GĐXH - Sau nhiều năm bám bản, cô giáo vùng cao cùng các học trò cũng đã có ngày không còn cảm giác sợ nhà sập mỗi kỳ mưa gió. Bản Mông reo hò như có hội lớn. Trẻ con, người lớn tíu tít quanh 5 lớp học mới, có điện hẳn hoi.
Đến tận thời khắc này, cô Phượng vẫn không thể quên được khoảnh khắc đặc biệt khi cùng các học sinh bước vào những căn lớp mới xây. Đó là thời khắc chưa từng có trong đời giáo viên của chính chị và các đồng nghiệp.
Nhớ lại thời khắc đặc biệt đó, chị Phượng nghẹn ngào: "Đêm đầu tiên nằm ngủ trong lớp học mới, tôi và các đồng nghiệp đều không ngủ được vì hạnh phúc. Vậy là từ nay, cô trò sẽ không còn phải lo nhà sập ngày mưa bão. Lớp ấm rồi, sẽ có đông học sinh hơn. Sẽ không còn phải thuyết phục học sinh đi học nữa".
Lớp học đã có, cô giáo Phượng lại tiếp tục tìm cách để các con có thể có áo ấm, cơm no. Tranh thủ sau những giờ dạy miệt nhoài, chị lại trở thành nhịp cầu kết nối trẻ em Sá Tổng với các nhà từ thiện. Từ trực tiếp liên hệ Facebook đến kết nối các đội nhóm, chị chưa từng nề hà bất cứ việc gì.
Được sự ủng hộ của các Mạnh Thường Quân, chỉ sau thời gian ngắn kêu gọi, chị Phượng đã gom góp được một số lượng quần áo cũ đủ cho 400 trẻ mặc ấm mùa đông đều đặn.
Những hộp bánh được cô Phượng quyên góp từ miền xuôi khiến các con hạnh phúc đặc biệt, nhịp mời như nhanh hơn.
Chị Phượng tâm sự: "Tôi đã xin được nhiều quần áo hơn, cả đồ cũ, đồ mới rồi đem về phân loại cái nào rách nhưng còn tốt thì giặt, khâu lại rồi đem cho các con. Một mình không làm xuể mà các con thì đang co ro trong đói rét nên mình đã kêu gọi mọi người là người thân, đồng nghiệp trong trường cùng chung tay góp sức".
Với người dân Sá Tổng chị không chỉ là cô giáo mà con là "người kết nối" thân thương nhiều năm qua.
Với chị, đó là một xúc cảm đặc biệt trong đời: "Cảm giác dâng trào khi chứng kiến các con được khoác lên mình chiếc áo ấm. Những nỗi lo cơm áo gạo tiền, sự ấm ức khi con ốm mà vẫn phải bỏ con ở nhà cho ông bà bỗng chốc lùi xa".
Chị Phượng không thể lý giải được lý do nhưng chúng tôi hiểu rằng lý do quan trọng nhất khiến chị có thể vượt qua tất cả đó là tình yêu nghề và niềm hy vọng đặc biệt với con trẻ. Cũng có lúc vì quá vất vả, chị cũng đã từng có ý định bỏ nghề. Nhưng cứ chứng kiến các con đi học đều hơn, múa hát giỏi hơn. Nhiều con biết học toán, biết làm nhiều việc tốt, mạnh dạn tự tin rút ngắn sự chênh lệch lớn giữa trẻ vùng cao và miền xuôi chị lại có thể vượt qua tất cả.
Khi phòng học và áo ấm đã có, chị Phượng cùng các đồng nghiệp lại tiếp tục một hành trình mới đó chính là hành trình thay đổi nhận thức cho phụ huynh vùng cao. Nhiều phụ huynh cho rằng cấp học mầm non chỉ là điểm trông giữ trẻ. Nhiều con đi học đến 5 tuổi rồi nhưng vẫn chưa có giấy khai sinh, chưa được đến trường. Nhiều trẻ phải đi theo bố mẹ để trông em cho bố mẹ làm nương. Và khi đó, chị Phượng cùng các giáo viên lại bước tiếp trên một hành trình mới, hành trình giành giật cơ hội được đến trường cho các con thơ.
Cô giáo Phượng nhớ lại những tháng ngày gian nan: "Nhiều khi các cô giáo bám bản còn phải đón đường đi nương của bố mẹ các bé hoặc dạy từ sáng sớm khi trời còn tờ mờ sáng để giữ chân các bé đi học. Các cô ngồi lại nhà chờ các bé ngủ để dón các con đến lớp. Một nhà có 3- 4 bé trong độ tuổi mầm non từ 1 đến 5 tuổi. Cô vừa là cô giáo vừa là mẹ bồng bế nhau đến lớp từ sáng ở cùng nhau cả ngày đến tối.
Rồi những buổi tan học bố mẹ các bé chưa kịp đi làm nương về cô lại vừa trông các con vừa dọn dẹp lớp học rồi trời choạng vạng tối cô lại đưa các con về nhà. Cứ thế cô và trò quấn quýt như mẹ con. Nhiều khi các con ốm sốt lớp ở xa trạm y tế cô luôn để sẵn trong lớp nào thuốc hạ sốt, nào cao nào dầu gió phòng khi các con ốm".
Với chị Phượng và những giáo viên vùng cao thì sau những giây phút "hồn nhiên" thì những gánh nặng, trăn trở vẫn còn đó.
Học sinh ở Sá Tổng 100% đều là dân tộc Mông nên rào cản lớn nhất giữa cô và trò là sự bất đồng ngôn ngữ. Học sinh từ nhiều độ tuổi nhưng đều phải sắp xếp ngồi cùng một lớp. Điều đó khiến đôi lúc chính bản thân chị và các giáo viên phải gồng mình để làm việc.
Con đường đến trường của chị vẫn khấp khểnh sỏi đá. Đôi mắt chị Phượng nhìn về hướng xa xăm nhưng lại rất khao khát – tựa như lúc chị kể về những đêm đầu tiên sau ngày có lớp học mới: "Chỉ mong sao con đường đến trường của chúng tôi và học sinh sẽ được bằng phẳng hơn. Chỉ mong sao mức lương của giáo viên bám bản sẽ cao hơn để nhiều giáo viên mới có thể đồng hành cùng học sinh vùng cao".
Nói về điều gửi gắm với những sinh viên mới ra trường muốn gắn bó với vùng cao, chị Phượng đầy tâm huyết: "Qua những năm công tác cống hiến tuổi trẻ trên vùng cao mình tâm niệm rằng dù công tác ở vùng miền nào hãy luôn sống với nhiệt huyết tuổi trẻ và mang lòng biết ơn. Biết ơn những gì mình đang có, biết ơn vì mình có công việc, có một cơ thể lành lặn và một khối óc để tư duy.
Mỗi lần thấy chị người dân Sá Tổng mừng vui tíu tít. Những mỏm đất bằng trong bản không có hội mà vẫn chật kín người.
Dù ở bất cứ nơi nào hãy nghĩ mình sẽ làm điều có ích bằng khả năng và công sức của mình. Công tác trên vùng cao hãy dùng trái tim để cảm nhận sự chân chất, thật thà và sự ngay thẳng của dân bản đừng tách dời bản thân với người dân mà hãy hòa mình vào nhịp sống của bà con. Yêu thương học sinh như con em của mình bằng trái tim yêu thương thì dù ở đâu thì đó cũng là nơi đáng sống và đáng để cống hiến. Hãy luôn nghĩ mình là người có ích muốn làm việc có ích cho những nơi mình từng đến".
Thấy xe của cô Phương dân bản đón từ chân dốc. Tiếng xe máy mà ngỡ như tiếng khèn ngày hội.
Nghề giáo viên vùng cao nhiều gian truân nhưng chị Phượng vẫn muốn được làm nếu được chọn lại lần thứ hai trong đời. Với chị, Sá Tổng đã trở thành quê hương, con em đồng bào đã trở thành những đứa con ruột thịt của chị. Cứ mỗi lúc nhìn con trẻ trưởng thành thoát khỏi mù chữ và đói ăn, lòng mình lại rộn vang, hạnh phúc dâng trào.
Chị Phượng rất hay làm thơ. Chị bảo làm thơ là cách để chiêm nghiệm những nỗi niềm về con trẻ vùng cao - những đứa con ruột thịt không phải do mình sinh ra. Hơn 10 năm, gần 4000 ngày gắn bó chứng kiến bao chuyện vui, chuyện buồn cùng dân bản. Đôi lúc, chị cũng đã đau đớn đến nghẹn ngào. Đó là lúc chị thấy các con của mình có những bé đang học dở mầm non sau một trận ốm, do phong tục tập quán lạc hậu để ở nhà làm mo làm cúng đưa đến bệnh viện muộn mà mãi mãi chẳng thể đến lớp.
Đối với những em nhỏ vùng cao những món quà được gửi tặng thật quý giá và thiêng liêng.
Chị ấp ủ: "Tôi biết việc mình xin quần áo, xin đồ chỉ là tạm thời chứ không giải quyết tận gốc được vấn đề nghèo đói và lạc hậu cho các con và dân bản. Tôi đang ấp ủ việc làm thế nào thay đổi nhận thức của nhân dân quan tâm đến con em mình hơn. Và cũng đang dự định làm sao để phủ xanh đất trống đồi trọc giúp giải quyết vấn đề thiếu nước để các con có nước tắm giặt trông sạch sẽ hơn gọn gàng hơn, đáng yêu hơn".
Trên những lớp học vùng cao có rất nhiều những con người đang dành những thanh xuân và tuổi trẻ để cống hiến mong sao những mầm non của núi rừng sẽ vươn xa hơn đến được những lớp học cao hơn sau này có thể quay lại giúp bản làng mình bớt nghèo đói, bớt lạc hậu.
Ở đây luôn có những người cùng chung chí hướng, chung nhiệt huyết. Nhiều thầy cô đã bén duyên và nên đôi vợ chồng ở lại với mảnh đất này như cô Khoàng Thị Quê giáo viên trường mầm non số 1 Sá Tổng và anh Điêu Chính Quê giáo viên trường Trung học cơ sở bán trú và tiểu học Sá Tổng. Hai người cùng vào dạy trong một điểm bản rồi cùng nhau vượt qua khó khăn bén duyên thành đôi vợ chồng cùng nhau cống hiến.
Hay câu chuyện của cô Khoàng Thị Hạnh vì những lúc các con ốm bố mẹ các con đi vắng cô lại phải đưa con ra trạm khám thế rồi bén duyên cùng anh y tá thế là các con lại có thêm một người cùng lo lắng cho lớp học nhỏ luôn rộn rã tiếng cười.
Kết thúc giờ dạy, giữa cao xanh đại ngàn, chị Phượng lại gấp gáp về nhà cùng chồng. May mắn nhất với chị là có một người chồng thấu hiểu. Chồng chị vốn là cán bộ tư pháp nên cũng rất hiểu cuộc sống của bà con đồng bào.
3h sáng, gió đại ngàn réo rắt, hai vợ chồng chở nhau đi nhận đồ từ thiện để kịp giặt phơi trao cho các con. Giữa bao la đất trời và những niềm hy vọng, những vần thơ chị viết cứ thế vang vọng, như một tín hiệu của thương yêu vào vụ trụ:
"Mỗi ngày một thoáng bình yên
Ở đây có những yêu thương vỗ về
Trông con yên giấc buổi trưa
Cô còn đau đáu nỗi lòng xót xa
Mong sao mưa nắng thuận hòa
Lớp học sẽ bớt một phần gió sương
Đường con đến chẳng còn lấm lem
Đất đồi sẽ chẳng theo chân con về
Đôi môi chúm chím gọi cô vỗ về
Cô chào má lúm xinh xinh
Cô yêu lắm lắm mầm non lớp mình
Cô trò như thể gia đình yêu thương
Cô đi con nhớ vấn vương mong về
Thương con cô chẳng thể xa
Đi đâu cũng nhớ đàn con ngóng chờ
Lớp học chẳng phải lớp đâu
Là nhà cô đấy chờ con mỗi ngày".
Huy Hoàng
4 loại thực phẩm dễ kiếm giúp giải rượu, bia cực tốt cho cả đàn ông và phụ nữ
Ăn - 5 tháng trướcGĐXH - Trong các buổi liên hoan, không thể tránh được việc phải tiếp xúc với bia rượu. Dưới đây là 4 loại thực phẩm dễ kiếm nhưng có công dụng giải rượu, bia, giảm tình trạng đau đầu, khó chịu sau khi uống rượu, bia.
4 loại thực phẩm không nên cho vào nồi chiên không dầu
Ăn - 5 tháng trướcGĐXH - Nồi chiên không dầu là thiết bị sử dụng sức nóng của không khí lưu thông trong nồi để làm chín thực phẩm. Nó rất tiện ích nhưng có 4 loại thực phẩm bạn lại không nên cho vào.
Video đối tượng phê ma túy điên cuồng tấn công đại úy công an giữa ngã ba đường
Pháp luật - 9 tháng trướcGĐXH - Vừa sử dụng ma tuý xong, Hưng điều khiển xe máy điên cuồng tấn công một Đại uý công an giữa ngã ba đường.
Video: Hành trình hơn 600 ngày đêm truy bắt kẻ giết người trốn trong rừng sâu
Pháp luật - 9 tháng trướcGĐXH - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ thành công đối tượng Nguyễn Hồng Sơn, (SN 1983, trú tại thôn Kim Quang, xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh). Đây là đối tương bị truy nã đặc biệt nguy hiểm về tội 'Giết người'.
Video: Khoảnh khắc xe máy lao thẳng vào ô tô khiến một người tử vong, camera hành trình chỉ ra nguyên nhân vụ tai nạn
Media - 9 tháng trướcGĐXH - Vượt xe khác ở tốc độ cao, khi phát hiện có ô tô phía trước đang quay đầu, người điều khiển xe máy bóp phanh gấp, dẫn đến tai nạn.
Video: Xe máy 'không biết từ đâu xuất hiện', lao thẳng vào đầu xe ô tô trên phố Hà Nội
Đời sống - 10 tháng trướcGĐXH - Khi chiếc xe ô tô con đang di chuyển trên đường, bất ngờ một xe máy không biết từ đâu xuất hiện, chạy ngược chiều rồi lao thẳng vào đầu ô tô với tốc độ cao.
Nhan Phúc Vinh chỉ được cái đẹp trai, còn diễn xuất thì...
Giải trí - 10 tháng trướcGĐXH - Vượt qua cái tên đầy sức nặng là NSƯT Hoàng Hải trong Cuộc đời vẫn đẹp sao, Nhan Phúc Vinh đã được xướng tên ở hạng mục Diễn viên nam ấn tượng của VTV Awards 2023 diễn ra tối qua 1/1/2024.
ĐỘC QUYỀN: CEO Đào Lan Hương: Nghịch cảnh cũng chính là cơ hội để trưởng thành
Media - 1 năm trướcGĐXH - Đây là lần đầu tiên CEO Đào Lan Hương chia sẻ về đời tư, về cuộc sống riêng sau khi ly hôn Shark Bình. Chị cho biết, đã dùng chính câu chuyện tan vỡ để dạy con lòng nhân ái, cách đối diện với khó khăn và vượt qua nó.
Rao bán cắt lỗ chung cư mini sau vụ cháy ở Thanh Xuân, Hà Nội
Media - 1 năm trướcGĐXH - Vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, Hà Nội vừa qua đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản. Sau hậu quả của vụ cháy, thị trường chung cư mini cũng có nhiều biến động.
Cận cảnh loạt nhà xưởng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ ở quận Cầu Giấy
Thời sự - 1 năm trướcGĐXH - Loạt nhà xưởng mọc lên trên hàng nghìn mét vuông "đất vàng", thuộc KĐT Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường.
4 loại thực phẩm không nên cho vào nồi chiên không dầu
ĂnGĐXH - Nồi chiên không dầu là thiết bị sử dụng sức nóng của không khí lưu thông trong nồi để làm chín thực phẩm. Nó rất tiện ích nhưng có 4 loại thực phẩm bạn lại không nên cho vào.