Đông y chữa chứng béo phì
Hiện nay, cùng với mức sống từng bước được nâng cao, số người có chứng béo phì cũng tăng không ngừng. Điều này đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thể, nhất là đối với phụ nữ.
Chứng béo phì làm xấu thể hình của họ, làm cho họ phải buồn phiền. Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu một số thực phẩm dùng chữa chứng này để các bạn sử dụng, mong giúp các bạn giảm được béo phì, phục hồi được sức khỏe.
Cây đại hoàng. |
Triệu chứng của béo phì: người béo phì, chân tay nặng nề vận động khó khăn, có lúc váng đầu đoản hơi, ngực bụng đầy tức, lưỡi to bệu, rêu lưỡi trắng cáu hoặc cả vàng lẫn trắng, mạch hoạt hoặc trầm hoãn. Thường do đàm thấp ứng trệ, tỳ hư khí nhược.
Vị thuốc dùng trong thực trị
- Côn bổ: mỗi ngày dùng 30g, luộc chín để ăn. Không dùng thuốc này cho người có tỳ vị hư hàn (thích ấm nóng thích xoa sợ lạnh, ăn ít bụng trướng, tiểu tiện nước trong, có lúc ợ hơi, nuốt chua, mạch trầm trì hoặc trầm).
- Đông qua (bí đao) 300g thái thành miếng dầy, nấu canh để ăn. Có thể thêm dầu vừng, muối gia vị.
Không ăn cùng với mỡ và ăn lượng muối ít hơn bình thường.
Là thức ăn có tác dụng giảm béo tốt, không chỉ có ích cho người béo phì, mà còn có ích cho người bị phù thận, đái tháo đường.
- Phụ: đông qua tính vị ngọt nhạt, có công dụng lợi thủy tiêu đờm, thanh nhiệt, giải độc, dùng để chữa phù thũng, trướng đầy, cước khí (tê phù), bệnh tiết niệu, ho, suyễn, hen, phiền muộn do nhiệt, tiêu khát (đái tháo đường), tả lỵ, mụn nhọt, áp-xe, giải độc của cá, của rượu.
Bài thuốc dùng trong thực trị
- Hà diệp sơn tra ẩm: hà diệp (lá sen) 9g, sơn tra 9g, 2 vị tán mịn, đun sôi với nước thành nước uống. Dùng để chữa béo phì đơn thuần. Uống hàng ngày.
- Bánh bao đậu khấu (đậu khấu mạn đầu): bột đậu khấu trộn với bột mì theo tỷ lệ 1:3, làm thành bánh bao để ăn.
- Bánh bao nhỏ phục linh (phục linh bao tử): bột phục linh trộn với bột mì theo tỷ lệ 4:1, làm thành bánh bao để ăn.
- Canh cá chép đậu đỏ (xích tiểu đậu lý ngủ thang) 25g. Cá chép tươi 500g. Cho đậu đỏ vào nước hầm 30 phút. Cá chép đánh vẩy, bỏ ruột, làm sạch cho vào nồi nước đậu đỏ, nấu chín cá, gia vị vừa đủ để ăn.
Cách tính đơn giản để xác định cân nặng tiêu chuẩn của mỗi người Công thức dùng là: Người lớn: (chiều cao (cm) – 100) x 0,9. Trẻ em từ 1 tuổi trở lên: số tuổi x 2 8. Cách đánh giá mức độ béo phì: Cân nặng hơi tăng: cân nặng vượt quá mức chuẩn 10 – 19%. Hơi béo: cân nặng vượt quá mức chuẩn 20 – 30%. Béo vừa: cân nặng vượt quá mức chuẩn 30 – 50%. Béo nhiều: cân nặng vượt quá mức chuẩn hơn 50%. |
- Trà giảm béo tam hoa: hoa hồng, hoa nhài, hoa tam đắng (hoa chỉ nác), xuyến nhung, hà diệp (lá sen). Lượng đều nhau.
Mỗi ngày dùng 10g, cho vào ấm chè, dùng nước sôi để pha trà (không cho vào phích nước), uống làm 3 lần vào buổi tối. Có tác dụng tiêu mỡ, giảm béo, dùng để chữa chứng béo phì, chứng mỡ máu cao.
- Trà giảm béo: hà diệp (lá sen) 30g, sinh sơn tra 10g, sinh ý dĩ nhân 10g, trần bì 5g. Hà diệp, lá sen non tươi rửa sạch, phơi khô 1 lá. Tán thành bột hỗn hợp. Mỗi ngày dùng 1 thanh, hãm với nước sôi vào buổi sáng để uống trong ngày, có thể chế thêm nước cho đủ để uống. Uống liền 100 ngày. Chỉ có tác dụng lí khí hành thủy, dùng để chữa béo phì đơn thuần, chứng mỡ máu cao.
- Trà tiêu mỡ giảm béo: trà xanh 6g, đại hoàng 2g, hãm bằng nước sôi. Khát nước thì uống trà này. Trà có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, thông tiện, tiêu tích khí mỡ. Dùng để chữa béo phì, chứng mỡ máu cao.
- Trà ô long: trà ô long 6g, hòe hoa 8g, hà thủ ô 30g, vỏ bí đao 8g, sơn tra 15g. Sắc 4 vị hòe hoa, hà thủ ô, vỏ bí đao, sơn tra lấy nước pha trà ô long để uống thay trà.
- Trà kiện than giảm mỡ: trà xanh 10g, hà thủ ô 10g, trạch tả 10g, đan sâm 10g. Mỗi ngày 1 gói, pha với nước sôi để uống. Trà có tác dụng hoạt huyết lợi thấp, mỡ giảm béo. Dùng để chữa béo phì, chứng mỡ máu cao.
Dùng cháo để chữa bệnh (chứng thực liệu pháp)
- Cháo bột ngô: bột ngô, gạo tẻ lượng bằng nhau. Cho bột ngô hòa trong nước, đợi đun gạo sôi lên thì cho lẫn vào và nấu thành cháo ngô, ăn nóng vào sáng và tối. Cháo bột ngô dùng để chữa chứng mỡ máu cao, xơ cứng động mạch, chứng béo phì.
- Cháo lá sen: lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đường phèn một ít. Lá sen rửa sạch cắt miếng cho vào nồi đun lửa to cho sôi nhanh, rồi dùng lửa vừa nấu 15 phút bỏ bã để lấy nước nấu cháo. Mỗi ngày ăn cháo này 1 lần. Có tác dụng hạ huyết áp, giải nhiệt, dùng để chữa tăng huyết áp, chứng mỡ máu cao.
- Cháo trạch tả: bột trạch tả 10g, gạo tẻ 50g, nước 500ml. Dùng gạo nấu cháo, khi gạo đã nở cho bột bánh trạch tả vào, đun nhỏ lửa cho sôi là được. Ăn cháo nóng ngày 2 lần. Dùng để chữa tăng huyết áp, chứng mỡ máu cao.
- Cháo quyết minh tử: quyết minh tử 15g, bạch cúc hoa 10g, gạo tẻ 100g, đường phèn một ít. Quyết minh tử 15g, bạch cúc hoa 10g, gạo tẻ 100g, đường phèn một ít. Quyết minh tử đem sao đến khi có mùi thơm nhẹ, cho bạch cúc hoa cùng 200ml nước vào để sắc.Còn lại 100ml thì chắt lấy nước thuốc, cho thêm 400ml nước để nấu cháo loãng. Ngày ăn cháo này 1 lần để chữa tăng huyết áp, chứng mỡ máu cao.
- Cháo hương ngọt: đậu tương mới tươi vừa đủ, gạo tẻ 60g, trộn lẫn nấu cháo.
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa
Y tế - 4 năm trướcSau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.
9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh
Y tế - 4 năm trướcĐau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tế - 4 năm trướcThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.
Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?
Y tế - 4 năm trướcChuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.
Bài thuốc trị nhiệt miệng
Y tế - 6 năm trướcNhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...
Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ
Y tế - 7 năm trướcThịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...
Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'
Y tế - 7 năm trướcRau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.
3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm
Y tế - 7 năm trước3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.
Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn
Y tế - 7 năm trướcTheo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.
Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà
Y tế - 8 năm trướcĐông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tếThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.