Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đông y trị đái dầm

Thứ ba, 08:27 19/01/2010 | Y học cổ truyền

Đái dầm đông y gọi là Dạ niệu hay Niệu sàng, xảy ra trong trạng thái đêm ngủ đái không tự chủ được thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn nên có tên gọi Tiểu nhi di niệu.

Đa số nguyên nhân bị đái dầm là do tiên thiên bất túc. Cũng có thể do Hạ tiêu hư hàn mất chức năng bế tàng hoặc tỳ phế khí hư không ức chế được thủy dịch gây nên; Thấp nhiệt uất kết ở bàng quang khiến làm mất chức năng khí hóa cũng sinh bệnh. Trong các y thư cổ như "Chư bệnh nguyên hậu luận" chép rằng: Ngủ mà đái dầm... do âm khí thịnh, dương khí hư, bàng quang và thận khí đều bị lạnh nên không ôn chế được thủy gây ra tiểu nhiều, tiểu không cầm.

Thường hay gặp hai loại là: Hạ tiêu hư hàn và tỳ phế hư tổn, bàng quang thất ước.

Hạ tiêu hư hàn: biểu hiện đái dầm lúc đang ngủ say, sắc mặt trắng nhạt, nước tiểu trong và nhiều, chân tay lạnh, sợ lạnh, mạch trầm trì; do vậy hướng trị liệu là phải Ôn bổ thận dương, súc niệu, cố sáp. Trong sách "Loại chứng Trị tài" viết nên dùng phương "Tang phiêu tiêu hoàn"; nếu tiểu mà không biết cần phải làm cho tâm thận giao nhau lại phải dùng "Khấu Thị tang phiêu tiêu tán". 
 
- Phương "Tang phiêu tiêu hoàn" gồm long cốt 20g, ngũ vị tử 20g, phụ tử (nướng bỏ vỏ và cuống) 20g, tang phiêu tiêu 7 cái, tất cả tán bột mịn, trộn với giấm làm viên to bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên uống vào lúc đói, chiêu với rượu ấm hoặc nước muối loãng.

Trong phương có tang phiêu tiêu, ngũ vị tử đều bổ thận, sáp tinh. Phụ tử ôn thận tráng dương. Long cốt sáp tinh, chỉ di.

- Phương "Tang phiêu tiêu tán": đương quy 40g, long cốt 40g, nhân sâm 40g, phục linh 40g, quy bản (nướng giấm) 40g, tang phiêu tiêu (nướng muối) 40g, thạch xương bồ (sao muối) 40g, viễn chí (bỏ lõi) 40g. Tất cả tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8g chiêu với nước sắc nhân sâm. Ngày uống 2 lần.
 

Tôm nấu hẹ.

Trong phương có tang phiêu tiêu bổ thận sáp tinh. Long cốt sáp tinh an thần, cả 2 vị này làm quân. Nhân sâm, phục thần, xương bồ, viễn chí ích khí dưỡng tâm, an thần, định chí làm thần. Đương quy, quy bản dưỡng huyết, tư âm làm tá.

Tỳ phế hư tổn, bàng quang thất ước: biểu hiện đái dầm, bụng dưới đầy, mệt mỏi chỉ thích nằm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhu tế. Do vậy hướng trị liệu là bổ khí, kiện tỳ, cố phao nên dùng phương "Bổ trung ích khí thang" gia giảm. Phương gồm: hoàng kỳ 24g, nhân sâm (hay đảng sâm) 16g, bạch truật 12g, đương quy 24g, cam thảo 4g, trần bì 4g, sài hồ 8g, thăng ma 12g, tang phiêu tiêu 8g, sơn thù du 12g, câu kỷ tử 12g, khiếm thực 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, cần uống liền 10 - 15 thang.

Một số phương thuốc trị đái dầm

Trị đái dầm có sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng: Dùng hẹ tươi 100g, rửa sạch cắt khúc. Tôm tươi 200g, làm sạch chân râu, xào với dầu ăn khi gần chín cho hẹ vào, ăn thường xuyên trong nhiều ngày.
 

Thạch xương bồ.

Trị đái dầm biểu hiện sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu trong, nhiều: Dùng ruột gà 2 bộ làm sạch, cắt khúc. Ba kích thiên 12g dùng vải màn bọc lại cho vào ninh lấy nước đủ nấu canh. Tra mắm muối cho ruột gà vào nấu chín uống nước canh.

Trị đái dầm do sức khỏe yếu, tứ chi không ấm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng: Dùng nhục thung dung 10g, cho vào bát thêm chút nước đun cách thủy. Thịt dê 50g băm nhỏ, cùng 50g gạo, nước thuốc, đổ thêm nước vừa đủ nấu thành cháo ăn.

Trị đái dầm tiểu trong nhiều: Bàng quang lợn 100g, thái miếng. Bạch quả 5g rang chín, bóc bỏ vỏ ngoài. Phúc bồn tử 10g dùng vải màn bọc lại, cho nước vừa đủ nấu cùng tất cả thành canh đặc, nhặt bỏ thuốc cho chút đường trắng vào ăn hết.

Trị đái dầm ở trẻ: Con niềng niễng tươi 5 con, bỏ cánh, đầu, móng, cho cùng muối ăn rang thơm, cho trẻ ăn mỗi lần 5 con. Ngày 2 lần.

Hay tang phiêu tiêu 10 cái, sấy khô nghiền thành bột cho chút đường cát trộn đều, cho trẻ uống ngày 1 thang.

Hoặc tang phiêu tiêu 10 cái, cho cùng bàng quang lợn nấu cùng ăn hết trong ngày.

Trị trẻ đái dầm biểu hiện hiếu động, trằn trọc khi ngủ, tiểu ít, nhiều lần: Dùng bá tử nhân phơi khô nghiền bột hòa vào nước cơm uống. Mỗi lần 0,5g, ngày uống 2 lần.

Trị trẻ bị đái dầm: Ích trí nhân 10g, cho chút giấm nghiền thành bột mịn trộn lẫn bột mì làm thành bánh mỏng sấy chín cho ăn điểm tâm.

Hay dùng bạch quả 10 quả, rang chín, bóc vỏ ngoài, đậu phụ 2 bìa ngâm mềm thái miếng nhỏ, gạo tẻ 50g, cho nước vừa đủ nấu nhừ thành cháo đặc thêm chút đường cho trẻ ăn hết.

Trị trẻ đái dầm biểu hiện lưỡi đỏ, rêu ít, tiểu tiện ít, vàng: Dùng câu kỷ tử 15g, ngâm mềm, rửa sạch, thận lợn 1 quả, thái mỏng cho dầu ăn xào chín cho ăn.

Trị trẻ đái dầm có cơ thể yếu, mệt mỏi mất sức: Dùng chim sẻ sống 2 con, làm sạch bỏ ngũ tạng, thỏ ty tử 15g, phúc bồn tử 10g, câu kỷ tử 15g, các thuốc dùng vải màn bọc lại cho vào bụng chim đem hấp cách thủy cho nhừ, bỏ bọc thuốc ra nêm chút muối hoặc đường cho trẻ ăn.

Có thể kết hợp châm cứu các huyệt chính như trung cực, quan nguyên, thận du, bàng quang du, tam âm giao. Các huyệt phụ là khí hải, thứ liêu, túc tam lý, đại đô, thần môn, chiếu hải. Vừa châm vừa cứu và kích thích nhẹ, lưu châm từ 15 - 20 phút (chú ý trẻ nhỏ không lưu kim chỉ sử dụng lưu kim đối với người lớn).

Theo BS. Hoàng Xuân Đại
Sức khỏe và đời sống
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top