eMagazine

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành- Ảnh 1.

Tự lập được hiểu là khả năng tự thực hiện các công việc của mình một cách độc lập, không ỷ lại hay bị phụ thuộc vào người khác.

Dạy trẻ tự lập là dạy con tự thực hiện các công việc cá nhân hàng ngày, hạn chế sự phụ thuộc của con vào cha mẹ, đồng thời, khuyến khích tinh thần chủ động, tự giác của con.

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành- Ảnh 2.

Một buổi chiều, tín hiệu cấp cứu được phát đi tại một vùng biển gần thành phố Sakaide, tỉnh Kagawa với nội dung: "Thuyền của chúng tôi va phải một vật lạ trôi dạt trên biển khiến nước tràn vào. Hiện có hơn 50 học sinh tiểu học trên thuyền".

Tín hiệu phát ra từ một con tàu du lịch đang phục vụ buổi ngoại khóa của trường. Khi chuẩn bị đến điểm tham quan tiếp theo thì có tiếng va chạm lớn từ dưới đáy tàu. Ánh sáng trong tàu bất ngờ tắt ngúm, cảnh tượng giống như trong một bộ phim kinh dị. Theo vị thuyền trưởng, trong 20 phút nếu không được cứu hộ, toàn bộ số người trên tàu sẽ bị chết chìm.

Lũ trẻ bắt đầu sợ hãi, đội cứu hộ vừa mới chỉ lên đường. 6 giáo viên và 6 thuyền viên hiểu rằng giữa giờ phút sinh tử này, muốn sống sót thì phải tự cứu lấy mình. Ngay lập tức họ yêu cầu học sinh mặc áo phao, rồi lên nóc tàu lánh nạn. Chỉ với 6 giáo viên, không thể chăm sóc được tất cả bọn trẻ, nhưng những đứa trẻ từ 6-8 tuổi bình tĩnh trong cơn hoảng loạn. Chúng lặng lẽ đi theo chỉ dẫn của cô giáo và các thuyền viên khác.

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành- Ảnh 3.

52 trẻ tiểu học được cứu hộ khi tàu chở chúng bị chìm ở ngoài khơi bờ biển thành phố Sakaide, tỉnh Kagawa ngày 19/11. Ảnh: Masumi media

Yuji Iwanaka là một ngư dân đang đánh cá cách điểm xảy ra tai nạn 1 km. Gặp tình huống khẩn cấp, anh đã gọi những ngư dân khác đến ứng cứu. Khi đến gần, anh khuyến khích bọn trẻ nhảy xuống biển từ nóc tàu. Đối diện với đại dương bao la, những đứa trẻ có chút ngập ngừng.

Đúng lúc này, một bạn nam đã đứng dậy và hét lên: "Tớ sẽ nhảy xuống đầu tiên, sau đó đến các bạn", nói rồi cậu bé lao đầu xuống biển. Cứ như thế, một, hai, ba... rồi tất cả lần lượt nhảy xuống. Một số được đưa lên thuyền của ngư dân, nhiều trẻ khác phải lênh đênh giữa dòng nước chờ cứu hộ.

Không ai vùng vẫy hay la hét. Khoảng 20 phút sau sự cố, toàn bộ các giáo viên, học sinh và thuyền viên đều được cảnh sát biển cứu, không ai bị thương.

"Đối mặt với đại dương bao la, con người dường như quá nhỏ bé và sự sống bắt đầu lên giây cót đếm ngược. Thời điểm này, người lớn có thể giả vờ mạnh mẽ, còn trẻ con lại có thế bình tĩnh, điềm đạm khi đối mặt với biến cố lớn như vậy là một điều rất tuyệt vời', ngư dân Yuji Iwanaka nói. Sau khi giải cứu, các em cũng lần lượt cúi đầu cảm ơn những người cứu hộ.

Trong nền giáo dục Nhật Bản, dạy trẻ cách tự chủ, kỷ luật và biết chịu đựng, biết chiến đấu là một trong những bài học cuộc sống quan trọng nhất.

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành- Ảnh 4.

Bắt đầu từ mẫu giáo, trẻ em Nhật đã được dạy cách tự lập và trau dồi ý thức tập thể. Điều kiện tiên quyết khiến chúng dám đối mặt với đại dương bao la là phải biết bơi. Ở các trường mẫu giáo tại Nhật, trẻ thường xuyên được bơi lội trong trang phục giản dị để trải nghiệm cảm giác rơi xuống nước.

Là quốc gia hứng chịu nhiều trận động đất, từ cấp mẫu giáo, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh núp dưới gầm bàn một cách bình tĩnh. Nếu có cảnh báo sóng thần, trẻ được học cách xếp hàng trật tự và cầm tay nhau di chuyển đến nơi an toàn. 

Toàn bộ quá trình diễn ra rất trật tự và không ồn ào. Hoặc trong tình huống giả định khi có kẻ xấu ập vào lớp học hay có báo động cháy, ngay khi một số trẻ sợ hãi và khóc thét nhưng sau đó chúng vẫn ngoan ngoãn xếp hàng và thoát khỏi hiện trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành- Ảnh 5.

Người Nhật luôn tự hào về ý chí tự lập, kiên cường, vượt lên trên hoàn cảnh của dân tộc mình. Thực tế, nhiều quốc gia thế giới cũng luôn ngưỡng mộ những đức tính cao đẹp này của người Nhật. Thậm chí, Nhật Bản được coi như hình mẫu lý tưởng định hướng cho phát triển.

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành- Ảnh 6.

Người Nhật luôn tự hào về ý chí tự lập, kiên cường, vượt lên trên hoàn cảnh của dân tộc mình.

Nhìn theo chiều dài lịch sử, Nhật Bản trong thời phong kiến không phải là quốc gia hùng mạnh. Thế nhưng, sau cải cách kinh tế, Nhật Bản vươn lên trở thành đất nước phát triển nhất châu Á. Sự thành công của Nhật Bản do nhiều nguyên nhân nhưng yếu tố con người được đánh giá là mang tính quyết định nhất và trên hết là khả năng làm việc độc lập, tinh thần kỷ luật, trách nhiệm.

Việc học kiến thức rất quan trọng. Tuy nhiên, cha mẹ Nhật cũng rất chú ý việc dạy con trở nên tự lập. Trẻ em Nhật Bản sẽ học cách tự lập trước khi bắt đầu học kiến thức. Điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện tinh thần chủ động và tự giác. Do đó, hầu hết cha mẹ Nhật Bản thường không cần phải nhắc nhở con học hành.

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành- Ảnh 7.

Một cảnh thường thấy trên các phương tiên công cộng ở Nhật Bản là: trẻ con đi thành từng nhóm hoặc đi một mình, tự tìm ghế ngồi.

Chúng thường đi tất đến đầu gối, đi giày da bóng loáng, mặc váy kẻ ô, đầu đội mũ rộng vành có quai và vé tàu ghim sau ba lô. Những đứa trẻ chỉ khoảng 6 hay 7 tuổi vẫn một mình hàng ngày đi học và về nhà.

Các bậc phụ huynh người Nhật thường cho trẻ cơ hội tiếp xúc với thế giới ngay từ khi còn nhỏ. Trong chương trình truyền hình nổi tiếng của Nhật có tên Hajimete no Otsukai (Nhiệm vụ đầu tiên của tôi), trẻ nhỏ khoảng 2 hay 3 tuổi được giao nhiệm vụ đi ra ngoài một mình để giúp đỡ cha mẹ một số việc vặt.

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành- Ảnh 8.

Có khi là đến cửa hàng rau, siêu thị, đến nhà họ hàng... tất cả hoạt động trên đường đều được máy quay bí mật đi theo bọn trẻ để ghi lại. Chương trình được nhiều người yêu thích và đã có tuổi đời hơn 25 năm.

Kaito, 12, sống ở Tokyo, cho biết do bố mẹ ly dị đã lâu, cậu phải tự một mình đi tàu từ khi lên 9, đi đi lại lại giữa nhà bố và mẹ. Cậu thừa nhận: "Lúc đầu cháu hơi lo lắng, không biết liệu cháu có thể đi tàu một mình được không. Nhưng chỉ lo một chút thôi ạ".

Bây giờ, Kaito cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều trong việc đi lại. Lúc đầu, bố mẹ cậu bé cũng có chút lo sợ nhưng sau đó thì cảm giác cũng tan dần đi, vì họ cho rằng con trai họ đã đủ lớn để làm những việc như vậy.

Mẹ kế của Kaito cho biết: "Thực sự, tôi nhớ những gì tôi nghĩ lúc đó là tàu điện rất an toàn và đúng giờ, có nhiều chuyến. Kaito cũng là một cậu bé thông minh. Bản thân tôi cũng từng đi tàu một mình lên Tokyo hồi nhỏ tuổi hơn Kaito. Lúc đó, không có điện thoại di động, nhưng tôi vẫn kiểm soát được để đi từ điểm A tới điểm B bằng tàu lửa. Bây giờ, nếu thằng bé bị lạc, nó có thể gọi cho chúng tôi".

Dwayne Dixon, nhà nhân chủng học văn hóa từng viết luận án tiến sĩ về giới trẻ Nhật cho rằng: "Trẻ con Nhật học những việc đó từ sớm. Bất cứ thành viên nào của cộng đồng đều được khuyến khích tự phục vụ mình hoặc giúp đỡ người khác".

Nhật Bản có tỷ lệ phạm tội rất thấp, đó chính là lý do khiến các bậc phụ huynh cảm thấy yên tâm khi để trẻ đi ra ngoài một mình. Tuy nhiên, việc quy hoạch không gian đô thị quy mô nhỏ và văn hóa đi bộ, có lẽ cũng là một yếu tố quan trọng.

Ở các thành phố của Nhật Bản, người dân quen với việc đi bộ. Ở Tokyo, một nửa số chuyến đi là bằng xe buýt hoặc tàu điện, ¼ là đi bộ. Các tài xế thì quen với việc nhường đường cho người đi bộ và đi xe đạp.

Mẹ kế của cậu bé Kaito nói rằng bà sẽ không cho phép một đứa trẻ 9 tuổi đi tàu điện ngầm một mình ở London hay New York, mà chỉ ở Tokyo mà thôi. Điều đó không có nghĩa là tàu điện ngầm ở Tokyo thì không nguy hiểm.

Tuy nhiên, một vấn đề còn tồn tại là phụ nữ và các bé gái thường hay bị sàm sỡ, dẫn đến việc xuất hiện loại xe dành riêng cho phụ nữ từ năm 2000. Nhiều trẻ em thành phố vẫn tiếp tục tới trường bằng tàu điện ngầm và chạy quanh khu dân cư để giúp việc vặt cho gia đình mà không cần người giám sát.

Bằng việc cho trẻ được tự do, phụ huynh Nhật Bản đặt sự tin tưởng tuyệt đối không chỉ vào những đứa trẻ, mà còn tin tưởng tuyệt đối vào cả cộng đồng.

Ông Dixon quan sát thấy rằng rất nhiều đứa trẻ trên thế giới này có thể tự lập, nhưng thứ mà ông cho rằng người phương Tây phải ngạc nhiên ở Nhật Bản là lòng tin và sự giúp đỡ lẫn nhau, không cần phải nói ra và luôn được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành- Ảnh 9.

Xét về mặt giáo dục thì giáo dục con cái trở nên độc lập có vẻ là một lựa chọn trong nhiều sự chọn, nhưng thực ra đó gần như là yêu cầu bắt buộc trong một xã hội công nghiệp như ở Nhật Bản. 

Trẻ em ở đây gần như có ít cơ hội để dựa dẫm lâu vào sự bảo bọc của người lớn như anh chị, cha mẹ hay ông bà bởi vì mỗi người đều có một công việc và hoạt động riêng.

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành- Ảnh 10.

Không những thế, giờ tan trường vào khoảng 3 đến 5h chiều trong khi những cha mẹ người Nhật lại thường về nhà muộn hơn. Chúng sẽ ở nhà chờ cha mẹ khoảng vài tiếng đồng hồ, hoặc sẽ tự nấu ăn và tự chơi trong nhiều giờ liền nếu cha mẹ về nhà trễ. 

Đó là điều rất bình thường trong cuộc sống ở Nhật Bản. Cũng có những em thì thích la cà một số nơi như công viên, siêu thị, nhà sách hoặc một nơi công cộng nào đó.

Trong khoảng thời gian mấy tiếng ở một mình đó có thể làm cho nhiều người lo lắng bởi vì sợ đứa trẻ có thể sẽ cảm thấy cô đơn hoặc dễ sa ngã vào một thói quen xấu nào đó bởi vì không có người lớn giám sát. 

Tuy nhiên, phần đông các em học sinh sẽ tham gia vào một lớp học ngoại khoá (after school) cho tới khi cha mẹ tới đón về. Những em có thể ở nhà một mình thường là những em có khả năng độc lập hơn các em khác và có thể tự làm một số việc mà không cần sự có mặt của cha mẹ.

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành- Ảnh 11.

Người Nhật nổi tiếng với tính kỷ luật cao và điều này được giáo dục ngay ở những đứa bé. Cha mẹ Nhật Bản rất hiếm khi áp dụng các hình phạt, cũng như mắng mỏ khi dạy con. Thay vào đó, chính bản thân họ luôn cố gắng làm gương để những đứa con của mình tự động "bắt chước" những hành vi của bố mẹ.

Chính vì vậy, muốn dạy con theo kiểu Nhật Bản thì bản thân cha mẹ phải là người tuân thủ kỷ luật. Nếu muốn trẻ luôn tôn trọng kỷ luật và tuân thủ những nội quy cần thiết, chính bố mẹ phải là những người đầu tiên làm điều này để noi gương cho trẻ.

Ở Nhật, khi bé những đứa trẻ đã được dạy cách xếp hàng khi đi qua đường, mua hàng, chờ đến lượt và tự giác ăn uống đúng giờ không để bố mẹ nhắc nhở. Kỷ luật ở Nhật không được rèn luyện bằng đòn roi sự nghiêm khắc hay những lời la hét của bố mẹ, mà bằng sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng từng chút một của bố mẹ.

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành- Ảnh 12.

Khi vừa bước chân vào trường buổi sáng, trẻ gặp ai cũng phải cúi chào. Khi cởi giày dép đặt vào nơi quy định, phải để ngay ngắn và gọn gàng nhất có thể. Vòi rửa tay nơi sân chơi không có bồn hứng nước. Nếu không chú ý, nước sẽ tạt vào gây ướt chân. Bằng cách này trẻ sẽ ý thức được việc điều chỉnh dòng nước và tắt vòi ngay sau khi rửa tay.

Nhật Bản rất coi trọng giáo dục thể chất, ngay cả trẻ em mẫu giáo cũng phải học các môn kiếm đạo và Hán tự. Buổi sáng khi đến lớp, trẻ sẽ được tập thể dục nhẹ để kéo căng cơ trước khi bắt đầu vào học.

Không chỉ giáo dục thể chất mà còn về mặt tình cảm, giáo viên trong trường thường xuyên nhắc tới hai chữ "Tình yêu". Theo thầy hiệu trưởng của trường, "Tình yêu" là một khái niệm rất rộng không chỉ giới hạn trong quan hệ nam nữ. "Điều mà giáo viên trong trường cần làm là truyền những tình yêu thương giữa con người với con người cho học sinh của mình", thầy hiệu trưởng nói.

Trong bữa trưa, việc rèn luyện của bọn trẻ vẫn được phản ánh chi tiết. Nhà trẻ khuyến khích trẻ chia sẻ hộp cơm của mình, nhưng chúng cũng phải học cách bảo vệ đồ đạc của bản thân trong các tình huống tranh chấp, ví dụ như bị ai đó cướp mất.

Trong trường, giáo viên hướng dẫn học sinh tự tay trồng rau. Khi thu hoạch, các em có cảm giác mãn nguyện được cầm thành quả rất khó khăn mới đạt được. Sau bữa ăn, học sinh có trách nhiệm phân loại đồ ăn trước khi đổ rác. Vỏ sữa sau khi uống được rửa sạch, lau khô rồi cho vào thùng tái chế. Ở trường mẫu giáo, những gì bọn trẻ được học không phải là đánh vần hay tập đếm, mà là làm thế nào để biết ơn và nói "cảm ơn!"

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật, đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, đặc biệt lúc con trưởng thành- Ảnh 13.

Trẻ em ở Nhật được 5 tuổi đã có thể trông em và làm vài việc vặt cho mẹ. Ảnh minh hoạ

Thông qua một số hành động đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, các em có thể rèn luyện tinh thần độc lập suy nghĩ, dũng cảm đối mặt với khó khăn, nguy hiểm.

Trẻ em ở Nhật khi mới 2 - 3 tuổi, các bé đã được bố me dạy tự múc cơm ăn, cách cầm đũa, tự vệ sinh cá nhân và ngồi nghiêm chỉnh khi vào bàn ăn.

Bước sang giai đoạn 3 – 4 tuổi, trẻ thường sẽ hình thành thói quen ăn uống trên bàn, tự đi vệ sinh, đánh răng, rửa mặt, và không còn tỉnh giấc giữa đêm khi ngủ. Nhưng trên thực tế, mỗi đứa trẻ lại có tốc độ phát triển khác nhau. Nếu trẻ vẫn chưa tự thực hiện được một công việc nào đó, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng mà vô tình tạo áp lực lớn cho trẻ.

Trẻ nhỏ được 5 tuổi đã có thể trông em và làm vài việc vặt cho mẹ. Ở độ tuổi này, trẻ đã hình thành được khả năng tư duy và tự đưa ra quyết định trong một số hoàn cảnh nhất định, trẻ không còn cần người lớn kiểm soát các hoạt động và cũng có thể tự điều chỉnh hành vi để thích nghi với môi trường sống xung quanh.

Những trẻ em ở Nhật luôn ý thức rằng việc mình cần phải làm là gì, con không cần phải đợi bố mẹ đến chỉ dạy hay người khác phải nhắc nhở. Vì thế, chính đặc điểm này đã làm nổi bật cách dạy con của bố mẹ Nhật.

Con tuổi teen không còn trò chuyện khiến cha mẹ hụt hẫng, đây là 8 mẹo để con cởi mở trở lạiCon tuổi teen không còn trò chuyện khiến cha mẹ hụt hẫng, đây là 8 mẹo để con cởi mở trở lại

GĐXH - Nhiều cha mẹ cảm thấy khó hiểu khi con tuổi teen khép kín, ít giao tiếp, thậm chí từ chối trò chuyện cởi mở với bố mẹ mà chỉ trả lời nhát gừng.

Cha mẹ luôn trách con mình không thích đọc sách, đó là vì họ chưa làm 7 điều nàyCha mẹ luôn trách con mình không thích đọc sách, đó là vì họ chưa làm 7 điều này

GĐXH - Nhiều cha mẹ hiểu rõ tác dụng của việc đọc sách đối với tương lai của trẻ. Vì thế, từ khi còn nhỏ, họ tìm cách giúp con yêu thích việc đọc sách. Tuy nhiên, trái ngược với sự kỳ vọng đó, trẻ thường không có hứng thú với thói quen này.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Nuôi dạy con - 37 phút trước

Trung bình cứ 9 tuổi, trẻ em Việt Nam được sở hữu điện thoại di động, trong khi độ tuổi tương tự trên thế giới là 13.

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

Nuôi dạy con - 1 giờ trước

GĐXH - Cha mẹ đang dọn sẵn sự thất bại cho con nếu vẫn đang nuôi dạy con theo cách này.

Sinh ra 'ngậm thìa vàng' nhưng hai con gái của Quyền Linh không hề kiêu ngạo mà đều ngoan ngoãn, học giỏi, biết chia sẻ. Vậy bí kíp của nam MC là gì?

Sinh ra 'ngậm thìa vàng' nhưng hai con gái của Quyền Linh không hề kiêu ngạo mà đều ngoan ngoãn, học giỏi, biết chia sẻ. Vậy bí kíp của nam MC là gì?

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Mặc dù bận rộn với dự án nghệ thuật nhưng Quyền Linh luôn đặt việc chăm sóc, giáo dục con cái lên hàng đầu với những phương pháp, triết lý riêng...

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

GĐXH - Không chỉ hai bé đầu Richard và Chloe, ngay cả cậu con trai út Mason cũng được vợ chồng nữ diễn viên Tăng Thanh Hà rèn một thói quen tốt ngay từ bé.

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

GĐXH - Những hành động này cha mẹ tưởng tốt nhưng lại ngăn họ gần gũi con.

Muốn trẻ lớn lên giao tiếp thành công thì có 10 phép lịch sự tối thiểu bạn phải dạy con

Muốn trẻ lớn lên giao tiếp thành công thì có 10 phép lịch sự tối thiểu bạn phải dạy con

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Một người lịch sự luôn nhận được cái nhìn thiện cảm, sự trân trọng của mọi người. Vì vậy, trẻ em cần được giáo dục về phép lịch sự và những hành vi đẹp khi giao tiếp với người khác.

Làm mẹ đơn thân khi đang ở đỉnh sự nghiệp, nàng Á hậu Việt sớm dạy con tự lập và 3 quy tắc an toàn mà cha mẹ nào cũng nên ghi nhớ

Làm mẹ đơn thân khi đang ở đỉnh sự nghiệp, nàng Á hậu Việt sớm dạy con tự lập và 3 quy tắc an toàn mà cha mẹ nào cũng nên ghi nhớ

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Mỹ nhân Vbiz đã đặt ra những tiêu chí dạy con gái sớm nắm bắt hạnh phúc cho chính mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ ai.

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Từ nghiên cứu có thể thấy cách dùng điện thoại phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho trẻ dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.

Top