Hà Nội
23°C / 22-25°C

Để phòng chống táo bón hãy day huyệt thiên khu

Thứ hai, 15:42 09/02/2009 | Y học cổ truyền

Hiếm có ai trong đời lại không có một lần mắc chứng táo bón, thậm chí bệnh trở thành "kinh niên", nhất là ở người có tuổi.

Khi lâm vào tình trạng này, mỗi lần đi vệ sinh các bạn hãy hết sức bình tĩnh và tiến hành một thao tác rất đơn giản là day bấm huyệt thiên khu, một huyệt vị châm cứu có công năng thông tiện hết sức đặc biệt.
 
Huyệt đại trùy.
 
Tại sao gọi là "thiên khu"? "Thiên" có nghĩa là trời, ý nói đến phần trên của bụng, "khu" có nghĩa là chốt. Rốn chia bụng thành hai phần, phần trên rốn là "thiên", phần dưới rốn là "địa". Huyệt thiên khu nằm ngang với rốn, được xem như là chốt điều hành chức năng thông khí của tràng vị nên có tên gọi là thiên khu (chốt trên). Huyệt này còn có các tên khác như: trường khê, cốc môn, tuần nguyên, phát nguyên, thiên xu... Đây là một trong những huyệt vị quan trọng của đường kinh túc dương minh vị, có công dụng hòa vị thông tràng, kiện tỳ lý khí, điều kinh đạo trệ, thường được dùng để chữa các bệnh lý như viêm phúc mạc, viêm loét dạ dày hành tá tràng, viêm ruột cấp và mạn tính, liệt ruột, kiết lỵ, đau thắt lưng, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng... và táo bón.
 

Huyệt chi câu.

 
Vậy cách xác định vị trí của huyệt và phương thức tác động như thế nào? Huyệt thiên khu nằm ở hai bên rốn, từ rốn đo ngang ra 2 thốn, mỗi bên một huyệt. Khi tác động, đặt hai ngón tay cái vào hai huyệt, các ngón còn lại ôm lấy thân mình, tiến hành vừa day vừa bấm với một lực tương đối mạnh trong 2 phút. Nếu đại tiện chưa thông thoáng có thể tiến hành vài ba lần như vậy.
 
Để nâng cao hiệu quả trị liệu, có thể kết hợp day bấm thêm hai huyệt đại chùy và chi câu. Cách xác định huyệt đại chùy: cúi đầu, phần dưới cột sống cổ sẽ nổi lên 1 - 3 u xương tròn, đặt lên mỗi u xương một ngón tay rồi tiến hành cúi, ngừa và quay đầu vòng tròn, đốt nào dưới ngón tay nhiều nhất là đốt sống cổ 7, huyệt nằm ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai đốt sống này. Cách xác định huyệt chi câu: xác định một điểm nằm ở trên nếp gấp của mặt sau khớp cổ tay, giữa gân cơ ruỗi chung ngón tay và gân cơ ruỗi riêng ngón út (phía trên thẳng với ngón nhẫn, gần mắt cá tay), từ điểm này đo lên trên 3 thốn là vị trí của huyệt, nằm ở khe giữa xương quay và xương trụ. Phương thức tác động: dùng ngón tay giữa hoặc ngón tay cái day bấm các huyệt với một lực vừa phải, sao cho đạt cảm giác căng tức là được, mỗi huyệt day trong 2 phút.
 

Huyệt thiên khu.

 
Ngoài việc thực hành ngay trong khi đi ngoài, mỗi ngày bạn nên day bấm các huyệt theo cách thức như trên 2 lần vào sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ thì hiệu quả thu được sẽ nhanh chóng và chắc chắn hơn. Lẽ dĩ nhiên, bạn vẫn có thể kết hợp với việc thực hiện các biện pháp khác như dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn, tập luyện khí công dưỡng sinh... mà không sợ có các tác dụng không mong muốn nào.
 
Theo Sức khỏe và đời sống
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top