“Cứu cánh” cho bệnh nhân HIV
GiadinhNet - Theo lộ trình, từ tháng 3/2016 nhà tài trợ sẽ không tiếp nhận bệnh nhân mắc HIV mới, trong khi đó, mỗi năm Việt Nam có khoảng 800 - 1.000 bệnh nhân nhiễm HIV mới phải điều trị bằng thuốc ARV. Đến hết năm 2017, khoản viện trợ này sẽ chấm dứt hoàn toàn, người bệnh sẽ phải tự bỏ chi phí điều trị nếu không có bảo hiểm y tế (BHYT).

Người tham gia BHYT nhiễm HIV khi khám, chữa bệnh HIV/AIDS và người tham gia BHYT khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định của pháp luật về BHYT. Ảnh: P.V
Nguy cơ lây nhiễm cộng đồng nếu bỏ điều trị
Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, hiện cả nước có hơn 100.000 người nhiễm HIV (chiếm hơn 40% số người nhiễm HIV) đang được điều trị miễn phí thuốc ARV. Mỗi năm, số tiền chi trả cho thuốc khoảng 420 tỉ đồng. Trong năm 2015, nguồn ngân sách Nhà nước chi cho thuốc ARV đã tăng lên 60 tỉ (so với các năm là 20 tỉ), còn lại là được các tổ chức thế giới viện trợ.
Tuy nhiên, đến hết năm 2017, khoản viện trợ này sẽ chấm dứt hoàn toàn, người bệnh sẽ phải tự bỏ chi phí điều trị nếu không có BHYT. Trên thực tế, con số bệnh nhân HIV có thẻ BHYT hiện ở mức rất khiêm tốn, mới chỉ chiếm 30%. Điều đáng lo lắng là số người bệnh còn lại chưa có BHYT người bệnh sẽ bỏ điều trị vì không có khả năng chi trả. “Trung bình một năm, số tiền chi cho thuốc, các xét nghiệm liên quan của người bệnh HIV là khoảng trên 4 triệu, với nhiều người, nếu không có khoản tiền này mà bỏ điều trị, virus HIV không được khống chế không chỉ gây hại cho sức khỏe người bệnh mà quan trọng hơn, nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng sẽ cao hơn”, ông Long nói.
Đối với những người nhiễm HIV, khi được điều trị bằng thuốc ARV người bệnh sẽ có khỏe tốt hơn do tải lượng virus xuống thấp. Việc điều trị bằng ARV cũng làm giảm 95% nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác. Do đó, việc bỏ điều trị không chỉ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, kéo theo việc điều trị tốn kém gấp cả chục lần mà lo ngại nhất do nồng độ virus trong máu tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác.
Sự cần thiết của việc tham gia BHYT
Theo bà Đỗ Thị Nhàn, Trưởng phòng Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS (Cục Phòng, chống HIV/AIDS), trước đây người nhiễm HIV được điều trị không quan tâm đến thẻ BHYT vì họ được miễn phí điều trị hoàn toàn. Nhưng hiện nay, khi thuốc ARV, các xét nghiệm liên quan đã được đưa vào danh mục chi trả của BHYT, nếu không có thẻ BHYT thực sự sẽ là một gánh nặng về chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Tính toán cụ thể về từng phác đồ điều trị, bà Nhàn cho biết, hiện nay nếu theo phác đồ 1, bệnh nhân nhiễm HIV phải mất hơn 4 triệu đồng/năm để mua thuốc ARV và một số xét nghiệm liên quan.
Nhưng đối với bệnh nhân kháng thuốc phải điều trị phác đồ 2 thì chi phí điều trị tăng lên 7 - 8 lần. Trong khi đó, tỉ lệ kháng thuốc đang tăng lên do bệnh nhân HIV điều trị lâu, cả đời với tỷ lệ khoảng 4,5% bệnh nhân kháng thuốc. Gần đây tỷ lệ điều trị bậc 2 tăng lên, có địa phương chiếm đến 10% trong tổng số bệnh nhân phải điều trị.
Hiện Cục Phòng, chống HIV/AIDS đang triển khai Chiến dịch truyền thông, phát thông tin tờ rơi cho tất cả người có HIV đang điều trị bằng ARV để họ nắm được sự cần thiết của BHYT. Mục tiêu cũng được đặt ra là nâng tỷ lệ người nhiễm HIV tham gia BHYT lên 60% vào năm 2020.
Mô hình điều trị HIV tại y tế xã trước đó cho thấy, lúc đầu người bệnh phản đối vì sợ lộ thông tin, nhưng sau quá trình điều trị rất thuận lợi, họ không phải đi đường xa nên sự ủng hộ tăng dần lên. Thời gian qua, kinh phí trong phòng chống HIV/AIDS được sử dụng hiệu quả. Giai đoạn 2011- 2015 đã có 400.000 ca nhiễm HIV được dự phòng. Việc can thiệp, phòng chống HIV/AIDS làm giảm số ca nhiễm ở tất cả các quần thể có nguy cơ cao. Riêng việc mở rộng dịch vụ xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng góp phần làm giảm số ca nhiễm mới ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. Ước tính năm 2013, đã can thiệp bảo vệ được 1.850 trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm HIV.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề người bệnh HIV băn khoăn là lo lắng việc bảo mật thông tin khi tham gia BHYT, sợ cộng đồng kỳ thị khi biết mình mắc bệnh. Vì thế, theo quy định, người bệnh HIV được sử dụng thử BHYT tại phòng khám được quản lý nên hoàn toàn bảo mật thông tin. Người bệnh cũng có quyền lựa chọn phòng khám trong địa bàn trong phạm vi tỉnh, huyện lân cận…
Mặc dù trong năm 2015, Nhà nước đã phải tăng kinh phí mua thuốc ARV lên 85 tỉ đồng, nhưng con số này “chưa thấm vào đâu” so với tổng nhu cầu 422 tỷ đồng hiện nay. Nguồn bù đắp chi phí này được dự kiến sẽ là quỹ BHYT, thông qua cơ chế chi trả chi phí khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT với lộ trình được Bộ Y tế và BHXH Việt Nam thống nhất là bắt đầu từ tháng 7/2016. Theo ước tính, chỉ tính riêng với khoảng 30% bệnh nhân điều trị ARV có thẻ BHYT, kinh phí mua thuốc kháng ARV từ BHYT năm 2016 là khoảng 40 tỷ đồng, năm 2017 là 90 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề người bệnh HIV băn khoăn là lo lắng việc bảo mật thông tin khi tham gia BHYT, sợ cộng đồng kỳ thị khi biết mình mắc bệnh. Vì thế, theo quy định, người bệnh HIV được sử dụng thử BHYT tại phòng khám được quản lý nên hoàn toàn bảo mật thông tin. Người bệnh cũng có quyền lựa chọn phòng khám trong địa bàn trong phạm vi tỉnh, huyện lân cận…
Làm gì để tăng diện bao phủ lên 100% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT?
Theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), quyền lợi của người bệnh HIV/AIDS đã được Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể trên nhiều văn bản. Trong đó, Thông tư số 15/2015/TT-BYT hướng dẫn thực hiện KCB BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS có hiệu lực từ 15/8/2015 đã quy định nhiều dịch vụ mà người bị HIV/AIDS có tham gia BHYT được quỹ BHYT chi trả.
Cụ thể như: Hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả của Quỹ; phí xét nghiệm HIV đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả; kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai có HIV; khám bệnh; xét nghiệm HIV; thuốc kháng ARV và các dịch vụ KCB HIV/AIDS khác đối với trẻ sinh ra từ bụng mẹ có HIV. Bộ Y tế cũng đã có văn bản quy định danh mục thuốc kháng HIV do BHYT chi trả.
Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm khác được đặt ra là bằng cách nào để tăng diện bao phủ lên 100% người HIV/AIDS có thẻ BHYT, giúp việc điều trị không bị gián đoạn? Theo bà Hương, hiện chưa có con số thống kê số người có thẻ BHYT chính xác, bởi nhiều người bệnh hiện chưa dùng thẻ BHYT để điều trị tại các cơ sở y tế. Do đó, rất cần phải xác định lại nhu cầu cụ thể về số bệnh nhân cần hỗ trợ thẻ BHYT. Từ đó đề xuất với Chính phủ cơ chế tài chính mua thẻ BHYT cho các đối tượng này, như từ nguồn ngân sách địa phương, Quỹ KCB cho người nghèo, các nguồn xã hội hóa…
Đề cập đến khía cạnh khác là số tiền đồng chi trả của bệnh nhân HIV/AIDS liên quan đến chi phí KCB BHYT, cấp thuốc ARV, ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho rằng, cần xác định rõ số người có nhu cầu điều trị bằng thuốc kháng ARV, cũng như xác định nguồn tài chính bù đắp phần cùng chi trả cho nhóm đối tượng này từ đâu? Bởi phần lớn người điều trị đều có điều kiện kinh tế khó khăn, khó có điều kiện chi trả.

Tại một Hội thảo gần đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh yêu cầu bức thiết, nhất định phải tăng nhanh diện bao phủ BHYT người có HIV/AIDS, ít nhất là tất cả người bệnh HIV/AIDS đang được quản lý. Thứ trưởng đã yêu cầu Cục Phòng, chống HIV/AIDS rà soát lại số người có HIV/AIDS cần hỗ trợ thẻ BHYT. Trong trường hợp số người chưa có thẻ BHYT cần hỗ trợ lớn, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam thống nhất trình Chính phủ cho cơ chế đặc thù, cho phép NSNN và các nguồn khác để mua thẻ BHYT cho nhóm đối tượng này. Từ việc tính toán, xác định nhu cầu cụ thể về thuốc ARV và chi phí để mua thuốc, đề xuất Chính phủ cho phép tập trung nguồn vốn BHYT để mua sắm tập trung, tạm ứng kinh phí BHYT để mua thuốc ARV trước; đề xuất Chính phủ cho phép hỗ trợ phần đồng chi trả BHYT của bệnh nhân HIV/AIDS.
Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 22 phút trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 2 ngày trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản
Y tế - 2 ngày trướcChú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 3 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 4 ngày trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 1 tuần trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.