.

3 con giáp sau kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đón nhận nhiều tin vui, tài lộc rực rỡ
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, đây là 3 con giáp may mắn theo dự báo tử vi tuần mới từ 7/4 - 13/4. Sau ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, các con giáp đón nhận nhiều tin vui, tài lộc rực rỡ.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4, 1/5/3025 : Người lao động nghỉ 5 ngày liên tiếp
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Người lao động sẽ được nghỉ lễ dịp 30-4 và 1-5 kéo dài trong 5 ngày liên tiếp sau dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2025.

Khoảnh khắc bé trai 3 tuổi hốt hoảng báo tin bạn đuối nước khiến triệu người thót tim
Đời sống - 14 giờ trướcThấy bạn rơi xuống hố nước sâu, bé Nam Phong (gần 3 tuổi, trú Nghệ An) hốt hoảng chạy vào nhà kêu cứu. Mọi người chạy ra ngoài, phát hiện một bé trai rơi xuống hố nước và đã nhanh chóng đưa lên bờ.

Điều kỳ lạ về tuổi thọ 300 - 400 năm của các vua Hùng
Đời sống - 16 giờ trướcTheo truyền thuyết, các vua Hùng có tuổi thọ dao động trong khoảng từ 300 đến 400 năm, có vị vua còn được ghi nhận sống tới 420 năm.

Nhiều người văng xuống đường sau cú va chạm giữa xe khách và xe đầu kéo ở Tuyên Quang
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe đầu kéo xảy ra trên đoạn đường qua huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) khiến 4 người trên xe khách rơi xuống đường, nhiều người khác bị thương.

Con giáp hay dính phải thị phi chỉ vì quá ưu tú
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Sự ưu tú, nổi trội hơn người khiến những con giáp này dễ trở thành tầm ngắm của những kẻ tiểu nhân. Quả thật là "nằm không cũng trúng đạn" mà!

Điều kỳ lạ về tuổi thọ 300 - 400 năm của các vua Hùng
Đời sốngTheo truyền thuyết, các vua Hùng có tuổi thọ dao động trong khoảng từ 300 đến 400 năm, có vị vua còn được ghi nhận sống tới 420 năm.