Cúc hoa sáng mắt, mát gan
Theo Đông y, cúc hoa vị ngọt đắng, tính hơi hàn, vào các kinh phế, can và thận. Tác dụng: Phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh nhiệt giải độc.
Trà hoa cúc |
Thành phần hoạt chất: trong cúc hoa có carotenoid, tinh dầu, sesquiterpen, flavvonoid, các acid amin và một số thành phần khác. Hạt chứa 15,8 % dầu béo.
Bộ phận dùng là hoa cúc (Flos Chrysanthemi).
Theo Đông y, cúc hoa vị ngọt đắng, tính hơi hàn, vào các kinh phế, can và thận. Tác dụng: Phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh nhiệt giải độc. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, tổn thương động mạch, đốt sống thân nền gây thiểu năng tuần hoàn não, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, ù tai, viêm kết mạc mắt (sung huyết mắt đỏ), mụn nhọt lở ngứa dùng 6-15g, nấu, pha hãm, ngâm ướp.
Cúc hoa được dùng làm thuốc trong những trường hợp:
Tán nhiệt, giải biểu:
Tang cúc câu liên gia giảm: Cúc hoa 12g, tang diệp 8g, câu đằng 8g, liên kiều 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, xa tiền thảo 12g. Sắc thuốc. Dùng cho các chứng phong ôn mới phát, hơi lạnh phát sốt, đầu đau, mắt mờ, hoặc mắt đỏ đau.
Cúc hoa 5g, cúc tần 20g, địa liền 5g, lá tre 20g, bạc hà 20g, kinh giới 20g, tía tô 20g, cát căn 20g. Nghiền chung thành bột mịn hay làm viên. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần uống 4 - 6g. Chữa cảm sốt.
Mát gan, sáng mắt: Chữa chứng phong nhiệt ở kinh can, mắt đỏ sưng đau, đầu váng mắt mờ. Có thể phối hợp với thuốc tư âm để trị can thận suy nhược, đầu váng mắt mờ, nhìn không rõ.
Bột cúc hoa: Cúc hoa 12g, bạch tật lê 12g, khương hoạt 2g, mộc tặc thảo 12g, thuyền thoái 3g. Sắc uống.
Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Thục địa 20g, sơn dược 16g, phục linh 12g, trạch tả 12g, đơn bì 12g, sơn thù du 12g, cúc hoa 12g, kỷ tử 12g. Làm thành hoàn. Ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 20 - 30g.
Bạch cúc hoa 250g, cam thảo 20g. Sắc uống.
Cúc hoa 12g, sinh địa 20g, thạch cao 20g, thảo quyết minh 20g, câu đằng 16g. Nếu mắt đỏ thêm long đởm thảo 8g, nếu khò khè do ứ đọng dịch thêm trúc lịch 30g; lưỡi đỏ, miệng khô thêm mạch môn 12g, thiên hoa phấn 8g. Sắc uống. Chữa co giật hôn mê do sốt cao thời kỳ toàn phát hội chứng nhiễm độc não, viêm não, viêm màng não.
Ngoài ra, cúc hoa được dùng trong thực đơn chữa bệnh sau:
Cháo hoa cúc: Cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g. Cúc hoa tán mịn, gạo tẻ nấu cháo. Khi cháo được cho bột mịn cúc hoa khuấy đều cho sôi, thêm chút đường, cho ăn sáng và tối. Dùng cho các trường hợp tăng huyết áp, liệt nửa người, đau đầu chóng mặt (trúng phong, huyễn vững).
Nước sắc cúc hoa, huyền sâm, mạch đông: Cúc hoa 10g, huyền sâm 15g, mạch đông 15g, cát cánh 3g, mật ong 30ml. Đem 4 dược liệu nấu lấy nước, hoà với mật ong, uống trong ngày thay nước trà. Dùng cho các trường hợp cảm mạo do táo nhiệt vào mùa thu khô hanh (sốt nóng, khô miệng, khát nước...).
Cháo cúc hoa, mẫu đơn bì, ý dĩ: Cúc hoa 30g, mẫu đơn bì 15g, ý dĩ nhân 30g. Đem cúc hoa và mẫu đơn nấu lấy nước, dùng nước này nấu với ý dĩ thành cháo. Chia làm 2 lần, ăn trong ngày (sáng, chiều). Dùng mỗi đợt 3 - 5 ngày, áp dụng các trường hợp mụn nhọt, lở ngứa.
Cháo cúc hoa, thạch thảo quyết minh: Cúc hoa 6g, thảo quyết minh 10g, thạch quyết minh 10g, gạo tẻ 60g. Đem thạch quyết minh đun trước 30 phút, cho các dược liệu vào, sắc lấy nước, lấy nước sắc nấu với gạo tẻ thành cháo. Ngày 1 lần, đợt dùng 7 - 10 ngày. Dùng cho các trường hợp đau nhức đầu, đau dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh V), ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
Nước chè hoa cúc (cúc hoa trà): Cúc hoa 6g, hoàng cầm 2g, trà xanh 3g, cho nước sôi hãm uống như nước chè. Đợt dùng 3 - 5 ngày. Dùng cho các trường hợp ù tai, điếc tai cấp tính do phong tà hoặc do can hoả vượng, can dương thịnh, hoặc do khí trệ huyết ứ gây ra.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn kiêng dùng.
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa
Y tế - 4 năm trướcSau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.
9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh
Y tế - 4 năm trướcĐau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tế - 4 năm trướcThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.
Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?
Y tế - 4 năm trướcChuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.
Bài thuốc trị nhiệt miệng
Y tế - 6 năm trướcNhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...
Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ
Y tế - 7 năm trướcThịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...
Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'
Y tế - 7 năm trướcRau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.
3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm
Y tế - 7 năm trước3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.
Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn
Y tế - 7 năm trướcTheo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.
Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà
Y tế - 8 năm trướcĐông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tếThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.