Hà Nội
23°C / 22-25°C

Địa cốt bì - thuốc thanh nhiệt

Thứ sáu, 09:09 26/06/2009 | Y học cổ truyền

Địa cốt bì là vỏ rễ của cây Câu kỷ (Lycium sinense Mill thuộc họ Solanaceae). Là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản Kinh.

Cũng như các dược liệu khác Địa cốt bì còn gọi là Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Địa tiết, Cẩu kế, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan, Phục trần chiên, Tây vương mẫu trượng, Kim sơn gia căn (theo Hòa hán dược khảo)… tên khoa học gọi là Cortex lycci Sinensis, họ Solanaceae.

Cần lưu ý tại một số nơi ở nước ta, cũng như Trung Quốc người ta đã dùng vỏ rễ của cây Đại thanh (Isatis tinctoria L) hoặc vỏ rễ của cây Bọ mẩy (Crelodendron Cyrtophyllum Turcz) làm thay cho Địa cốt bì, cần phân biệt để tránh nhầm lẫn.
 

Muốn phân biệt chính xác cần nắm vững một số đặc điểm của dược liệu Địa cốt bì đó là loại có vỏ cuộn hình lòng máng hay hình ống. Mặt ngoài có màu vàng đất hay màu vàng nâu đến lục xám, sần sùi. Mặt trong màu vàng nâu, có đường vân dọc, hơi sần sùi. Chất giòn, dễ bẻ gãy, mặt bẻ thô, mặt cắt ngang có lớp bầm mỏng. Mô mềm, vỏ lổn nhổn như có sạn. Không mùi, vị hơi chát, khi nhấm như có sạn.

Đông y cho rằng Địa cốt bì có vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh Phế, Can, Thận và tam tiêu. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết (chuyên sử dụng trị nóng trong xương) đồng thời có tác dụng sinh tân, chỉ khát. Chủ trị sốt về chiều do âm hư, sốt lâu ngày không thoái giảm…

Với thuốc Địa cốt bì tuy có tác dụng thanh âm, thanh nhiệt ẩn núp trong âm phận giống Đơn bì, có thể trị lao nhiệt nóng rức trong xương, nhưng Đơn bì tính lạnh mà vị cay, thích hợp trong chứng không ra mồ hôi, còn vị Địa cốt bì tính lạnh, vị ngọt, lại thích hợp với chứng có mồ hôi.

Liều trung bình cho mỗi thang trong ngày từ 3 đến 5 chỉ tức khoảng 12 -20g (lấy tròn 4g/chỉ, thực 1 chỉ là 3,75g). Tuy là thuốc chuyên thanh hư nhiệt, nhưng khi bị phát sốt do ngoại cảm phong hàn hay tỳ vị hư hàn thì cấm dùng.

Để tham khảo và có thể áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc một số bệnh chứng từ thuốc địa cốt bì.

* Trị hư lao sốt hâm hấp (Thiên Kim phương): Rễ Câu kỷ tán bột uống với nước sôi để nguội. Bệnh mạn tính hay cố tật lâu ngày không nên dùng.

* Trị nóng nảy, bứt rứt, nóng trong xương (hoặc các loại nóng nảy bứt rứt do hư lao hay sau khi bệnh nặng): Dùng phương Địa tiên tán trong Tế Sinh phương gồm Địa cốt bì 2 lạng (80g), Phòng phong 1lạng (40g), chích Cam thảo 5 chỉ (20g), trộn đều, mỗi lần lấy 5 chỉ (20g) sắc với 5 lát gừng tươi lấy thuốc uống trong ngày.

* Trị chứng nhiệt lao người nóng như đốt: Địa cốt bì 2 lạng (80g), Sài hồ 1lạng (40g), tán thành bột, mỗi lần uống 2 chỉ (8g) chiêu với nước sắc của Mạch môn đông (theo Thánh Tế Tổng lục).

* Trị đau thắt lưng do thận suy: Rễ Câu kỷ, Đỗ trọng, Tỳ giải mỗi thứ 1 cân (400g), cho vào nồi đổ rượu ngập, rồi bịt miệng nồi thật kín, sau cho lên bếp đun nhỏ lửa trong 1 ngày mang ra thích uống lúc nào cũng được, mỗi lần uống 2 – 3 chén tức 1 chén khoảng 25 – 30 ml, không uống say.

* Trị nôn ra máu không dứt: Lấy vỏ rễ cây Câu kỷ tán bột, sắc uống hàng ngày.

* Trị tiểu ra máu: Lấy Địa cốt bì, rửa sạch, giã nát lấy nước sắc uống mỗi lần 1 chén. Có thể cho chút rượu vào thuốc mà uống nóng trước bữa ăn.

* Trị bạch đới mạch sác: Rễ Câu kỷ 1 cân (400g), Sinh địa 5 cân (2.000g), đổ rượu vào sắc nhỏ lửa còn lại 200ml, chia ra uống hàng ngày.

* Trị sâu nhức răng: Dùng vỏ rễ trắng cây Câu kỷ, sắc với giấm lấy súc miệng hoặc sắc lấy nước uống.

* Trị huyết áp cao: Lấy Địa cốt bì 4 lượng (160g), rễ dâu (tang căn) 160g, rễ cây ngô 4 lạng (160g). Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Nếu đau đầu gia Dã cúc hoa 5 chỉ (20g) hoặc Thương nhị thảo 8 chỉ (32g), sắc cùng thang chính mà uống.

* Sinh tân chỉ khát (dùng trong bệnh đái tháo đường, khát nước, đái nhiều): Địa cốt bì 1 cân (40g), Ngọc mễ tu 1 cân (40g), ngày uống 8 phân (3g), sắc uống.

* Trị lở loét âm hộ: Lấy rễ Câu kỷ sắc lấy nước rửa âm hộ nhiều lần trong ngày.

* Tri lở loét đầu dương vật: Lấy tương rửa sạch, sau mới rắc bột Địa cốt bì vào có tác dụng sinh cơ giảm đau.

* Tri lao phổi (trong xương nóng âm ỉ, ra mồ hôi trộm): Dùng “Địa cốt bì thang” gồm Địa cốt bì 3 chỉ (12g), Miết giáp 3 chỉ (12g), Tri mẫu 3 chỉ (12g), Ngân sao hồ 4 chỉ (16g), Tần cửu 3 chỉ (12g). Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.

* Trị viêm khí quản, viêm phổi (ho, thở khò khè): Dùng phương “Tả bạch tán” gồm Địa cốt bì 3 chỉ (12g), Tang bạch bì 3 chỉ (12g), Sinh cam thảo 2 chỉ (8g), Gạo nếp 5 chỉ (20g), sắc uống ngày 1 thang.

* Trị chai chân, ngón chân đau lở: Dùng Địa cốt bì, Hồng hoa tán bột xức vào nhiều ngày sẽ lành.
 
Theo BS Hoàng Xuân Đại
Nông nghiệp VN
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top