Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc giải cứu cuối cùng của 'người hùng Đạ Dâng'

Thứ bảy, 08:04 17/10/2020 | Xã hội

Thiếu tướng Bùi Văn Sơn bàng hoàng khi biết tin Cục phó Cục Cứu hộ cứu nạn hy sinh tại tiểu khu 67 chính là vị tổng chỉ huy cuộc giải cứu công nhân thủy điện Đạ Dâng 6 năm trước.

Cuộc giải cứu cuối cùng của người hùng Đạ Dâng - Ảnh 1.

Khi phóng viên liên hệ với thiếu tướng Bùi Văn Sơn, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, vị tướng vừa nghỉ hưu cũng đang theo dõi sự cố bi thảm khiến 13 cán bộ, chiến sĩ tại Thừa Thiên - Huế hy sinh.

Đọc báo và thấy danh sách người hy sinh có Phó tư lệnh quân khu, Cục phó Cục Cứu hộ cứu nạn... ông Sơn bảo thiệt hại như vậy là quá lớn. Phóng viên cung cấp thêm thông tin vị Cục phó hy sinh là đại tá Nguyễn Hữu Hùng. Năm 2014, ông Hùng là Phó tham mưu trưởng Binh chủng Công binh.

Lúc này, thiếu tướng Sơn mới sững sờ. Cái tên vị chỉ huy công binh kéo ông về ký ức 6 năm trước. Hai người đã gặp nhau tại sự cố sập hầm thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng).

Hành trình từ Hà Nội đến Rào Trăng

Sáng 11/10 tại Hà Nội, đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó cục trưởng Cục Cứu hộ cứu nạn, dự cuộc họp ứng phó mưa lũ của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai. Sau khi thông báo kết quả giải cứu thành công các thuyền viên tàu Vietship 01, ông nhận lệnh cùng đoàn công tác hành quân vào miền Trung, nơi bão số 6 cùng nhiều cơn áp thấp chuẩn bị cập bờ.

Cuộc giải cứu cuối cùng của người hùng Đạ Dâng - Ảnh 2.

Đại tá Nguyễn Hữu Hùng tại cuộc họp với Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sáng 11/10. Ảnh: Ngọc Hà.

Ngày 12/10, thông tin về vụ sạt lở đất vùi lấp nhiều công nhân tại thủy điện Rào Trăng 3 đến bất ngờ khi đoàn công tác của đại tá Hùng đang dừng chân tại thị xã Hương Trà, cách đó vài chục km.

Ông lập tức di chuyển đến hiện trường. Vị Cục phó Cục Cứu hộ cứu nạn nằm trong đoàn công tác 21 người do thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó tư lệnh Quân khu 4, dẫn đầu hành quân vào nơi xảy ra sự cố.

Đường 71 dẫn vào thủy điện bị chia cắt nham nhở với hàng chục điểm sạt lở, ngập sâu. Cả đoàn băng rừng di chuyển trong đêm tối và dừng nghỉ tại Trạm kiểm lâm số 7 (tiểu khu 67).

Qua một đêm, mạng xã hội tràn ngập những thông tin chưa được kiểm chứng về 13 cán bộ chiến sĩ bị mất liên lạc trên đường tiếp cận cứu hộ công nhân thủy điện Rào Trăng 3.

Phóng viên Zing nhấc máy gọi ngay cho đại tá Nguyễn Hữu Hùng, hy vọng mong manh rằng ông vẫn đang làm việc ở Sở chỉ huy tiền phương. Cả 3 cuộc gọi cho đại tá Hùng trong sáng hôm đó đều là "thuê bao quý khách vừa gọi...".

Vị chỉ huy của những cuộc giải cứu thủy điện

"Ôi trời, tôi đọc báo mà chẳng biết ông Hùng đó chính là Hùng ngày xưa ở Đạ Dâng", thiếu tướng Sơn thốt lên.

Ngày 16/12/2014, thiếu tướng Bùi Văn Sơn khi đó mới nhậm chức Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng được 6 tháng. Ông là một trong những lãnh đạo cấp cao đầu tiên của tỉnh có mặt tại hiện trường vụ sập đường hầm thủy điện Đạ Dâng khiến 12 công nhân mắc kẹt.

Cuộc giải cứu cuối cùng của người hùng Đạ Dâng - Ảnh 3.
Đại tá Nguyễn Hữu Hùng (giữa) nở nụ cười hạnh phúc khi 12 công nhân tại thủy điện Đạ Dâng được giải cứu thành công. Ảnh: Trường Nguyên.

Trong những giờ đầu của cuộc giải cứu, lực lượng cứu hộ đã luồn thành công một ống thép qua lớp bùn đất dày 30 m để thông hơi và tiếp lương thực cho 12 người mắc kẹt. Phương án đào một đoạn đường hầm chạy vòng qua khối bùn đất sạt lở để giải cứu các công nhân được vạch ra. Tuy nhiên, tiến độ đào rất chậm.

Ngày 17/12/2014, đại tá Nguyễn Hữu Hùng (khi đó là Phó tham mưu trưởng Binh chủng Công binh) có mặt tại hiện trường.

"Thấy việc chậm tiến độ có thể ảnh hưởng tới tính mạng của các nạn nhân, anh ấy đề xuất tung lực lượng công binh vào, chọn phương án đào thẳng để giảm được thời gian và quãng đường phải đào", đại tá Sơn nhớ lại.

Đề xuất của vị chỉ huy lực lượng công binh khi đó đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối, lo ngại từ các lực lượng tham gia cứu hộ. Phương án đào đường vòng, khoét sâu vào vách bên phải của hầm được nhiều ý kiến ủng hộ vì nó tác động vào nền đất cứng, an toàn hơn cho lực lượng cứu hộ.

Có 2 lý do để đại tá Hùng quyết tâm đào thẳng. Thứ nhất là ông đưa ra được biện pháp đào "hầm trong cát" giúp tạo một lối thông qua khối bùn đất nhão, có căn cứ khoa học về độ an toàn. Lý do thứ 2 là sức khỏe của các nạn nhân bên trong đang ngày càng suy kiệt, họ không thể chờ đợi quá lâu.

Chiều 18/12/2014, ông Hoàng Trung Hải (Phó thủ tướng thời điểm đó) đến kiểm tra hiện trường vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng. Ông bày tỏ sốt ruột và đánh giá việc đào hầm cứu nạn theo đường vòng mất 3 ngày là quá chậm.

Đó chính là cơ hội để đại tá Nguyễn Hữu Hùng trình bày phương án đào thẳng tiết kiệm thời gian của mình. Phó thủ tướng đồng ý và giao nhiệm vụ cho đại tá Hùng làm tổng chỉ huy tất cả các lực lượng thi công trong hầm thủy điện Đạ Dâng.

Hơn 100 chiến sĩ công binh tinh nhuệ lập tức được tung vào hiện trường để đào một hầm cứu nạn thẳng đến vị trí các nạn nhân. Lối đào thẳng do đại tá Hùng đề xuất ban đầu chỉ được phê duyệt như hướng dự phòng. Sau cùng, đó lại là lối đầu tiên tiếp cận được người bị nạn và đưa tất cả ra ngoài an toàn.

Sau sự kiện cứu nạn thành công 12 công nhân tại thủy điện Đạ Dâng, thiếu tướng Sơn và đại tá Hùng không có dịp làm việc thêm với nhau. Thời gian gặp gỡ đại tá Hùng ngắn ngủi nhưng ông Sơn nói rằng đó là con người để lại nhiều ấn tượng.

"Giờ anh nhắc thì tôi nhớ rồi, đúng là cậu Hùng năm đó tham gia giải cứu thủy điện cùng tôi, dáng người cao cao, khuôn mặt lúc nào cũng hiện lên vẻ quyết đoán. Mất mát lớn quá", giọng thiếu tướng Sơn run run.

Vị tướng công an nhận xét đại tá Nguyễn Hữu Hùng mang đầy đủ phẩm chất của một người lính công binh, dám nghĩ, dám làm. Khi anh em chưa đồng tình thì người đồng đội sẽ kiên trì thuyết phục cho bằng được

"Hùng để lại trong tôi cảm tình rất lớn. Một con người trách nhiệm, nhưng cũng rất gần gũi", nguyên Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng chia sẻ.

Như cái lần quyết tâm đào thẳng vào khối đất đá sạt lở ở Đạ Dâng, vị đại tá đã hành quân thẳng vào Rào Trăng 3 bất chấp mưa gió và đêm tối. Ông không hề biết trước đó sẽ là cuộc giải cứu thủy điện cuối cùng.

Cuộc giải cứu cuối cùng của người hùng Đạ Dâng - Ảnh 4.

Theo Zing/Tri Thức Trẻ


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Ghen ăn tức ở, nửa đêm đi hủy hoại 350 cây đào cảnh của người cùng thôn

Ghen ăn tức ở, nửa đêm đi hủy hoại 350 cây đào cảnh của người cùng thôn

Pháp luật - 4 phút trước

Do ghen tức với các hộ dân khác có vườn đào đẹp và có giá trị cao, sợ Tết đến đào của mình xấu sẽ không bán được nên Nguyễn Việt Đức (ở Mê Linh, Hà Nội) đã nảy sinh ý định hủy hoại.

Cục Cảnh sát hình sự cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo mới

Cục Cảnh sát hình sự cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo mới

Pháp luật - 25 phút trước

GĐXH - Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an vừa có thông báo về phương thức thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng trên không gian mạng.

Chủ hụi dùng chiêu để “hốt” tiền tỉ, nhiều người “chết đứng”

Chủ hụi dùng chiêu để “hốt” tiền tỉ, nhiều người “chết đứng”

Pháp luật - 28 phút trước

Do thiếu tiền tiêu xài, chủ hụi dùng chiêu vỡ hụi rồi chiếm đoạt hơn 6 tỉ đồng của hàng chục hụi viên.

Tìm thấy nữ sinh lớp 11 tại TP.HCM mất tích nhiều ngày

Tìm thấy nữ sinh lớp 11 tại TP.HCM mất tích nhiều ngày

Giáo dục - 1 giờ trước

Công an đã tìm thấy em Lê Thị Minh Thư (16 tuổi, học lớp 11, ngụ Quận 5, TP.HCM) mất tích nhiều ngày tại tỉnh Đồng Tháp.

Bất ngờ với hành vi của người đàn ông chạy xe bán tải

Bất ngờ với hành vi của người đàn ông chạy xe bán tải

Pháp luật - 1 giờ trước

Tại cơ quan điều tra, Hòa khai do cần tiền trả nợ nên tìm trâu của người dân không có người trông coi để bắt trộm.

Cháy tầng hầm Nhà hát Trưng Vương, Đà Nẵng

Cháy tầng hầm Nhà hát Trưng Vương, Đà Nẵng

Thời sự - 1 giờ trước

Đến 11h30 trưa nay (11/10), lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an thành phố Đà Nẵng tiếp tục nỗ lực xử lý khói để thâm nhập hiện trường vụ cháy tầng hầm Nhà hát Trưng Vương, quận Hải Châu.

Hành khách nước ngoài bỏ quên nhiều ngoại tệ trên tàu Hà Nội – Lào Cai

Hành khách nước ngoài bỏ quên nhiều ngoại tệ trên tàu Hà Nội – Lào Cai

Đời sống - 4 giờ trước

Tổ tàu SP4 (Đoàn Tiếp viên Đường sắt Hà Nội) vừa trao trả nhiều ngoại tệ và giấy tờ cá nhân quan trọng cho nữ du khách người Đài Loan.

Người trẻ quyết tâm bám trụ tại thành phố dù khó khăn:'Ở hay về đều không dễ dàng'

Người trẻ quyết tâm bám trụ tại thành phố dù khó khăn:'Ở hay về đều không dễ dàng'

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Dù phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế và môi trường sống, tại sao nhiều bạn trẻ vẫn quyết tâm bám trụ ở thành phố lớn, nơi mà cơ hội và thử thách luôn song hành?

Hà Nội: Kịp thời cứu sống nam thanh niên uống thuốc ngủ tự tử nhờ bài viết trên mạng xã hội

Hà Nội: Kịp thời cứu sống nam thanh niên uống thuốc ngủ tự tử nhờ bài viết trên mạng xã hội

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Từ bài viết với nội dung tiêu cực, bi quan đăng trên mạng xã hội, các đơn vị nghiệp vụ CATP Hà Nội đã rà soát, kịp thời phát hiện, đưa một thiếu niên đã uống thuốc ngủ định tự tử, đi cấp cứu.

Ngắm từ trên cao những cây cầu ở Hà Nội bắc qua sông Hồng

Ngắm từ trên cao những cây cầu ở Hà Nội bắc qua sông Hồng

Đời sống - 7 giờ trước

Những cây cầu bắc qua sông Hồng góp phần kết nối giao thương, mở rộng không gian phát triển và là điểm nhấn về kiến trúc, văn hoá của Thủ đô.

Top