Hà Nội
23°C / 22-25°C

Clip ‘cô Trinh dọa ăn’ của TikToker Long Chun gây hại cho trẻ em

Thứ năm, 10:02 13/04/2023 | Nuôi dạy con

Theo chuyên gia và nhiều phụ huynh, việc ép con ăn bằng những clip mang tính kinh dị như "cô Trinh dọa ăn" sẽ tạo tổn thương với sức khỏe tinh thần của trẻ.

Những ngày qua, Hải Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội), người mẹ có 2 con, cảm thấy khó hiểu và không đồng tình khi thấy nhiều phụ huynh chia sẻ clip “Cách cho trẻ ăn hiệu quả” của TikToker Long Chun (tên thật Trần Hoàng Long), thậm chí dùng để dọa con.

  • Con đòi cha mẹ cho chơi TikTok vì 'các bạn trend nào cũng biết'

    Con đòi cha mẹ cho chơi TikTok vì 'các bạn trend nào cũng biết'ĐỌC NGAY

Trong clip, Long Chun đóng vai “cô Trinh”. Người này vừa cầm bát, vừa đóng cảnh dọa em bé ăn cơm kèm lời nói mang tính dọa dẫm, đáng sợ như “ngoan cô Trinh thương, cô Trinh yêu. Hư cô Trinh nuốt chửng”. Cùng theo đó là nền nhạc gây sợ và hành động đấm vào ngực, có biểu cảm tức giận, trợn mắt, gằn giọng.

Bản thân từng bị người lớn đem “ông ba bị”, “kẻ bắt cóc trẻ con” ra dọa nạt ngày nhỏ, Hải Hà hiểu cảm giác sợ hãi trước những nhân vật kinh dị như thế nào.

“Không nên gieo rắc vào đầu con trẻ những hình ảnh, suy nghĩ tiêu cực như vậy. Trẻ con rất dễ bị tác động, ám ảnh”, cô nói với Zing .

Theo ghi nhận, sau khoảng 2 tuần, tính đến ngày 12/4, video có tiêu đề “Cách cho trẻ ăn hiệu quả” đã thu hút hơn 15,2 triệu lượt xem cùng gần 34.000 bình luận.

Cùng với đó, nhiều phụ huynh quay lại cảnh dùng clip của Long Chun để dọa con rồi đưa lên mạng với tiêu đề như “Cô Trinh quyền lực”, “Cách giúp bé uống sữa nhanh”, “Sợ cô Tuấn Trinh còn hơn ông Kẹ nữa”.

Trong phần bình luận, nhiều cha mẹ tỏ ra thích thú khi cho rằng đã tìm ra cách để ép con ăn. “Con em chưa đến bữa ăn cơm mà vừa xem clip vừa bảo ‘Cháu ăn rồi, cháu nuốt rồi’”, “Cô Trinh ơi, cháu nhà em khóc ré lên rồi”, “Chưa bao giờ con nhà mình ăn nhanh như vậy” là những bình luận phổ biến của người xem.

Mất nhiều hơn được

Chia sẻ với phóng viên, vợ chồng Hải Hà cho biết thống nhất quan điểm không ép, dọa con trong chuyện ăn uống, để con ăn tùy sức. Hai người cũng quản lý chặt các kênh video và thời gian con dùng mạng xã hội, để con tránh xa các nội dung độc hại, không phù hợp lứa tuổi.

Hà cho biết cách đây 3, 4 tháng, cậu con trai lớn (4 tuổi) của cô không rõ vô tình xem được hình ảnh đáng sợ về ma quỷ trên mạng hay bị người lớn dọa trêu. Bình thường, cậu bé có thể tự mình đi hết con ngõ dài khoảng 100 m qua nhà hàng xóm chơi vào đầu giờ tối song bỗng nhiên không dám nữa hay đòi mẹ đưa đi vì “con sợ ma”.

Phải mất cả tháng trời động viên, giải thích, Hà mới có thể giúp con bình tĩnh và bớt ám ảnh.

Clip ‘cô Trinh dọa ăn’ của TikToker Long Chun gây hại cho trẻ em - Ảnh 2.

Đỗ Tâm, mẹ của một bé 2,5 tuổi, hốt hoảng khi xem phải clip "cô Trinh" trên TikTok. Ảnh: NVCC.

“Bởi vậy, tôi không bao giờ dùng nhân vật, hình ảnh kinh dị nào để dọa dẫm con”, Hà nói.

Thậm chí, cô cũng không nói với con rằng nếu không ngoan sẽ báo chú cảnh sát, bác sĩ phạt, để con không hiểu nhầm và sợ sệt. Bây giờ nếu gặp, con cũng rất quý và yêu thích những người làm nghề nghiệp này.

Đỗ Tâm (sinh năm 1995, Đồng Nai) cũng cho rằng với người lớn, clip “cô Trinh” chỉ mang tính đùa giỡn, hài hước song với nhiều trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn 1-5 tuổi, lời lẽ hăm dọa cùng âm thanh ghê rợn trong clip có thể gây ám ảnh tâm lý lâu dài.

Bên cạnh đó, hình ảnh một số em nhỏ vừa khóc vừa bị bón thức ăn vào miệng trong khi xem clip, được cha mẹ chia sẻ cũng khiến cô lo ngại.

“Mẹ và chồng tôi làm việc trong bệnh viện. Thi thoảng tôi qua thăm, chứng kiến nhiều em bé nhập viện do sặc sữa, thức ăn do vừa ăn vừa khóc, rất nguy hiểm. Có nhiều bé tím tái, phải đặt nội khí quản”.

Theo Tâm, dù có thể đạt được hiệu quả tức thì là cho các bé ăn xong bữa, những hình ảnh đáng sợ sẽ để lại hậu quả nặng nề với tinh thần trẻ, thậm chí khiến trẻ có tâm lý sợ sệt mỗi khi phải ăn uống về sau.

Bà mẹ Đồng Nai cũng cố gắng kiểm soát những nội dung cậu con trai 2,5 tuổi có thể xem được trên các nền tảng sau một sự cố. Cụ thể trước đây, trong một lần vô tình lướt trúng hình ảnh đáng sợ trên điện thoại, bé bị ám ảnh, khóc, không ngủ nổi vào ban đêm.

Hiện, vợ chồng Tâm cố gắng tạo không khí vui vẻ, thoải mái vào mỗi bữa ăn cho con. Khi gửi bé đi nhà trẻ, cô nhờ giáo viên quan sát, nếu thấy bé khóc quá, không muốn ăn nữa thì không ép, để bé ăn tùy sức.

“Chính người lớn cũng không muốn ăn uống trong tâm trạng sợ sệt, vậy tại sao cha mẹ lại để cho con mình vừa khóc vừa ăn chứ?”, cô đặt câu hỏi.

co Trinh doa tre an anh 2
co Trinh doa tre an anh 3

Nhiều trẻ khóc thét khi được cha mẹ cho xem clip của "cô Trinh". Ảnh cắt từ clip.

Trẻ bị tổn thương

Thạc sĩ tâm lý lâm sàng Đoàn Thị Hương (giám đốc Trung tâm tư vấn - Trị liệu tâm lý SHARE) nhận định việc dọa nạt, ép trẻ nhỏ ăn uống hay thực hiện các hoạt động khác bằng những clip như “cô Trinh dọa ăn” là phản giáo dục, gây ám ảnh, sợ hãi và hoàn toàn không nên làm.

Theo bà Hương, những người lớn khi bắt gặp clip tương tự nếu không thoải mái có thể từ chối, tắt đi nhưng một đứa trẻ không thể làm vậy khi bị ép xem. Đó là hành vi bạo lực với trẻ, có thể đem lại nhiều hệ lụy về tâm lý, hành vi.

“Ở một số trường hợp, việc người lớn sử dụng thông điệp dọa dẫm có thể khiến trẻ sợ hãi, và kích thích cơ chế phản ứng sinh tồn của đứa trẻ. Các cơ chế phổ biến là: chiến đấu - chạy trốn - tê liệt. Ngoài ra, trong một số trường hợp, để thích ứng và ngừng bị tấn công, ở trẻ phát triển xu hướng tuân phục, làm hài lòng người lớn”, bà nói.

Theo đó, cơ chế chiến đấu là đứa trẻ trở nên cáu bẳn, tức giận. Về lâu dài, trẻ có thể có xu hướng bắt chước hành vi đó, sử dụng bạo lực với bạn khác, trút sự giận dữ lên đồ vật, vật nuôi hay với người khác. Khi đó, người lớn thường không hiểu lý do trẻ lại hung hăng, gây hấn và có hành vi bạo lực như vậy, người ta có thể đánh giá là trẻ hư và lại có xu hướng dùng bạo lực nhiều hơn với trẻ để uốn nắn hành vi.

Clip ‘cô Trinh dọa ăn’ của TikToker Long Chun gây hại cho trẻ em - Ảnh 4.

Chuyên gia tâm lý khuyến cáo cha mẹ không nên dọa, ép trẻ ăn uống, ngủ nghỉ bằng các hình ảnh đáng sợ. Ảnh minh họa: Ketut Subiyanto/Pexels.

Thứ hai, khi bật cơ chế né tránh, chạy trốn, đứa trẻ sợ hãi, né tránh việc ăn, việc tiếp xúc với người lớn. Một số trường hợp đứa trẻ sợ hãi la khóc, nôn ói để khỏi phải ăn, phải xem; hoặc tuân phục, tuân thủ mọi hành động người lớn yêu cầu để không phải rơi vào tình huống đó nữa.

Về sau gặp trường hợp dọa dẫm, nhân vật tương tự cũng có thể khiến bé ám ảnh, khóc thét vì bị gợi nhớ ký ức đáng sợ. Ngoài ra, khi một đứa trẻ bị đe dọa, sợ hãi nhưng không thể hoặc không được quyền chạy trốn, chấm dứt hành động trước mắt, trẻ có thể trở nên “đơ”, tê liệt, mất phản ứng hoặc phản ứng như cái máy, không cảm xúc. Đây cũng là một phản ứng tâm lý rất tệ.

“Việc ép trẻ ăn ngủ bằng clip đáng sợ có thể tạo ra những phản xạ có điều kiện, khiến việc ăn uống, đi ngủ vốn là tự nhiên, dễ chịu thành nỗi sợ hãi. Về lâu dài, nó có thể ảnh hưởng đến tính cách, nhân cách, cách trẻ đối phó với các vấn đề trong cuộc sống”.

Theo bà Hương, cha mẹ có thể áp dụng nhiều cách làm khoa học, lành mạnh hơn trong việc giáo dục trẻ, đặc biệt trong vấn đề ăn uống.

Thứ nhất là tạo nếp. Trẻ nhỏ thường dễ bắt chước nên nếu gia đình có nếp giờ nào việc nấy, hành động tốt, trẻ sẽ học theo một cách thoải mái.

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tạo phản xạ có điều kiện cho trẻ, cho trẻ ăn theo nhu cầu cơ thể, khi vừa đến lúc đói. Khi đó, trẻ sẽ đáp ứng được tốt hơn so với khi quá đói hoặc còn no và dẫn tới không hứng thú với việc ăn uống hoặc ăn không nhiệt tình, chống đối. Việc theo dõi nhu cầu con là rất quan trọng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho con ngồi ăn ở chỗ yêu thích, tạo nghi thức ăn vui vẻ, thoải mái nhưng cũng không nên làm xao nhãng như dùng tivi. Bởi trẻ sẽ không cảm nhận được việc ngon khi ăn, gây mất tập trung.

'Hôn nhân không đơn giản như bạn nghĩ. Hai người sống với nhau và bạn chỉ còn lại một mình' - những người đã trải qua hẳn sẽ hiểu câu nói này"Hôn nhân không đơn giản như bạn nghĩ. Hai người sống với nhau và bạn chỉ còn lại một mình" - những người đã trải qua hẳn sẽ hiểu câu nói này

GĐXH - Hôn nhân không phải là chuyện của một người. Dù nam hay nữ, ai cũng muốn được yêu thương, không ai muốn "biến" mình thành ốc đảo.

Bí mật hạnh phúc của các cặp đôi

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con

Nuôi dạy con - 17 giờ trước

GĐXH - Không cần ép học, không cần la mắng, chỉ cần xây cho con hai thói quen tốt dưới đây, cha mẹ đã đặt nền móng vững chắc cho tương lai con cái.

Trẻ có IQ cao thường nói những câu này trước 6 tuổi: Bạn đã từng nghe con nói chưa?

Trẻ có IQ cao thường nói những câu này trước 6 tuổi: Bạn đã từng nghe con nói chưa?

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - 91% trẻ có IQ cao đều phát triển ngôn ngữ sớm và biết cách thể hiện tư duy khác biệt qua lời nói hằng ngày.

2 tháng nữa tốt nghiệp ĐH thì biến mất: Cha nghèo bật khóc vì bán hết tài sản, nợ nần nuôi con gái ăn học

2 tháng nữa tốt nghiệp ĐH thì biến mất: Cha nghèo bật khóc vì bán hết tài sản, nợ nần nuôi con gái ăn học

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

Người cha cho hay ông vẫn sống ở quê, ngập trong nợ nần vì không thể trả nợ tiền học phí đã vay. Con gái cắt đứt liên lạc.

Nếu thấy xung quanh con có 4 kiểu bạn này thì cha mẹ phải can thiệp ngay lập tức: Càng để lâu, hậu quả càng khó lường!

Nếu thấy xung quanh con có 4 kiểu bạn này thì cha mẹ phải can thiệp ngay lập tức: Càng để lâu, hậu quả càng khó lường!

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

Có 4 kiểu “bạn xấu” nguy hiểm nhất mà cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác.

Cha mẹ có tầm nhìn xa thường làm điều này: Kết quả, con họ lớn lên lại thành công, phát triển vượt chúng bạn!

Cha mẹ có tầm nhìn xa thường làm điều này: Kết quả, con họ lớn lên lại thành công, phát triển vượt chúng bạn!

Nuôi dạy con - 6 ngày trước

Triết lý "đầy - vơi" trong cuộc đời được thể hiện rõ ràng nhất trên hành trình trưởng thành của con người.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Có thể bạn bận rộn, nhưng nếu bỏ lỡ 4 khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn đã đánh mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và yêu thương.

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Từ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Top