Đừng nghĩ chỉ cá chép sống mới "đưa" ông Táo lên trời được!
GiadinhNet - Truyền thống cúng Táo quân vào 23 tháng Chạp nếu không có cá chép sống được thực hiện đúng nghi thức "phóng sinh" thì thay bằng cá chép giấy, không cần đến... cá vàng thật! Bây giờ, khi việc thả cá vàng nở rộ thành "phong trào" với đủ mọi biến tướng ảnh hưởng đến văn hóa, môi trường... thì có lẽ chúng ta nên quay về cúng cá chép giấy?
Trước kia, tục cúng cá chép sống xuất hiện ở một số làng quê và đô thị với mật độ dân cư thưa thớt, sông ngòi ao hồ tự nhiên nhiều, con người chịu ảnh hưởng cao bởi lễ giáo thành một phong tục đẹp nhưng giờ đây cuộc sống đô thị đông đúc, sông hồ ít ỏi, ô nhiễm, con người thiếu chiều sâu văn hóa, hiểu biết thì tục thả cá chép không còn như xưa.
Ngày 23 tháng Chạp, đa phần người dân thả cá vàng, phi lên cầu "ném" cá xuống, vừa vi phạm luật giao thông khi dừng đỗ xe trên cầu, gây cản trở giao thông, gây va chạm cãi cọ vừa sai lệch về văn hóa, tín ngưỡng, làm ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng. Cùng với việc thả cá, người ta còn đổ tàn hương, bụi bay mù mịt vào người tham gia giao thông chẳng những gây nguy hiểm mà còn tạo thành hình ảnh phản cảm.

Cá vàng được mua để cúng Táo quân chứ không phải cá chép
Ông Công ông Táo trong tín ngưỡng người Việt là câu chuyện tâm linh, tinh thần.... vậy có lẽ chỉ cần những vật tâm linh như cá chép giấy. Cá thật, dù bơi hoặc chết cũng ở dưới sông còn Táo quân thuộc về tâm thức. Cá chép giấy đốt thành khói bay lên trời chắc mới "đưa" được ông Công ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng!
Nôm na là vậy và đã xuất hiện nhiều cuộc tranh cãi cả của dư luận cả giới chuyên môn, nghiên cứu chỉ để trả lời câu hỏi: Cá chép sống hay cá chép giấy "đưa" được ông Táo lên Thiên Đình?
Theo quan niệm dân gian, cá chép thật sau khi làm lễ được thả phóng sinh mang nhiều ý nghĩa. Ngoài việc đưa ông Táo về chầu trời thì tục lệ phóng sinh còn đề cao tinh thần hướng thiện, khơi lòng hiếu sinh, từ bi. Chính vì mang nhiều ý nghĩa như thế nên tục thả cá chép cũng cần được thực hiện đúng cách, bằng cả cái tâm thành kính, hướng thiện của con người chứ không thể làm cho có hoặc theo "phong trào", theo "mốt"!

Nhiều địa phương, gia đình chỉ cúng cá chép giấy
Nếu không chọn được cá chép khỏe mạnh, điểm thả là sông hồ tự nhiên đủ điều kiện cá sống được, người thực hiện nghi thức "phóng sinh" với tinh thần vui vẻ, hướng thiện, thành kính thì có lẽ nên thay bằng việc cúng cá chép giấy cho phù hợp điều kiện, cuộc sống hiện đại. Đừng nhất nhất mua và thả cá vàng, thả luôn túi nilon ra ao hồ, sông suối. Tệ hơn, người nọ canh chừng người kia vừa "phóng sinh" cá thì vợt mang ra chợ bán.
Theo họa sỹ, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Yên – Giám đốc Trung tâm UNESCO văn hóa – dòng họ và gia đình Việt Nam, ở Việt Nam từ xưa mọi người cũng đốt mã cá chép chứ không bày cá sống vào mâm cúng, cũng không thả cá chép sống. Tới thời nhà Nguyễn mới có việc thả cá chép sống và trở thành tục lễ đến ngày nay.
Những ngày qua, tràn ngập hình ảnh người dân "phóng sinh" cá vàng (thay vì cá chép) làm ô nhiễm sông hồ thì dân tình mới hay đó là "mốt" chứ cách đây dăm năm, từng có "mốt" cúng cá chép giấy thay vì cá sống với lý do rất "thuận tự nhiên" là năm ấy rét đậm, khan hiếm cá chép mà cá vàng thì chưa được "sáng tạo" để cúng, thả như bây giờ.
"Có người lại cho rằng thả càng nhiều cá chép, hay cá chép càng to càng tốt. Việc này không đúng, thực ra nhiều nhất chỉ 3 con là đủ. Lễ nào cũng vậy, quan trọng nhất là tấm lòng thành, chứ không phải mâm cao cỗ đầy, càng nhiều lễ vật thì càng thiêng" – GS Nguyễn Chí Bền chia sẻ.
Ở mỗi vùng miền của đất nước, tục cũng cá chép vào 23 tháng Chạp diễn ra theo một bản sắc riêng, không có cách thực hành tín ngưỡng cúng Táo quân được quy định như một chuẩn mực. Chính vì thế, phần lớn con người thực hiện theo điều kiện, nhận thức của cá nhân, gia đình, vùng miền.
Quan niệm cúng Táo quân bằng cá chép giấy cũng đúng mà cá chép thật cũng đúng. Chỉ có "ném" cá từ trên cầu, làm ô nhiễm môi trường, theo "trào lưu" thay vì lòng thành kính... là không một ai, không một vùng văn hóa nào có thể khuyến khích!
T. Nam

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục đã lừa dối bao nhiêu khách hàng?
Pháp luật - 48 phút trướcBộ Công an xác định Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục cùng các đồng phạm đã bán 135.325 hộp kẹo rau củ Kera cho hơn 30.000 khách hàng, thu trên 17 tỉ đồng

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.

Quy định người lao động được nghỉ làm việc trong Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có từ năm nào?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Người lao động được nghỉ làm việc vào Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ năm 2007.

Ngày sinh Âm lịch của người biết kiếm tiền, có cuộc đời dư dả
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này hội tụ đầy đủ các yếu tố để đạt được các tham vọng mình mong muốn, kinh doanh phát tài, kiếm được nhiều tiền nhờ cạnh tranh khốc liệt.

3 con giáp sau kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đón nhận nhiều tin vui, tài lộc rực rỡ
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, đây là 3 con giáp may mắn theo dự báo tử vi tuần mới từ 7/4 - 13/4. Sau ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, các con giáp đón nhận nhiều tin vui, tài lộc rực rỡ.

Nam Định: Tạm giữ đối tượng đốt pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Treo 2 quả pháo cối tự chế lên cây và đốt với mục đích gây mất an ninh, trật tự tại khu vực Cồn Xanh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, một đối tượng bị cơ quan công an bắt giữ.

Khởi tố kẻ xâm hại tình dục nhiều trẻ em tại một ngôi chùa ở Đà Lạt
Pháp luật - 3 giờ trướcNguyễn Đắt Vũ bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi xâm hại tình dục 7 trẻ em tại một ngôi chùa ở phường 6, TP Đà Lạt.

Xót xa người phụ nữ làm công nhân xa xứ tử nạn trên chuyến xe về quê nghỉ lễ: Chỉ còn chốc lát là gia đình đoàn tụ, vậy mà...
Thời sự - 4 giờ trước"Khi cách nhà còn khoảng 60km, vợ tôi gọi điện để tôi chuẩn bị ra đón. Một lúc lâu sau không thấy vợ mình gọi điện lại và gọi cho vợ cũng không được...", anh Tài nhớ lại cuộc gọi cuối cùng của vợ trước khi xảy ra tai nạn.

Cô gái 22 tuổi nghi nhảy lầu từ tầng 16 ký túc xá ở TP HCM
Thời sự - 4 giờ trướcSinh viên đang ở tại ký túc xá của Đại học Quốc gia TP HCM thì bất ngờ nghe tiếng động mạnh dưới đất, tới nơi kiểm tra xác định cô gái đã tử vong

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Chưa bắt buộc dạy 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT
Giáo dục - 5 giờ trướcBộ GD&ĐT khẳng định chưa thể bắt buộc thực hiện việc dạy 2 buổi trong một ngày cho học sinh ở cấp THCS và THPT.

Điều kỳ lạ về tuổi thọ 300 - 400 năm của các vua Hùng
Đời sốngTheo truyền thuyết, các vua Hùng có tuổi thọ dao động trong khoảng từ 300 đến 400 năm, có vị vua còn được ghi nhận sống tới 420 năm.