Đông y trị sỏi mật
Sỏi mật Đông y gọi là “Đởm thanh chứng”. Là bệnh sỏi phát sinh trên bất cứ bộ phận nào của hệ thống túi mật bao gồm túi mật, ống dẫn mật chính và phụ. Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên trở lên, nữ nhiều hơn nam.
Sỏi mật có thể chia thành hai loại dựa trên thành phần cấu trúc của nó đó là sỏi cholesterone và sỏi sắc tố mật. Sỏi có cấu tạo cholesterone là do người bệnh thường hay ăn nhiều mỡ động vật khiến cho nồng độ cholesterone trong máu trở nên cao đã tạo điều kiện mà hình thành nên sỏi. Còn loại sỏi có kết cấu từ sắc tố mật (bilirubine) thường do trong quá trình đường mật bị viêm nhiễm đã làm rơi rụng những tế bào thượng bì kết hợp với vi khuẩn hay giun đũa, trứng giun rồi được bilirubine kết dính chúng lại với nhau mà hình thành nên hạch tâm của sỏi.
Phương thức trị liệu tùy thuộc vào thể bệnh mà có phương thuốc sao cho tương thích nhằm đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là những phương cụ thể để có thể chọn lựa.
* Trị sỏi mật viêm túi mật thể khí uất dùng phương “Bài thạch thang ngũ hiệu” gồm Kim tiền thảo 30g, Chỉ xác 9g, Hoàng cầm 9g, Mộc hương 9g, Xuyên luyện tử 9g, Đại hoàng 6g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Sau khi sử dụng phương này có thể gây đau dữ dội hơn do sỏi ra. Phương này có thể sử dụng cho những người sau mổ lấy sỏi còn sót, cũng có tác dụng tống sỏi ra tiếp nên thường đau là do dấu hiệu bài sỏi của phương.
* Trị sỏi to: Phép trị là “Nhuyễn kiên bài sỏi” kết hợp với phương “Tiêu dao tán”, cụ thể như sau:
- Phép nhuyễn kiên bài sỏi: gồm Mang tiêu 12g – 16g, Phàn thạch (Lục phàn) 2 – 4g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần, chiêu với nước cháo Đại mạch.
- Kết hợp Tiêu dao tán gồm Mang tiêu 10g, Hải kim sa 10g, Kim tiền thảo 30g, Hoạt thạch 12g, Trạch tả 10g, Sa tiền 15g, Ý dĩ 20g, Xuyên luyện 10g, Uất kim 10g, Hồ trượng 10g, Sài hồ 10g, Bạch thược 15g.
Thuốc tán ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g.
* Đối với sỏi nhỏ (hơn 1li) và sỏi ở ống dẫn mật chính (choledoque): Dùng phép trị là Thanh nhiệt lợi thấp, hành khí chỉ thống: Kim tiền thảo 40g, Nhân trần 12g, Uất kim 12g, Chỉ xác 12g, Mộc hương 12g, sinh địa hoàng 12g, Trạch tả 40g.
Thuốc tán ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g, thuốc sắc ngày uống 2 – 3 lần. Kết hợp châm cứu các huyệt Ủy trung, Thừa sơn, Thái xung, Tam âm giao, Huyền chung.
* Trị sỏi mật: Dùng “Hoàng kim linh thang” (Tứ Xuyên trung y 1986) tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa ứ, bài thạch, trị sỏi mật, gồm Đại hoàng 5 – 30g, Hoàng cầm 15g, Khương hoàng 10 – 20g, Uất kim 20 – 60g, Kim tiền thảo 20 – 40g, Kim ngân hoa 15 – 30g, Kê nội kim (tán nhuyễn uống với nước thuốc sắc) 12g, Uy linh tiên 20 – 60g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần trong ngày.
* Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn: Dùng “Lợi đởm bài thạch thang” (Tứ Xuyên Trung y 1986) gồm Sài hồ 15g, Hoàng cầm 10g, Liên kiều 10g, Hổ trương căn 15g, Kim tiền thảo 30g, Nguyên minh phần 10g (uống với nước thuốc sắc), Đan sâm 15g, Hồng hoa 10g, Hoạt thạch 20g, Sơn tra 15g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần vào lúc đói.
* Trị viêm mãn: Triệu chứng đầy bụng, có cảm giác khó chịu ở bụng trên, đau kéo dài, hoặc đau lan lên bả vai, cảm giác nóng ruột, ợ hơi, mỏi mệt nhất là khi sau ăn cơm no hoặc ăn những thứ xào rán, mỡ nhiều.
Phương gồm Bột uất kim 3g, Một dược 3g, Nhân trần 30g, Kim tiền thảo 30g, Trạch tả 40g. Kim tiền thảo cùng sắc nước uống với bột Uất kim và Một dược. Lưu ý cần xoa hai bên sườn vào sáng và tối. Kiêng rượu và các chế phẩm có rượu, gia vị cay nóng đậm đặc, mỡ động vật…
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa
Y tế - 4 năm trướcSau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.
9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh
Y tế - 4 năm trướcĐau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tế - 4 năm trướcThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.
Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?
Y tế - 4 năm trướcChuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.
Bài thuốc trị nhiệt miệng
Y tế - 6 năm trướcNhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...
Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ
Y tế - 7 năm trướcThịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...
Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'
Y tế - 7 năm trướcRau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.
3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm
Y tế - 7 năm trước3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.
Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn
Y tế - 7 năm trướcTheo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.
Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà
Y tế - 8 năm trướcĐông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tếThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.