Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đông y phòng bệnh năm Canh Dần

Thứ tư, 11:19 10/02/2010 | Y học cổ truyền

Canh là dương can, canh thuộc kim năm 2010 là năm kim vận thái quá nên táo khí lan tràn làm tổn thương phế. Phế kim thịnh khắc can mộc. Kim bị táo không sinh được thuỷ nên gân xương co rút, cứng đau, nổi mề đay, quyết nghịch bế tắc…

6 tháng đầu năm khí thiếu dương tướng hoả làm chủ. 6 tháng cuối năm khí quyết âm phong mộc làm chủ. Xét sự tương tác của khí thiếu dương tướng hoả với kim vận (canh thuộc kim) thấy hoả khắc kim - khách khí khắc chủ vận - là thuận, nên khí hậu 6 tháng đầu năm bình thường - xuân ôn, hạ nóng, ít xảy ra bệnh tật. Nếu có cũng dễ chữa, chóng khỏi. 6 tháng cuối năm: khí quyết âm phong mộc tại tuyền; mộc bị kim vận khắc chế. Vận khí khắc khách khí là bất hoà. Bất hoà thì sinh nhiều bệnh tật. Hai mùa thu, đông diễn biến bất thường. Có thể mùa thu mưa luôn còn mùa đông thì lại nắng ấm. Theo thuyết ngũ hành sinh khắc thì phế kim khắc can mộc, can mộc lại khắc tỳ thổ. Vì vậy 6 tháng cuối năm 3 tạng can, tỳ, phế sẽ  mắc bệnh.

Tạng phế bị bệnh

Ngọc trúc.

Phế hư hàn: triệu chứng: sợ lạnh, sắc mặt trắng nhợt, mũi chảy nước trong, ho hen, ra mồ hôi, khí cấp, lạc huyết. Mạch trì, vi, tế. Dùng bài "Bổ phế thang": ngũ vị tử, quế chi, đại táo, tang bạch bì, ngạnh mễ đều 3g; khoản đông hoa, sinh  khương đều 2 g, mạch môn 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
 Ngọc trúc

Tang bạch bì nấu trước với 1 lít nước, sôi khoảng 5 phút cho các vị thuốc kia vào sắc tiếp, lấy 300ml. Chia 3 lần uống trong ngày

Phế thực nhiệt: triệu chứng: hầu họng đau, đàm đặc ủng tắc, mắt đỏ, mũi chảy máu cam, ho ra máu, đại tiện ra máu. Mạch hữu, thốn, sác có lực. Dùng bài "Tả bạch tán": tang bạch bì (tẩm mật nướng) 10g, địa cốt bì 12g, cam thảo 4g. Sắc uống hoặc tăng liều lượng, phơi khô, tán bột để dùng dần. Mỗi lần uống 1 thìa canh với nước đun sôi để nguội, ngày uống 2 lần sáng tối.

Tạng can bị bệnh

Can hư hàn: là do thận thuỷ không đủ, huyết kém không nuôi dưỡng can. Các chứng phát ra là đau mạng sườn, chóng mặt, hoa mắt, mắt khô, đau hai bên xương mí mắt, phiền táo, phát nhiệt, bụng dưới đau, dái co thụt, sán khí trưng hà, nóng rét qua lại.

- Trị huyết hư, can thận suy yếu, huyết ít không nuôi được gan làm đau mạng sườn. Dùng bài "Tứ vật thang": thục địa 16g, bạch thược 8g, xuyên khung 4g, đương quy 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Trị hàn nhiệt vãng lai thành sốt rét, miệng đắng tai ù ngực đầy mạng sườn đau. Dùng bài "Tiểu sài hồ thang": sài hồ 8g, xích thược 6g, cam thảo 4g, bán hạ 4g, hoàng cầm 6g, nhân sâm 2g, gừng sống 3 lát, đại táo 2 trái. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Trị nang súc (dái co thụt), bụng dưới khí kết đau. Dùng bài "Bôn  đồn hoàn": xuyên luyện tử 40g, lệ chi hạch 32g, nhục quế 12g, quất hạch 60g, tiểu hồi hương 28g, mộc hương 28g, phụ tử 20g, ngô thù du 20g, phục linh 60g. Phơi khô, tán bột dùng dần.

Can thực nhiệt: Biểu hiện huyễn vựng, đau đầu,  mắt đỏ, bụng có hòn cục, tiết tả, lưỡi rụt, dái co, gân co liệt, tiểu tiện không tự chủ. 

- Trị can khí bất hoà đau mạng sườn bên trái. Dùng bài "Sài hồ sơ can tán": sài hồ 6g, trần bì 6g, xuyên khung 4g, chích thảo 2g, chỉ xác 4g, xích thược 4g, hương  phụ (sao giấm) 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Trị can khí khô nóng thu rút làm đau mạng sườn. Dùng bài "Qua lâu tán": đại qua lâu 1 trái cả vỏ, giã nhỏ, cam thảo 8g, hồng hoa 3g. Phơi khô, tán bột mà dùng.

- Trị can mộc phạm tỳ làm bụng trên đau, khó chịu. Dùng bài "Thược dược cam thảo thang": bạch thược (sao rượu) 12g, chích cam thảo 6g. Tán nhỏ, hãm nước sôi mà uống.

- Trị khí huyết đều nhiệt làm gân liệt và co lại. Dùng bài "Ngũ nuy thang gia vị": nhân sâm 4g, bạch truật 4g, phục linh 4g, chích thảo 2g, đương quy 6g, ý dĩ 12g, mạch môn 8g, hoàng bá 2g, tri mẫu 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Tạng tỳ bị bệnh

Hậu phác.

Tỳ hư hàn: triệu chứng: ẩu thổ tiết tả, tay chân mềm yếu, phù thũng, cổ trướng, đau mình co giật. Chọn dùng một trong các bài thuốc sau:

- Trị ẩu thổ (nôn mửa) bên trong không còn gì. Dùng bài "Lục quân tử thang":  nhân sâm  4g, phục linh 4g, bạch truật 6g, chích thảo 2g, đại táo 3 trái, bán hạ 6g, trần bì 4g, ổi cương 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Trị tỳ thổ không thắng thấp khí gây tiết tả. Dùng bài "Ngũ vị dị công tán" gia thêm vị: nhân sâm 12g, phục linh 8g, bạch truật (thổ sao) 8g, chích thảo 2g, trần bì 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Trị phù thũng, da không tươi sáng, ấn ngón tay xuống thành lõm. Dùng bài "Bổ trung ích khí thang khử thăng ma, sài hồ": chích huỳnh kỳ 6g, đương quy 4g, chích thảo 4g, bạch truật (thổ sao) 4g, nhân sâm 4g, trần bì 2g, gừng sống 2 lát, đại táo 2 trái. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Trị hoàng đản do tỳ bị thấp, da vàng khô sắc xám. Dùng bài "Nhân trần ngũ linh tán": nhân trần 6g, bạch truật 6g, phục linh 6g, trư linh 3g, trạch tả 2g, bạc hà 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Trị do phong mà đau mình co giật. Dùng bài "Hương tô tàn": tô diệp 6g, trần bì 6g, hương phụ 6g, kinh giới 4g, tần giao 4g, phòng phong 4g, mạn kinh tử 4g, xuyên khung 2g, gừng sống 2 lát, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Trị mình đau, nặng nề do thấp. Dùng bài "Thương bạch nhị trần thang":  bạch truật 4g, thương truật 4g, chế bán hạ 6g, trần bì 6g, phục linh 6g, chích thảo 6g, gừng sống 3 lát, đại táo 2 trái . Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Tỳ thực nhiệt: triệu chứng: không muốn ăn, đàm ẩm, khí tích, huyết tích, ăn vào mửa ra, xích lỵ, đau bụng từng cơn. Mạch hữu quan hồng sác. Dùng các bài thuốc sau :

- Trị không muốn ăn vì tiêu hoá không tốt. Dùng bài "Bảo hoà hoàn": mạch nha, sơn tra, lai bạc tử, hậu phác đều 4g; hương phụ 5g, trần bì 6g, chích thảo 2g, liên kiều 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Trị đàm đình lại ở tâm hoặc ẩn núp hai bên sườn nghe ọc ạch, ho thì đau. Dùng bài "Tiểu bán hạ gia phục linh thang": bán hạ (sao gừng) 12g, phục linh 12g, chích cam thảo 4g, thương truật 4g, gừng sống 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Trị khí uất, khí tích sinh phiền muộn. Dùng bài "Trầm hương giáng khí hoàn": trầm hương 12g, sa nhân 28g, cam thảo 20g, hương phụ (tẩm nước muối sao) 200g, huyền hồ sách (sao rượu) 40g, xuyên luyện tử (nướng) 40g. Tất cả tán nhỏ bỏ lọ dùng dần. Mỗi lần uống 1 thìa canh với nước gừng, ngày uống 2 lần.

- Trị thực tích bụng cứng đầy trướng. Dùng bài "Đại hoà trung ẩm": chỉ thực, mạch nha, sơn tra (sao cháy), trần bì, sa nhân, trạch tả đều 4g; hậu phác 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Trị  xích lỵ do thử nhiệt làm tổn thương huyết. Dùng bài "Trị lỵ kỳ phương": xuyên tiêu 2g, sơn tra 12 g, hậu phác 6g, binh lang 6g, quy thân 6g, bạch thược 6g, cam thảo 2g, đào nhân 3g, thanh bì 3g, hồng hoa 3g, chỉ xác 4g, địa du 4g, hoàng cầm (tẩm rượu sao) 6g. Nếu có đờm trắng (bạch lỵ) gia mộc hương 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Đau bụng từng cơn thì dùng "Thược dược cam thảo thang gia hoàng liên": bạch thược (sao rượu) 12g, chích thảo 6g, hoàng liên 6g. Tán bột hãm nước sôi mà uống, ngày uống 1 thìa canh.

Theo Lương y Minh Chánh
Sức khỏe và đời sống
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top