Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đông y trị bệnh lý tai trong

Thứ ba, 15:01 08/09/2009 | Y học cổ truyền

Bệnh biểu hiện bằng 3 triệu chứng chính là chóng mặt, ù tai và nghe kém. Lúc chóng mặt thì hay buồn nôn, ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch và nhức mắt.

Tổn thương bệnh lý tai trong (còn gọi là hội chứng Méniere) do bác sĩ người Pháp Prosper Méniere tìm ra. Bệnh biểu hiện bằng 3 triệu chứng chính là chóng mặt, ù tai và nghe kém. Lúc chóng mặt thì hay buồn nôn, ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch và nhức mắt. Người bệnh luôn nhắm nghiền mắt, không rời giường, không dám hoạt động mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thao tác vận động.

Theo Đông y, bệnh này thuộc chứng huyễn vựng gồm triệu chứng chóng mặt là chủ yếu kết hợp với các chứng ù tai, nôn mửa. Nguyên nhân của chứng này có nhiều luận thuyết của các y gia qua nhiều thời đại.

Sách Nội kinh nói: "Các chứng phong làm xoay chuyển, choáng váng đều thuộc về can".

Trương Trọng Cảnh nêu ra rằng chứng đàm ẩm cũng có thể gây ra choáng váng.

Sách Kim quỹ yếu lược viết: "Dưới tâm có đàm ẩm thì ngực sườn đầy, hoa mắt".

Chu Đan Khê cũng cho nguyên nhân chủ yếu của chứng choáng váng là do đờm, cho nên cũng nói: "Không có đờm thì không sinh ra choáng váng".

Trương Cảnh Nhạc cho rằng thể chất người bệnh hư tổn là nhân tố cơ bản của chứng huyễn vựng. Ông nói: Không có hư tổn thì không có chứng huyễn vựng. Nên chủ yếu là chữa về hư tổn.

Theo thuyết các y gia nói trên có thể chia ra 3 loại:

- Loại can phong.

- Loại huyết hư.

- Loại đàm thấp.

1. Loại can phong:
 
Do can hỏa vượng, can dương bốc lên, can thận âm hư gây ra. Thường gặp ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm... Có triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đắng, nôn mửa, phiền táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ. Mạch huyền, tế, đới sác.
 

Cấu tạo tai trong.

Phép chữa: bình can tức phong, tiềm dương, hoặc bổ thận âm, bổ can huyết, tiềm dương.

Bài 1: Thục địa 16g; quy bản, miết giáp, câu kỷ tử, long cốt mỗi vị 12g; mẫu lệ 18g; câu đằng 16g, táo nhân 12g. Sắc uống ngày 1 thang

Bài 2: Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g; phục linh, trạch tả, đơn bì, bạch thược, đương quy, sơn thù, cúc hoa mỗi vị 8g; hoài sơn, long cốt, mẫu lệ, câu kỷ tử đều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma, phục linh, dạ giao đằng, hoàng cầm mỗi vị 12g; tang ký sinh, câu đằng mỗi vị 16g; chi tử 8g; thạch quyết minh 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu huyết áp tăng gây chóng mặt, phiền táo, ngủ ít, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, biểu hiện của chứng can hỏa vượng thì dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo, hoàng cầm, sơn chi, sài hồ đều 12g, mộc thông, sinh địa 16g, mẫu lệ sống 16g, xa tiền 16g đương quy 8g, trạch tả 8g, địa long 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

2. Loại huyết hư:
 
Thường gặp ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch.

Triệu chứng: sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên, ăn kém, chất lưỡi nhạt ít rêu, chóng mặt, hoa mắt. Mạch tế nhược. Kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc kinh nhạt.

Phép chữa: dưỡng huyết, tức phong.

Bài 1: Thục địa 16g, hà thủ ô 16g, tang ký sinh 16g; xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, ngưu tất, long nhãn, cỏ nhọ nồi, hoài sơn đều 12g. Sắc uống.

Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, tang ký sinh 16g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hà thủ ô 16g, a giao 8g, ngưu tất 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Bát trân thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, đảng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 16g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Ngũ vị tử thang: ngũ vị tử 8g, toan táo nhân, hoài sơn, long nhãn đều 12g, đương quy 8g. Sắc uống ngày một thang.

3. Loại hàn thấp:

Triệu chứng: người béo trệ, chóng mặt, hoa mắt, lợm giọng, buồn nôn, ngủ hay mê, ăn kém, sáng hay khạc ra đờm, miệng nhạt, lưỡi bệu, rêu dính. Mạch hoạt.

Phép chữa: hòa đàm trừ thấp.

Bài thuốc: Nhị trần thang gia giảm: trần bì, bán hạ chế, phục linh đều 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang

- Nếu miệng đắng, lưỡi khô, tiểu vàng, phiền táo, đại tiện táo thêm trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, bạch thược 12g, địa long 8g, thạch xương bồ 8g.

- Nếu rêu lưỡi trắng dính, đại tiện lỏng, miệng không khát, thêm đảng sâm 16g, bạch truật 12g, trạch tả 8g.

Kết hợp uống thuốc với châm cứu, day bấm các huyệt thì bệnh càng chóng khỏi.

Theo Lương y Minh Chánh
Sức khỏe và đời sống
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top