Dưa hấu trong Đông y
Mùa hè rất nhiều loại hoa trái có tác dụng giải khát, tiêu độc, sinh tân, giàu dược tính... nhưng đặc biệt hơn vẫn là dưa hấu, một loại quả được trồng ở khắp mọi miền nước ta, song nhiều hơn vẫn là các tỉnh Nam bộ.
Dưa hấu còn có tên gọi là Tây qua, không những ngon ngọt, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn, cùng nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng là những chất cơ thể không tự sinh ra, phải hấp thu qua đường ăn uống.
Dưa hấu trong Đông y
Ảnh minh họa. |
Trong các Y thư cổ như Bản thảo phùng nguyên hay Tùy tức cư ẩm thực phổ hoặc là Nhật dụng bản thảo... đều cho rằng dưa hấu có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiện, được sử dụng để trị liệu các chứng như: mụn nhọt, viêm loét miệng, phù thũng do viêm thận, đái tháo đường, cao huyết áp, say nắng, say nóng, lị, giải độc rượu... Thậm chí còn coi dưa hấu như “Cổ phương trứ danh Bạch hổ thang” có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa rất công hiệu.
Ở nước ta, trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng cho rằng: dưa hấu vị vừa ngọt, vừa nhạt, tính hàn, không độc, giải khát, trừ phiền, giải trúng thử (cảm nắng), tê mỏi đau, tiểu tiện dắt, lị ra máu... Trong Đông y, dưa hấu được sử dụng cả vỏ và ruột, hạt làm thuốc chữa trị nhiều bệnh chứng khác nhau.
Tuy nhiên, dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt giải khát tốt như vậy, lại chữa trị nhiều bệnh, nhưng không nên ăn quá nhiều, hay ăn nhiều lần trong ngày, nhất là đối với những người có tì vị hư yếu, hay rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Tiêu phiền giải độc, làm hết khát: sử dụng thích hợp cho những người mắc các chứng viêm nhiễm, lở loét miệng lưỡi, mụn nhọt, cao huyết áp: lấy 1.500g dưa hấu, muối ăn vừa đủ. Rửa sạch quả dưa để ráo nước, bổ đôi, nạo lấy hết phần ruột, cho vào một khăn vải sạch ép lấy nước cốt. Còn vỏ dưa lấy dao cạo bỏ vỏ xanh, sau thái vụn và cũng ép lấy nước cốt (nếu có máy ép càng tốt), sau trộn 2 thứ nước ép ấy lại với nhau, tra chút muối ăn là được. Chia ra uống hết.
Bồi bổ, nhuận tràng thông tiện: lấy dưa hấu 1 quả, chuối tiêu 3 quả, mật ong 100g. Rửa sạch dưa, dùng dao cắt ngang trên núm quả dưa một miếng làm nắp. Sau đó lấy thìa đánh nát nhuyễn phần ruột đỏ của quả dưa hấu, chuối bóc bỏ vỏ, thái vụn và cho vào ruột quả dưa hấu cùng với mật ong, lại đánh trộn tiếp cho thật nhuyễn và đậy nắp quả dưa lại cho vào tủ lạnh trong 3 giờ là được. Đây là món ăn giải khát thơm ngon, giàu dinh dưỡng vì ngoài dưa ra còn có chuối hương tiêu có vị ngọt, tính mát, lại dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân dịch, làm hết khát.
Thanh nhiệt lợi tiểu, làm khỏe thận, chống nôn, giải độc rượu: dưa hấu 500g, mía 200g, đường phèn 20g. Dưa rửa sạch bỏ vỏ, hạt, thái miếng. Mía róc vỏ, chẻ nhỏ. Sau cho cả 2 thứ vào máy ép lấy nước, rồi cho đường phèn vào khuấy tan rồi uống. Cần uống hàng ngày vì đây là loại nước giải khát rất tốt, lại thơm ngon, ngọt mát. Trong loại nước này ngoài dưa hấu lại có mía vị ngọt, tính lạnh, có công hiệu thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân, chỉ khát, hòa trung, nhuận táo.
Thanh nhiệt, giải thử, trừ phiền, chỉ khát: dùng vỏ dưa hấu 150g, khổ qua (mướp đắng) 50g, bí đao 50g. Cạo bỏ vỏ xanh của vỏ dưa hấu (lấy phần cùi trắng), thái vụn. Bí đao, khổ qua đều gọt bỏ vỏ ngoài, thái vụn. Tất cả cho vào máy ép lấy nước, cho thêm chút đường phèn hòa tan là được. Uống hết. Loại nước này làm nước uống cho ngày hè rất tốt, đặc biệt đối với sử dụng thích hợp cho người đái tháo đường, mụn nhọt, viêm tiết niệu hay béo phì...
Thanh nhiệt, trừ thử, thanh tâm, nhuận phế, giải khát: vỏ dưa hấu 150g, bách hợp 50g, lê 100g, đường phèn 10g. Vỏ dưa gọt bỏ vỏ xanh, bách hợp rửa sạch, lê gọt bỏ vỏ và hạt. Tất cả đều thái vụn. Sau cho vào máy ép lấy nước cho đường phèn hòa tan rồi uống. Trong loại nước này ngoài vỏ dưa hấu ra ta thấy lê có vị ngọt, tính mát, có công năng thanh nhiệt, sinh tân, nhuận táo, hóa đàm, giải rượu. Do đó Đông y thường sử dụng nước loại này cho những người mắc chứng đái tháo đường, bị sốt cao mất nước, táo bón, viêm nhiễm đường hô hấp, giải say rượu...
Thanh nhiệt, trừ phiền, sinh tân, chỉ khát, kích thích tiêu hóa (là loại nước giải khát lý tưởng trong mùa hè): dưa hấu 600g, trái thơm (dứa) 500g, đường cát 50g, nước sôi để nguội 300ml. Dưa gọt vỏ bỏ hạt, quả dứa gọt vỏ, thái miếng ngâm vào nước muối nhạt trong 1 phút. Sau đó cho cả 2 thứ vào máy ép lấy nước cốt, hòa đường vào và cho nước khuấy đều làm nước giải khát. Trong loại nước này, ngoài dưa hấu còn có dứa (trái thơm) vị ngọt chua, tính bình, có công năng thanh nhiệt sinh tân, trừ phiền chỉ khát, có hương thơm và vị ngọt đặc biệt.
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa
Y tế - 4 năm trướcSau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.
9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh
Y tế - 4 năm trướcĐau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tế - 4 năm trướcThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.
Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?
Y tế - 4 năm trướcChuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.
Bài thuốc trị nhiệt miệng
Y tế - 6 năm trướcNhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...
Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ
Y tế - 7 năm trướcThịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...
Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'
Y tế - 7 năm trướcRau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.
3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm
Y tế - 7 năm trước3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.
Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn
Y tế - 7 năm trướcTheo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.
Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà
Y tế - 8 năm trướcĐông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tếThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.