Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đông y chữa bệnh với bí đao

Thứ sáu, 15:03 24/04/2009 | Y học cổ truyền

Bí đao (BĐ) là một loại thức ăn được y văn kim cổ ca tụng nhiều về công năng lợi tiểu tiêu thũng, tháo nước trong toàn thân do giải quyết được “bí đái”.

Nhưng còn chữa được rất nhiều bệnh khác từ đơn giản đến phức tạp, nhất là vào mùa hè. Hè lại là chính vụ của BĐ nên dễ có BĐ tươi sử dụng cho công hiệu mạnh hơn. Đồng thời hè cũng gây nên nhiều bệnh lý cần có tính chất công năng của BĐ.

Bí đao trong đông y

Bí đao.

BĐ có ưu điểm dễ bảo quản, có thể để dành cho cả thời gian dài trái vụ. Nghĩa là lúc nào ta cũng có BĐ để phục vụ cho phòng chữa bệnh ở cộng đồng. BĐ luôn có các dạng túi, thái lát phơi khô, hay tán thành bột và còn chế thành nước (đông qua thủy). BĐ có thể cung cấp cho ta thức ăn ngon, mát bổ dưới dạng khô (sào thịt), dạng lỏng nước (luộc, nấu canh tôm). Chúng đều có tác dụng cải thiện sức khỏe ngày hè cho mọi lứa tuổi. Các bộ phận của cây BĐ đều được dùng làm món ăn và thuốc: quả (gồm cuống, vỏ, thịt, hột), thân, lá, hoa…

BĐ còn có tên bí xanh (vỏ màu xanh có hoặc không có phấn). Vùng Nghệ Tĩnh gọi BĐ là quả bim. Tên Hán là đông qua. Tên khoa học của BĐ là Benincasa cerifera Savi. Họ bầu bí Cucurbitaceae.

Trong sách cổ, BĐ còn có nhiều tên khác: bạch qua (dưa trắng), thủy chi (Thần nông bản thảo), địa chi (quảng nhã…). Về tính năng, công dụng tập hợp từ nhiều sách cổ cho thấy: đông qua vị ngọt, tính hàn, vào các kinh phế, vị, bàng quang, tiểu tràng, không có độc tính. Có tác dụng rõ rệt kiện tỳ, ích khí, tiêu thủy. Ăn bí xanh lâu dài có thể tiêu trừ nước thừa trong cơ thể, giảm cân chống mập phì. BĐ thích hợp cho người bị khí hư, tỳ yếu, béo bệu, phù thũng cục bộ hoặc toàn thân. Bí xanh đã được ghi trong những phương thuốc bí truyền làm đẹp của mỹ nhân, cung phi. Trong Trung dược học bản thảo nói rõ thêm tính khử thấp, trừ nhiệt (hạ sốt cao), Hải Thượng Lãn Ông viết trong Y tông tâm lĩnh: BĐ giải khát, thanh tâm hư nhiệt phiền, tiêu úng thũng trướng và lợi thủy…

Thành phần hóa học:100g bí đao có 0,4g protein, 2,4g đường bột, 19mg canxi, 12mg photpho, 0,3mg sắt, 0,01mg caroten, 0,01mg vitamin B1, 0,02mg B2, 0,3mg PP, 16mg C. Do lượng natri trong bí đao rất thấp nên dùng tốt cho trường hợp xơ cứng mạch máu, huyết áp cao, bệnh thận phù thũng…

Một số cách dùng

Phòng chữa bệnh mùa hè:

Nắng nóng, nồm ẩm gây nhiều mỏi mệt, uể oải, thân thể nặng nề, đau đầu, tiểu vàng, ăn không tiêu các loại ôn bệnh. Có thể bị trúng thử (cảm nắng, cảm thử).

Đơn giản, hiệu quả là chỉ có BĐ với cà chua, vài lát gừng giã dập.

Dùng canh bí đao chỉ có bí hoặc với riêu cua, tôm nõn khô… Nước luộc gà nấu canh bí… (Sách nội trợ có nhiều công thức).

Canh mùa hè chống nóng nực, háo khát phòng cảm cúm dịch (viêm não, sốt xuất huyết…). BĐ chỉ cạo sơ qua vỏ, thái miếng 500g, nấm rơm tươi 50g, đậu xanh, thịt lợn nạc, gia vị.

Có thể phối hợp thêm cho trường hợp cần tác dụng mạnh hơn. Cho thêm ý dĩ, bạch biển đậu, lá sen thái chỉ…

Ở Trung Quốc, nhiều nơi có tập quán vào những ngày hè oi bức mọi người đều uống nước nấu bí đao.

Đông qua thủy (nước BĐ) chữa sốt cao. Dùng khạp to, bí đao cắt thành miếng nhỏ cho đầy khạp, không cho nước hoặc rất ít. Đậy kín rồi trát xi-măng cho kín, hạ thổ thì tốt hơn. Sau một thời gian khoảng 1-20 năm BĐ biến thành nước. Khi dùng không cần đun nấu lại. Để càng lâu càng tốt.

Bệnh tiết niệu sinh dục:

Tiểu không thông, tiểu đục do thấp nhiệt bàng quang: nấu bí cả vỏ xanh. Uống nước ăn cái.

Phù toàn thân: BĐ, hành củ nấu với cá chép.

Phù khi có thai: BĐ và đậu đỏ lượng bằng nhau (khoảng 40g) nấu canh ăn (không cho muối).

Bạch đới: hạt BĐ lâu năm rang nghiền bột uống 15g mỗi lần, vào lúc đói.

Bệnh đái tháo đường:

- BĐ 2.500g cắt đầu làm nắp cho vào trong 30g bột hoàng liên. Đậy nắp găm chặt bằng tăm. Nấu chín nhừ, để nguội, ép lấy nước uống ngày 3 lần.

- BĐ 30g, vỏ BĐ 30g, hoàng liên 9g sắc lấy nước uống.

Ho gà, viêm phế quản cấp và mãn: hạt BĐ 15g trộn với đường phèn giã mịn nhào với mật ong uống với nước đun sôi để nguội. Ngày 2-3 lần.

Hen suyễn: quả BĐ còn cuống, bổ ra cho đường phèn hấp chín. Ăn hết khoảng 4 quả mới thấy rõ hiệu quả. Có thể thêm gừng.

Mũi chảy nước hôi (viêm mũi): BĐ, ý dĩ mỗi thứ 40g, nấu nước uống hàng ngày.

Ngộ độc thức ăn (tôm, cá, cá nóc…): BĐ tươi, giã nát, vắt lấy nước thật nhiều để uống.

Giữ da mặt đẹp: quả BĐ, rượu 1.500g, nước 100g, mật ong 500g.

Dùng dao tre nứa gọt vỏ bí. Cắt thành miếng nhỏ, nước, rượu cho vào nồi hầm nát nhuyễn, lọc lấy nước cô thành cao rồi cho mật vào đun lại. Để nguội cho vào lọ nút kín dùng dần vào buổi tối xoa mặt.

Tàn nhang: hạt BĐ 350g, hạt sen 30g, Bạch chỉ 15g. Tất cả nghiền mịn. Hàng ngày uống sau bữa cơm. Chiêu bằng nước đun sôi để nguội.

Sụn lưng do lao động: vỏ BĐ đốt thành than tán bột uống với rượu. Mỗi lần 6g.

Phạm phòng (Phòng sự quá độ gây ốm yếu mệt mỏi, suy nhược): vỏ BĐ sao vàng 12g, sắc uống. Ngày 3 lần.

Phối hợp trong ung thư gan có báng: BĐ 300g, canh sườn lợn 1000ml. Dầu ăn 60g, muối ăn 3g, rượu gạo 9g. BĐ bỏ vỏ, ruột, cắt miếng vuông xào, rồi cho canh sườn lợn nấu sôi nhỏ lửa 15’, thêm gia vị rượu nấu 3’. Ăn tất cả ngày 1 lần, liền một tuần.

Ung thư gan trong thời gian xạ trị và sau phẫu thuật: thịt chân giò 100g, măng vụ đông 100g. Nấm hương vụ đông 20g. Giăm bông 30g. Đậu xanh 10-20 hạt. Muối < 4g, dầu vừng 50g. Rượu vang 5g. Các thứ tẩm gia vị cho chín rồi tưới dầu lên.

Ung thư họng: BĐ tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho BĐ vào nấu chín, gia vị. Ăn cái uống nước. Chia 2 lần ăn hết trong ngày.

Ung thư trực tràng, kết tràng: đông qua nhân (hạt BĐ) 15g, đại hoàng 10g, đan bì 16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư phổi: đông qua nhân 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáp phấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử sâm 20g, bạch cấp 16g, bối mẫu 10g, đông trùng hạ thảo 5g, chính cam thảo 6g, tam thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư tế bào nhung lông thượng bì, chửa trứng: đông qua nhân 30g, xích tiểu đậu 30g, ngư tinh thảo 30g, bại tương thảo 15g, a giao 15g, tử thảo 10g, đương quy 20g, cam thảo 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thuốc trường thọ

Theo Thực liệu bản thảo: BĐ ích khí, trừ đầy ngực, tan nhiệt bốc lên mặt. Theo Lý Thạc đời Tống (Trung Quốc) ăn lâu dài hạt bí xanh (bỏ vỏ) có thể trường thọ. Bỏ hạt bí vào túi lụa, luộc sôi trong nước một giờ lấy ra phơi khô. Làm 3 lần như vậy rồi ngâm vào giấm gạo một đêm, phơi khô, tán bột. Ngày uống một thìa canh.

Như trên đã nói BĐ tiêu mỡ, giảm cân, cũng là cách phòng chống mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch gây tử vong cao.

Theo BS. Phó Thuần Hương
Sức khỏe và đời sống
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top