eMagazine

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 1.

Đạo diễn Đức Thịnh đang làm MC chương trình Tâm đầu ý hợp cùng Lâm Vỹ Dạ. Trong tập phát sóng cách đây không lâu, 2 MC đã nghe chia sẻ từ bà xã Quách Thành Danh rằng cuộc sống của cặp đôi hiện tại khá viên mãn nhưng cô vẫn còn một mong mỏi chưa làm được. Đó là mơ ước con trai thứ 5 của họ sẽ khỏe mạnh hoàn toàn. Được biết, bé Tuấn Nhiên nhà giọng ca Tôi là tôi mắc bệnh hiếm gặp từ khi mới chào đời.

Nghe vậy, Đức Thịnh đồng cảm, anh chia sẻ: "Thế thì giống tôi. Bé nhà tôi vẫn chưa mở miệng nói được, 5 tuổi rồi, chưa nói từ nào hết. Mình là bố, mình về nói chuyện với con, cố gắng bao nhiêu năm rồi mà vẫn vậy. Nó chỉ có âm 'papa' phát ra nhưng chưa phải là ý thức".

Đức Thịnh bất ngờ chia sẻ trên truyền hình về con trai 5 tuổi chưa nói được

Được đồng nghiệp Lâm Vỹ Dạ hỏi thăm, ông xã Thanh Thúy cho biết, mọi thứ của con vẫn phát triển bình thường, chạy nhảy hoạt bát, chỉ có điều không nói thôi. Nhiều khán giả không khỏi bất ngờ, bởi Thanh Thúy - Đức Thịnh vẫn thường chia sẻ hình ảnh về con, cậu bé rất điển trai, đáng yêu.

Được biết, con trai thứ 2 của Đức Thịnh tên là Thiên Phú, được sinh đúng vào dịp Tết Nguyên đán 2019 nên được đặt tên là cu Tết. Sau 10 năm có con đầu lòng là bé Cà Phê, Thanh Thúy - Đức Thịnh mới có nhóc tì tiếp theo ở tuổi U40.

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 2.
Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 3.
Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 4.
Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 5.
Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 6.

Thanh Thúy - Đức Thịnh rất trăn trở vì con trai út 5 tuổi vẫn chậm nói dù con hoạt bát, đáng yêu.

Năm 2022, khi tham gia chương trình Mẹ vắng nhà - Ba là siêu nhân, Đức Thịnh đã bất ngờ nghe được câu "Ba" đầu tiên cu Tết gọi. Cụ thể, anh trải qua thử thách ở nhà chăm con liền 48 tiếng với nhiều tình huống dở khóc dở cười.

Lúc đó, dù chỉ chăm một mình bé Tết nhưng Đức Thịnh có nhiều nỗi niềm trăn trở, điều anh mong mỏi nhất là dạy cu Tết gọi được tiếng "Ba". Anh mong cậu quý tử của mình hiểu rằng ba là người yêu thương bé vô bờ bến, luôn mong mọi điều tốt đẹp nhất cho con.

Đức Thịnh đã tìm đủ mọi cách khiến bé Tết vui đùa và thu hút sự chú ý của bé, anh đưa bé đi bơi, đi mua món bánh mì yêu thích, cùng con chơi trò chơi máy bay, hát và đánh đàn cho con nghe.

Cuối cùng, vào lúc không ngờ nhất, cậu bé Tết bất ngờ bật gọi tiếng "Ba". Phút giây này đối với Đức Thịnh thật sự là vô giá.

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 7.

Khi ấy, Đức Thịnh đem kể lại cho vợ nhưng Thanh Thúy không tin. Cô chia sẻ trong một cuộc trò chuyện: "Thúy còn nhớ là sau đêm đó, anh Thịnh gọi điện thoại kể lại mà cứ nghĩ là anh ấy nói xạo. Đến khi phát sóng tập đó, Thúy mới bị sốc thật sự luôn xen lẫn những cảm xúc khó nói lắm chứ không có ghen tị với ông xã."

Trong một bài phỏng vấn báo chí, bà mẹ 2 con cho biết thời điểm cu Tết 3 - 3,5 tuổi vẫn chưa chịu nói một từ nào có nghĩa, cậu bé thậm chí chỉ gọi "cha" chứ nhất quyết không gọi mẹ. Không chỉ thế, có lần Thanh Thúy còn kì công dạy cu Tết nói tiếng "mẹ" nhưng cậu bé nhất quyết không nói. Đến nỗi mẹ bỉm còn phải tếu táo "treo thưởng" rằng: "Cu Tết gọi mẹ đi, mẹ nhảy lên ăn mừng liền".

Qua câu chuyện của gia đình Thanh Thúy mới thấy hết được nỗi vất vả và những niềm vui khôn xiết của người làm cha làm mẹ đôi khi không phải là cần con thành công, có quyền cao chức trọng mà đơn giản, chỉ cần con có thể nói lưu loát như bao bạn đồng lứa, cất tiếng họi "ba" gọi "mẹ" trong cuộc sống đời thường cũng là quá đủ rồi.

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 8.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ có biểu hiện chậm nói đang có chiều hướng gia tăng. Trẻ chậm nói có thể chỉ là tạm thời và sau một khoảng thời gian phát triển, kỹ năng nói của trẻ sẽ hoàn thiện. Tuy nhiên, ở một số trẻ, chậm nói lại là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào đó cần sự can thiệp của y khoa. Dù là tình huống nào thì điều quan trọng là bạn cần phải hiểu rõ các dấu hiệu trẻ chậm nói để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Các giai đoạn trẻ phát triển kỹ năng nói mà cha mẹ cần lưu ý

1 - 6 tháng tuổi: không phản ứng với giọng nói của cha mẹ

6 - 9 tháng tuổi: không hay nói những từ không rõ ràng

10 - 11 tháng tuổi: không bắt chước âm thanh như nói "ba ba, bà bà"

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 9.

Ảnh: Freepik

12 tháng tuổi: không nói "ba, bà" với mục đích gọi người thân; không thường bắt chước các từ có hai và ba âm tiết

13 - 15 tháng tuổi: không nói được ít nhất 4 – 7 từ; người lạ không thể hiểu hết 20% điều trẻ nói.

16 - 18 tháng tuổi: không nói được ít nhất 10 từ; người lạ không thể hiểu hết 25% điều trẻ nói.

19 - 21 tháng tuổi: không nói được ít nhất 20 từ; người lạ không thể hiểu hết 50% điều trẻ nói.

22 - 24 tháng tuổi: không nói được ít nhất 50 từ; không biết sử dụng cụm hai từ; người lạ không thể hiểu hết 60% điều trẻ nói.

2 - 2.5 tuổi: không nói được khoảng 400 từ, bao gồm gọi tên, nói theo cụm từ hai - ba từ; sử dụng đại từ; người lạ không thể hiểu hết 75% điều trẻ nói.

Từ 2.5 - 3 tuổi: chưa biết sử dụng số nhiều và thì quá khứ; chưa đếm 1 đến 3 một cách chính xác; chưa dùng 3-5 từ /câu; người lạ không thể hiểu hết 90% điều trẻ nói.

3 - 4 tuổi: chưa dùng được 3-6 từ/ câu; chưa biết đặt câu hỏi, trò chuyện, liên kết các sự kiện, kể chuyện.

4 -5 tuổi: chưa dùng được 6-8 từ/câu; chưa biết gọi tên chính xác bốn màu sắc; chưa đếm đúng từ 1-10.

Biểu hiện của trẻ chậm nói

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 10.

Ảnh minh họa

Trẻ chậm nói thích sử dụng hành động hơn là lời nói

Ở những trẻ bình thường, trong thời gian tập nói, trẻ sẽ nói rất nhiều, hoạt náo tay chân để thể hiện mong muốn, sở thích của mình. Ngược lại, với trẻ chậm nói, trẻ sẽ thích dùng hành động để thể hiện mong muốn hơn, chẳng hạn như kéo tay người lớn đến chỗ mình muốn. Do trẻ không thể hiện nhu cầu của mình bằng lời nói nên đôi lúc bạn sẽ khó hiểu, không biết trẻ đang muốn gì, cần gì.

Trẻ chậm nói hạn chế về vốn từ

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ có thể khác nhau nhưng thông thường từ 18 tháng trở lên, trẻ đã có thể nói được một số từ đơn giản. Mặc dù trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát âm nhưng đến 2 tuổi là trẻ phải có khoảng 200 – 500 từ trong kho từ vựng của mình. Nếu ít hơn ba mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia nhi.

Trẻ chậm nói không bắt chước được các âm thanh

Các vấn đề về thính giác cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Nếu rơi vào tình huống này, trẻ sẽ không nghe rõ những gì người khác nói, từ đó trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nói, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ. Cha mẹ cần phát hiện kịp thời để đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng.

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 11.

Mặc dù trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát âm nhưng đến 2 tuổi là trẻ phải có khoảng 200 – 500 từ trong kho từ vựng của mình. Nếu ít hơn ba mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia nhi. Ảnh minh họa

Trẻ chậm nói không hiểu được các yêu cầu đơn giản

Thông thường, đến 3 tuổi, trẻ đã có khả năng nghe hiểu tương đối tốt. Trẻ có thể hiểu được các yêu cầu từ đơn giản cho đến phức tạp như "Lấy cho mẹ cái này, cái kia" hoặc "Bật quạt cho mẹ". Nếu trẻ phản ứng rất chậm khi bạn hỏi những câu rất đơn giản như: "Con ăn cơm chưa?" hoặc: "Con có khát nước không?" thì trẻ có thể mắc chứng chậm nói.

Trẻ chậm nói không thể nói câu hoàn chỉnh

Trẻ có thể nói được những câu ngắn khoảng 2 – 3 từ nhưng nhiều hơn lại không nói được. Trẻ gặp khó khăn trong việc ghép các từ đơn lại với nhau, không thể nói được một câu hoàn chỉnh. Đây đều là các dấu hiệu điển hình của chứng chậm nói mà ba mẹ cần lưu ý để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 12.

Theo chuyên gia y tế, có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển lời nói, ngôn ngữ của trẻ. Đó có thể là một bệnh lý hoặc vấn đề về vận động hoặc trí tuệ... Sau đây là một số nguyên nhân:

Vấn đề ở não bộ

Chậm nói thường xảy ra khi có vấn đề trong các vùng não, nơi kiểm soát cơ chịu trách nhiệm nói. Do đó, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra âm thanh vì chúng không thể phối hợp cử động của môi, lưỡi và hàm.

Ngoài ra, hiện tượng não không giao tiếp với các cơ mặt cũng gây ra tình trạng apraxia. Nếu mắc phải tình trạng này, trẻ sẽ không thể cử động những nhóm cơ cần thiết để nói.

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 13.

Ảnh minh họa

Chứng tự kỷ

Chậm nói thường gặp ở trẻ tự kỷ. Theo nghiên cứu, một nửa số trẻ 3-4 tuổi được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ không thể nói. Đặc biệt, tình trạng rối loạn phổ tự kỷ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ theo những cách khác.

Theo các nhà khoa học lý giải, trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp không lời. Do đó, những trẻ này có thể không biểu lộ nhu cầu và cảm xúc của mình khi được 12 tháng. Bên cạnh đó, chứng tự kỷ cũng gây ra một vấn đề phổ biến khác là chậm phát triển ngôn ngữ. Khi mắc phải tình trạng này, trẻ sẽ có triệu chứng lặp đi lặp lại những từ giống nhau, thường là một cụm từ đã nghe trong chương trình truyền hình, trò chơi điện tử hoặc phim.

Vấn đề về thính giác

Chứng khó nghe cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng nói hay sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Khi trẻ bị khó nghe, chúng thường có xu hướng khó nói, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ. Một số trẻ mắc chứng rối loạn xử lý thính giác cũng không thể hiểu những gì nghe được.

Khuyết tật trí tuệ

Khuyết tật trí tuệ (chậm phát triển về trí tuệ) ở trẻ là những hạn chế, bất thường trong phát triển trí não. Một số triệu chứng thường thấy là nói không rõ ràng, khó ghi nhớ. Về lâu dài, trẻ sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp và tiếp thu chậm hơn so với những trẻ bình thường.

Do bệnh lý

Hở hàm ếch, nhiễm trùng tai, viêm tai giữa là những lý do giải thích cho hiện tượng trẻ bị chậm nói. Với nhóm trẻ mắc bệnh hở hàm ếch, thắng lưỡi (phanh lưỡi) của trẻ sẽ ngắn bất thường, làm hạn chế cử động của đầu lưỡi và khả năng phát âm của trẻ. Ngoài ra, bệnh viêm tai giữa, viêm mạn tính hay các bệnh lý khác liên quan tới thính giác cũng là nguyên nhân khiến trẻ gặp khó khăn để hiểu và tập bắt chước lời nói của mọi người xung quanh.

Theo chuyên gia y tế, trẻ có thể bị chậm nói nếu xuất hiện một số dấu hiệu như: không nói được những từ đơn giản khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi; không có khả năng hiểu các từ đơn giản khi 18 tháng tuổi; không nói được những câu ngắn khi lên 3 tuổi hoặc không thể kể một câu chuyện đơn giản khi bước vào độ tuổi từ 4-5 tuổi. Do đó, phụ huynh cần quan sát và đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ rơi vào những trường hợp trên. Khi được chữa trị sớm, trẻ có thể cải thiện kỹ năng nói và phát triển về ngôn ngữ.

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 14.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, não bộ của trẻ tiếp thu sóng từ các thiết bị điện tử cao gấp 2 lần so với người trưởng thành. Những trẻ thường xuyên tiếp xúc với các loại thiết bị điện tử có nguy cơ gặp các rối loạn như chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý… Ảnh minh họa

Trong đời sống hằng ngày, phụ huynh có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách dành nhiều thời gian để chơi đùa, trò chuyện cùng con cái. Tránh để trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều vì chúng là nguyên nhân cản trở sự phát triển ngôn ngữ.

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 15.

Nói chuyện với trẻ nhiều hơn

Đầu tiên, hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ, ngay cả khi trẻ không nói được. Đây được xem là một trong những phương pháp dạy trẻ chậm nói tốt nhất giúp cải thiện khả năng nói của của trẻ.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới bắt đầu tập nói, hay còn gọi là "hóng chuyện", bạn có thể sử dụng những âm thanh đơn giản như ba, má…, dần dần trẻ sẽ bắt chước và nói lại theo bạn.

Với trẻ lớn hơn một chút, khi trò chuyện với bé, bạn nên cố gắng nói thật chậm và rõ ràng từng từ một. Đây là một cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả. Khi nói, bạn có thể kết hợp sử dụng các động tác tay, chẳng hạn như vẫy tay chào khi tạm biệt, nhận quà bằng 2 tay…

Hãy nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, khi cho trẻ ăn, khi tắm cho trẻ, khi ru trẻ ngủ… Sau một thời gian, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt.

Đừng quên khen ngợi con mỗi khi con đáp lại lời nói của bạn. Còn nếu trẻ không nói được, hãy kiên nhẫn lặp lại từ đó nhiều lần và khuyến khích con tiếp tục phát âm nữa nhé.

Giao tiếp với trẻ ở vị trí ngang tầm mắt

Khi giao tiếp với trẻ, hãy gọi tên và yêu cầu trẻ nhìn bằng mắt. Điều này gây sự chú ý và tương tác mắt, cũng như tạo chiều sâu trong quá trình giao tiếp. Thường xuyên thể hiện hoạt động này giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu được hoạt động giao tiếp. Nhờ đó mà tạo ra những phản ứng tích cực trong khi giao tiếp.

Khi giao tiếp với trẻ, hãy gọi tên và yêu cầu trẻ nhìn bằng mắt.

Nói với trẻ những gì bạn đang làm

Nếu bạn thắc mắc nên dạy bé chậm nói thế nào, hãy kích thích trẻ nói bằng cách nói với bé những gì bạn đang làm. Việc giải thích cho trẻ biết bạn đang làm gì sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ và biết gắn kết các từ với đồ vật lại với nhau.

Ví dụ, bạn có thể nói: "Mẹ lấy cơm cho con ăn nhé!", "Bây giờ mẹ con mình cùng mang giày nha. Giày to của mẹ, giày nhỏ của con"… Lặp lại cách dạy trẻ chậm nói như vậy hàng ngày, một ngày nào đó bạn sẽ bất ngờ vì số lượng từ mà trẻ học được đấy.

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 16.

Khi dạy, cha mẹ tránh quát mắng hoặc thể hiện sự thiếu kiên nhẫn. Bởi điều này có thể trẻ thiếu tự tin và ngại nói hơn. Hãy luôn nhớ đồng hành cùng con, làm bạn cùng con giúp con biết nói nhanh. Ảnh minh họa

Nói chậm, rõ ràng, dễ hiểu

Có một nguyên tắc trong bài tập cho trẻ chậm nói đó là:

- Dạy từng âm cho đến khi trẻ hoàn thiện được

Bắt đầu bằng cách nguyên âm

+ u….. a….. i….e…..ê

+ Sau đấy đến các phụ âm: b……… p…… d….. đ……k…..n….m

+ Khi giao tiếp với trẻ được thực hiện theo nguyên tắc 2/1/2.

Có nghĩa là ngắt câu chậm và theo nhịp như 2/1/2 như: Lấy/cho mẹ/ cái/cốc… Hoạt động này giúp trẻ hiểu được yêu cầu và có phản ứng tốt hơn khi giao tiếp cũng như thực hiện yêu cầu.

Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề

Trẻ chậm nói phải làm sao? Một cách dạy trẻ chậm nói khác là khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề. Mẹo dạy trẻ chậm nói này tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Mặc dù trẻ chậm nói không thể giao tiếp bằng lời nhưng bé có thể giao tiếp bằng thái độ, cử chỉ và điệu bộ cơ thể. Vì vậy, nếu trẻ muốn một điều gì đó, bạn hãy để trẻ tự làm.

Ví dụ, nếu trẻ muốn lấy một đồ vật nào đó, hãy để con tự tìm cách chứ không thực hiện thay con. Khi không thể làm được, bé sẽ nhờ đến sự trợ giúp của bạn thông qua cử chỉ, âm thanh, thậm chí là bật ra những câu từ đơn giản đấy!

Dùng đồ chơi dạy trẻ chậm nói

Bằng cách mua cho trẻ những món đồ chơi như các con thú, hay các con vật dưới nước. Mẹ vừa chơi cùng bé và chỉ vào các con thú, sau đó đọc tên chúng lên, giúp trẻ kết nối được với ngôn ngữ nhanh hơn, vừa có thể ghi nhớ hình dáng con vật và cả tên của chúng. Đây là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản, rất hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng.

Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói sẽ phát âm không chuẩn, thậm chí còn nói ngọng, nói líu lưỡi. Nguyên tắc đầu tiên là không được bắt chước cách nói của trẻ, vì điều này khiến trẻ hình thành thói quen khó sửa, lâu dần sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều hơn.

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói- Ảnh 17.

Sách luôn là liều thuốc thần kỳ đối với trẻ chậm nói. Việc đọc sách, truyện cho bé nghe được xem là cách kích thích trẻ nói hiệu quả. Ảnh minh họa

Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói

Đừng vì công việc quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc trẻ, trò chuyện cùng trẻ mà cho trẻ làm quen vào những thiết bị như: Tivi, iPad, điện thoại… Chính điều này sẽ hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ, khiến trẻ bị chậm nói.

Trẻ cần được tiếp xúc nhiều với những bé đồng trang lứa. Do đó, cha mẹ cần đưa bé đi chơi ở những nơi đông trẻ con, chẳng hạn như khu vui chơi trẻ em, công viên… nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát huy khả năng nói.

Không những thế, việc cho con chơi chung với những đứa trẻ trong xóm hoặc tổ chức đi dã ngoại với những người bạn có con gần bằng tuổi với trẻ… cũng là gợi ý tuyệt vời giúp trẻ mau biết nói. Khi được tiếp xúc với bạn bè, trẻ sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Đọc sách, truyện cho trẻ nghe

Sách luôn là liều thuốc thần kỳ đối với trẻ chậm nói. Việc đọc sách, truyện cho bé nghe được xem là cách kích thích trẻ nói hiệu quả.

Khi ôm con trong lòng, cầm trên tay cuốn truyện tranh, đọc cho con nghe những vần thơ ngộ nghĩnh, bạn sẽ giúp con làm quen được với những từ mới, những vần điệu mới, để con có thể hiểu rõ hơn về cách mà mọi người nói.

Khi đọc sách cho con, bạn nên chọn những quyển có hình ảnh và màu sắc tươi sáng để trẻ cảm thấy thích thú hơn nhé.

Trẻ lớn lên dễ bị hãm công danh, đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống vì cha mẹ dạy con tiết kiệm sai cách từ nhỏTrẻ lớn lên dễ bị hãm công danh, đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống vì cha mẹ dạy con tiết kiệm sai cách từ nhỏ

GĐXH - Cách nuôi dạy của cha mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tiền bạc của con dẫn đến những hành vi gây cản trở thành công của con trong tương lai.

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thànhDạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành

GĐXH - Trong nền giáo dục Nhật Bản, dạy trẻ cách tự chủ, kỷ luật là một trong những bài học cuộc sống quan trọng nhất.

6 câu bố mẹ nên nói với con mỗi ngày

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sinh ra 'ngậm thìa vàng' nhưng hai con gái của Quyền Linh không hề kiêu ngạo mà đều ngoan ngoãn, học giỏi, biết chia sẻ. Vậy bí kíp của nam MC là gì?

Sinh ra 'ngậm thìa vàng' nhưng hai con gái của Quyền Linh không hề kiêu ngạo mà đều ngoan ngoãn, học giỏi, biết chia sẻ. Vậy bí kíp của nam MC là gì?

Nuôi dạy con - 19 giờ trước

GĐXH - Mặc dù bận rộn với dự án nghệ thuật nhưng Quyền Linh luôn đặt việc chăm sóc, giáo dục con cái lên hàng đầu với những phương pháp, triết lý riêng...

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

GĐXH - Không chỉ hai bé đầu Richard và Chloe, ngay cả cậu con trai út Mason cũng được vợ chồng nữ diễn viên Tăng Thanh Hà rèn một thói quen tốt ngay từ bé.

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

GĐXH - Những hành động này cha mẹ tưởng tốt nhưng lại ngăn họ gần gũi con.

Muốn trẻ lớn lên giao tiếp thành công thì có 10 phép lịch sự tối thiểu bạn phải dạy con

Muốn trẻ lớn lên giao tiếp thành công thì có 10 phép lịch sự tối thiểu bạn phải dạy con

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Một người lịch sự luôn nhận được cái nhìn thiện cảm, sự trân trọng của mọi người. Vì vậy, trẻ em cần được giáo dục về phép lịch sự và những hành vi đẹp khi giao tiếp với người khác.

Làm mẹ đơn thân khi đang ở đỉnh sự nghiệp, nàng Á hậu Việt sớm dạy con tự lập và 3 quy tắc an toàn mà cha mẹ nào cũng nên ghi nhớ

Làm mẹ đơn thân khi đang ở đỉnh sự nghiệp, nàng Á hậu Việt sớm dạy con tự lập và 3 quy tắc an toàn mà cha mẹ nào cũng nên ghi nhớ

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Mỹ nhân Vbiz đã đặt ra những tiêu chí dạy con gái sớm nắm bắt hạnh phúc cho chính mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ ai.

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Từ nghiên cứu có thể thấy cách dùng điện thoại phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho trẻ dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.

Những đứa trẻ lớn lên thành công, cha của chúng đều có 7 đặc điểm điển hình này

Những đứa trẻ lớn lên thành công, cha của chúng đều có 7 đặc điểm điển hình này

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Trong quá trình trưởng thành của trẻ em, sự giáo dục của người cha có giá trị đặc biệt, nhất là đối với các bé trai, người cha là tấm gương không thể thiếu đối với chúng.

Cách xử lý đúng khi con trộm tiền, có hai hành động mà giáo sư nổi tiếng khuyên cha mẹ phải tuyệt đối tránh

Cách xử lý đúng khi con trộm tiền, có hai hành động mà giáo sư nổi tiếng khuyên cha mẹ phải tuyệt đối tránh

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Việc cha mẹ xử lý sai cách khi phát hiện con trộm tiền sẽ để lại những ám ảnh tâm lý không tốt, dễ tạo nên những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc cho con sau này.

Top