Dung tục, tầm thường hóa đề thi Văn để làm gì?
GiadinhNet - Đề thi theo hướng “mở” ở môn Ngữ văn gây thích thú, sáng tạo đối với học sinh… Tuy nhiên, nhiều đề thi đã gây tranh cãi khi đề cập vấn đề, nhân vật chưa phù hợp với học sinh.

Đề thi Ngữ văn lớp 9 cuối học kỳ I (năm học 2020 - 2021) của Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Ảnh: TL
Chuyện mẹ chồng nàng dâu vào đề Văn
Vừa qua, đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 cuối học kỳ I (năm học 2020 - 2021) của Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nhiều phụ huynh giật mình. Được biết, Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê đã yêu cầu giáo viên viết giải trình vì đã ra đề kiểm tra chứa nội dung "nhạy cảm". Phòng GD&ĐT đã kiểm điểm giáo viên này, đồng thời yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc trong khâu ra đề thi.
Cụ thể, đề kiểm tra môn Ngữ văn phần đọc hiểu (3 điểm) có yêu cầu học sinh đọc câu chuyện "cắn răng mà chịu" và trả lời các câu hỏi. Cụ thể: Mẹ chồng và con dâu nhà kia đều góa bụa. Mẹ chồng dặn con dâu "Số mẹ con mình rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu". Không bao lâu sau, mẹ chồng có tư tình, con dâu nhắc lại lời dặn của mẹ thì mẹ chồng đã trả lời: "Mẹ dặn là mẹ dặn con, chứ mẹ già rồi, có còn răng đâu nữa mà cắn".
Sau khi đề Ngữ văn được đưa lên mạng và trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội, nhiều phụ huynh đã có ý kiến rằng, đề Ngữ văn này có hàm ý dung tục, trí trá, không phù hợp học sinh lớp 9. Chưa kể, đề Ngữ văn trên sẽ hướng học sinh tới câu chuyện lật lọng trong cuộc sống. Không ít phụ huynh cho rằng, dù được phép ra đề "mở" và có thể giáo viên giải thích thêm về câu chuyện, song với những dạng đề thi chưa phù hợp với lứa tuổi dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc của học sinh cho rằng, những cái sai, cái chưa đúng lại được chấp nhận bởi những câu chuyện ngụ ngôn, dân gian thường mang tính triết lý, suy ngẫm nhiều hơn.
Đọc đề Ngữ văn nói trên, phụ huynh Nguyễn Thị Thu Hương (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) có con đang học lớp 9 cho biết: "Tôi thấy đề chưa phù hợp, bởi câu chuyện khá lấp lửng và kết thúc mang tính khẳng định sự cam chịu chấp nhận cái sai ở đây là mẹ chồng đã khôn lỏi, lươn lẹo. Do đó, bài học qua câu chuyện này hầu như không nhiều giá trị, bởi lớp 9 chưa hiểu nhiều về chuyện kết hôn, ứng xử gia đình giữa mẹ chồng và nàng dâu, thậm chí chưa thể đưa ra nhận định rằng, ai đúng, ai sai trong câu chuyện này. Đề thi học kỳ nên cần bám sát và phù hợp với lứa tuổi, tính chất kỳ thi".
"Loạn" đề Văn "mở" gây tranh cãi
Mặc dù khó có thể đưa ra nhận định, quy kết giáo viên ra đề Ngữ văn nói trên là sai hay vi phạm, song trong thời gian qua, đã có quá nhiều đề Ngữ văn được ra theo hướng "mở", bắt "trend" có đưa nhân vật, câu chuyện được cho là chưa phù hợp, gây tranh cãi trên mạng xã hội. Cụ thể, đề thi môn Ngữ văn lớp 12 trong kỳ kiểm tra kết thúc học kỳ I năm 2019 - 2020 do Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng ra đề gây nhiều tranh cãi. Nội dung đề thi yêu cầu học sinh nhận định "Buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi". Đề thi yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến về việc từ bỏ cũng là một sự lựa chọn. Đề thi này nhận được ý kiến cho rằng, học sinh lớp 12 chưa có những trải nghiệm trong cuộc sống để đưa ra quyết định buông bỏ điều gì đó.
Không chỉ đưa hàng loạt các tên tuổi của showbiz Việt như: Ngọc Trinh, Sơn Tùng-MTP, Bà Tưng… Trong thời gian qua, "Hậu duệ mặt trời", "Vợ người ta" cũng được đưa vào đề thi. Tiêu biểu như, đề kiểm tra kết thúc học kỳ I môn Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Thủ Đức (TP HCM) được tổ chức vào tháng 12/2019 đã đưa hiện tượng mạng xã hội Khá Bảnh bị bắt, thụ án 10 năm tù vào đề kiểm tra. Nhiều giáo viên cho rằng, sự sáng tạo vượt ra khỏi nhận thức ở lứa tuổi học sinh sẽ dễ dẫn đến "phản ứng ngược" trong giáo dục, nhất là nhân vật trong đề thi đều có hành động, phát ngôn phản cảm.
Theo đánh giá của nhiều giáo viên Ngữ văn, ra đề thi theo hướng "mở" không hề đơn giản, bởi đề thi vừa phải đáp ứng được yếu tố mới, lạ, gây hứng thú với học sinh và bám sát được phạm vi kiến thức mà học sinh đã học. Những đề sáng tạo, đưa thực tế vào bài kiểm tra một cách vô tội vạ sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, học sinh chưa hiểu hết ý đồ của người ra đề, tư duy lệch lạc. Bởi vậy, giáo viên khi ra đề cần phải nghiên cứu kỹ để học sinh không hiểu nhầm ý, hiểu theo khía cạnh khác, dữ liệu, câu từ trong đề thi phải rõ ràng và phải chấp nhận những góc nhìn khác biệt của học sinh.
Từng là giáo viên dạy Ngữ văn và quản lý giáo dục nhiều năm, NGƯT Đặng Đình Đại - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring Hà Nội cho biết: "Đề thi vào lớp 10, hay thi tốt nghiệp THPT thường ra theo hướng "mở" nên ở cấp THCS, THPT, học sinh đều được tiếp cận với dạng đề thi được ra theo hướng này. Học sinh khá thích thú với cách ra đề này, bởi nhiều em không học giỏi môn Ngữ văn có thể thoải mái trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình và có thể có điểm. Đề "mở" có nhiều ưu điểm và được khuyến khích, song việc ra đề phải phù hợp với tính chất kỳ thi, năng lực của học sinh. Đề thi quá khó, vượt quá hiểu biết của học sinh hoặc vấn đề nhạy cảm sẽ gây tranh cãi và mất đi sự hào hứng của học trò".
Quang Anh

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 39 phút trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 3 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 5 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?
Giáo dụcGĐXH - Chiều nay (4/7), thí sinh có thể tra cứu điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 trên https://hanoi.edu.vn), https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.