Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đông y bàn về chứng ôn dịch

Thứ tư, 09:23 26/08/2009 | Y học cổ truyền

Ôn dịch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do cảm nhiễm dịch lệ gây ra, có đặc điểm bệnh tình nguy hiểm, lây lan mạnh.

Quả cau cho vị thuốc binh lang.
Nguyên nhân do cảm nhiễm dịch lệ, bệnh tà nhanh chóng xâm phạm lấn át mô nguyên, chính khí chống đỡ với tà khí gây sốt, tà hóa táo truyền vào dương minh, gây nhiệt kết ở phủ vị gây nên sốt cao bụng đầy cứng. Sau đây là một số bài thuốc điều trị tùy theo triệu chứng bệnh ôn dịch:

Tà lấn át mô nguyên

Triệu chứng: Bệnh mới phát sốt cao sợ lạnh, sau sốt không sợ lạnh, sốt liên tục cả ngày và đêm, buổi chiều sốt cao hơn, nhức đầu, đau người, lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi trắng rộp như phấn. Mạch sác.

Cơ chế bệnh sinh: Tà ở bán biểu bán lý, chính khí giao tranh có xu hướng ra biểu nên sốt cao không sợ lạnh, nhiệt uất lại gây mạch sác, lưỡi đỏ.

Phương pháp điều trị: Thấu đạt tà ở mô nguyên.

Bài thuốc Đạt nguyên ẩm gia đại hồi, gồm: binh lang (hạt cau) 20g, hậu phác 16g, thảo quả nhân 12g, tri mẫu 16g, thược dược 20g, hoàng cầm 16g, cam thảo 6g, đại hồi 10g.

Cách dùng: Hậu phác cạo bỏ vỏ, thảo quả giã dập. Các vị trên sắc với 1.600ml nước, lọc bỏ bã lấy 250ml. Chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Tà truyền vào dương minh

Dương minh khí nhiệt

Triệu chứng: sốt cao, khát, ra mồ hôi nhiều, rêu lưỡi vàng. Mạch hồng sác.

Cơ chế bệnh sinh: Dịch tà ở bán biểu bán lý đã hóa táo truyền vào dương minh thiêu đốt phần khí gây sốt cao, khát. Mạch hồng sác.

Phương pháp điều trị: Thanh tiết nhiệt ở dương minh.

Bài thuốc Bạch hổ gia đại hồi, hoàng cầm, gồm: tri mẫu 24g, thạch cao 32g, cam thảo 10g, ngạnh mễ 32g, đại hồi 10g, hoàng cầm 12g.

Cách dùng: Thạch cao giã nát cho vào túi vải buộc lại. 4 vị trên (trừ ngạnh mễ) sắc với 1.500ml nước, lọc còn 500ml, cho ngạnh mễ vào sắc tới khi ngạnh mễ chín lọc bỏ bã lấy 250ml. Chia đều 5 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 2 lần, uống ấm.

Nhiệt kết ở vị phủ

Triệu chứng: Sốt về chiều nặng hơn, bực dọc, khát, hơi thở nóng, lưỡi xám đen, nổi gai.

Cơ chế bệnh sinh: Tà đã hóa hỏa, đại nhiệt, đại thực, âm dịch bị thiêu đốt khô kiệt. Nặng nhiệt có các triệu chứng: bụng đầy, cứng đau.

Phương pháp điều trị: Cấp hạ thực nhiệt cứu âm dịch kiệt.
 
Bài thuốc Đại thừa khí gia mạch môn, ngọc trúc, đại hồi gồm: đại hoàng 12g, hậu phác 16g, chỉ thực 12g,  mang tiêu 12g, mạch môn đông 16g, ngọc trúc 16g, đại hồi 10g.

Cách dùng: Đại hoàng tẩy rượu, hậu phác nướng cạo bỏ vỏ, chỉ thực nướng, mạch môn bỏ lõi. Các vị trên (trừ mang tiêu) sắc với 1.200ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml, sau đó cho mang tiêu vào đun sôi quấy đều vừa tan.  Uống lúc ấm, lần đầu dùng 1/2 số lượng trên. Nếu đi đại tiện được thuốc chia đều 4 phần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần. Nếu lần đầu dùng 1/2 số     lượng trên mà không đi đại tiện được thì lần 2 uống số thuốc còn lại.

Ngoài ra, người bệnh cần ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, tăng lượng đạm, không ăn những thứ cay nóng, không ăn đu đủ, chuối tiêu. Nghỉ ngơi, giữ vệ sinh chung, tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

Bài thuốc xông

Đại hồi 20g, bạch tật lê 10g, bạc hà diệp 10g, quế chi 3g, ngải diệp 3g.

Cách dùng: Các vị thuốc trên trộn đều, dùng than củi đã cháy đỏ bỏ các vị thuốc vào để thành khoi, 2-3 ngày xông một lần.

TheoTTND.BS. Trần Văn Bản
Sức khỏe và đời sống
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top