Giải mã bài chú của một “thầy mằn” ở Đắk Lắk
GiadinhNet - Trong đợt công tác các tỉnh Tây Nguyên, chúng tôi có dịp may mắn tiếp xúc được cộng đồng người Tày ở xã Ea Tam, huyện K’rông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Theo lời của anh Nguyễn Đại Hà, cán bộ xã thì đây là vùng di dân tự do của người Tày sau năm 1975. Ở đây, đồng bào người Tày vẫn giữ và lưu truyền những nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là chuyện bùa yêu.
Quả mơ, trái mận lìa cành vì… yêu?
Anh Hà cho biết, xã Ea Tam có khoảng 12 ngàn dân, chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng (chiếm khoảng 88% dân số), xã có 14 thôn và một buôn. Dân tộc Tày ở Ea Tam đến nay vẫn giữ được các phong tục và lễ hội truyền thống, như lễ hội lồng tồng, luôn được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội này thường gọi là Hội xuống đồng, quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc Nùng, Dao, Sán Dìu, Cao Lan... ở vùng cao phía Bắc. Lễ hội là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
Trước ngày hội, các gia đình quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị đón khách. Vào ngày lễ, ngoài đồng của làng, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ tuỳ theo khả năng, mang hàm ý phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ. Họ thường bày biện các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh dày, chè lam, bánh bỏng... Trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải màu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ. Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt do các thầy Tào tiến hành. Ðể chuẩn bị cho hội tung còn, ở giữa đám ruộng lớn được chọn làm địa điểm lễ hội, người ta dựng một cây mai cao từ 20 -30m làm cột, trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50 - 60 cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật - Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Nếu ở lễ hội nào không có ai tung còn trúng đích thì dân buôn không vui. Vì theo quan niệm của họ, phải có người tung còn trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó làm ăn mới khởi sắc, mưa thuận gió hòa.
Theo anh Hà, người Tày ở Ea Tam nói riêng, cả nước nói chung thờ tổ tiên và bái vật giáo. Bàn thờ tổ tiên của người Tày đặt chính giữa nhà, làm thành một không gian riêng, cung kính hết mực. Khách và phụ nữ trong nhà chửa đẻ không được phép ngồi hay nằm trên ghế, trên giường trước bàn thờ. Họ thường dùng bữa sau 2 giờ chiều và 8 giờ tối. Trong tôn giáo của người Tày, ngày 3/3 âm lịch là ngày tảo mộ, ngày lễ quan trọng nhất. Họ vẫn còn giữ gìn rất chặt chẽ tục tang ma. Có những ngôi mộ trong dòng tộc lớn của người Tày tại xã giữ đến 10 đời mà vẫn chưa cải táng. Riêng hoạt động tâm linh, tín ngưỡng thì càng chặt chẽ hơn. Chính vì vậy, người Tày ở đây vẫn còn giữ được tục thả bùa (còn gọi là bùa riu) dù không “rầm rộ, đại trà”.
Vui chuyện, anh Hà giới thiệu cho chúng tôi một “thầy mằn” (thầy thả bùa riu), rất “cao tay ấn”, là ông Tào Hoàng Văn Thắng (năm nay 50 tuổi), ngụ ở xã Ea Tam. Ban đầu, “thầy mằn” rất khó chịu khi thấy người lạ vào nhà, nhưng do nể anh Hà là cán bộ ở xã, cũng là người chuyên nghiên cứu về văn hóa, phong tục, tâm linh, tín ngưỡng của người Tày ở đây nên “thầy mằn” mới chịu tiếp chuyện chúng tôi.
Trong vai người dẫn chuyện, anh Hà “mớm” cho “thầy mằn” hé lộ bài chú bùa yêu của người Tày, trong điều kiện không được chụp ảnh, ghi âm. Với sự “bảo chứng” của anh Hà, lát sau, “thầy mằn” mới khề khà đọc cho chúng tôi nguyên văn bài “thả bùa riu”, bằng tiếng Tày.
Với sự đồng ý của “thầy mằn”, anh Hà đã dịch nghĩa cho chúng tôi như sau: Bùa ta thả trúng quả mơ, quả mơ nhớ ta mà rụng cuống/ Bùa ta thả trúng trái mận, trái mận yêu ta mà phải lìa cành/ Bùa ta thả lên trời, mặt trời phải trốn vào trong mây/ Bùa ta thả xuống dòng sông, dòng sông phải sôi lên vì thương nhớ/ Bùa ta thả trúng gái tơ, gái tơ yêu ta tha thiết/ Bùa ta thả trúng gái già, gái già vì yêu ta mà quên nhà/ Không phải mai sau mới yêu mà yêu ngay tức thì/ Thái thượng lão quân/ Cấp cấp như lập lệnh”.
Đọc xong, “thầy mằn” Tào Thắng nhìn chúng tôi với ánh mắt như dò hỏi rồi chậm rãi kể: “Bài bùa riu này tôi được cụ tổ, ông, cha truyền lại, không biết mấy đời rồi. Và cũng không phải ai “thả” cũng được đâu. “Thả” phải đúng thời điểm, đúng “bài” và những “chiêu” áp dụng kèm theo nó. Nếu không, sẽ bị “phản đòn” rất nặng”.
Những câu chuyện từ “thầy mằn”
“Thầy mằn” Tào Thắng khẳng định, đây là thứ bùa khiến người ta (cả trai lẫn gái, lớn lẫn bé), mê mẩn, say đắm nhau đến… quên cả đất trời, đắm đuối nhau như bị… bỏ bùa. Ngoài “thầy mằn” thì một vài người trong buôn cũng có thể nắm được “bí kíp” bùa yêu, như thầy cúng, bà “Pựt”… nhưng ít ai dám công khai và cũng ít người trong làng biết được. Họ chỉ rỉ tai nhau, đồn đoán về người “thả” và người bị “thả” mà thôi. “Như mấy năm trước, trong thôn có một cô gái tên Mây, đang học lớp 11, bỗng dưng chán ăn chán uống, suốt ngày cứ tơ tưởng nhắc đến tên một người đàn ông ngoài 40 tuổi, đã có vợ và 3 đứa con, là người trong làng. Cô Mây cứ luôn miệng nhắc đến tên, kiếm đủ mọi cách để gặp “người ấy”, một ngày mà không trò chuyện, gặp mặt được thì cô ấy gần như phát điên”, “thầy mằn” Tào Thắng kể.
Mọi người trong buôn đồn đoán cô Mây đã bị “nó” thả bùa riu nhưng không có chứng cứ. Rồi khoảng vài tháng sau, bỗng nhiên cô Mây ghê sợ, căm ghét người đàn ông ấy, tìm mọi cách lánh mặt. “Tôi biết ngay là tay này thả bùa còn non nên bùa chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, sau đó sẽ tự nhiên hết “công lực”. Đó là bản chất của bùa riu”, thầy Thắng nói tự tin.
Cũng có chuyện, khoảng 10 năm trước, trong làng có một người đàn bà đứng tuổi nhưng chưa có chồng vì xấu đến ma chê quỷ khóc. Quanh năm suốt tháng bà ấy sống thui thủi cuối làng, lầm lũi đi nương đi rẫy một mình, rồi về với căn nhà đìu hiu rách nát, cả tháng không nói chuyện với ai trong buôn. Bỗng “đùng một cái”, một người đàn ông ở thôn khác, đã có gia đình, hai con, giỏi giang, khỏe khoắn, đầy nét nam tính… không hiểu sao bỏ nhà cửa vợ con, nương rẫy nhà mình đi theo người đàn bà kia. Cả hai sống chung với nhau như vợ chồng, bỏ qua lời dị nghị đàm tiếu. Nhưng khi người đàn bà ấy có con cũng là lúc người đàn ông này “tỉnh” ra, bỏ về nhà cũ. Đến nay, đứa con của họ đã gần 10 tuổi, khôi ngô, nhưng người cha thì một đi không trở lại.
Lại có chuyện, khoảng 4 năm trước ở Ea Tam có một anh tên là Quý Toàn, không phải là người địa phương, anh về đây công tác theo điều động của cơ quan. Mới về được một thời gian, anh và cô người Tày 20 tuổi, trắng trẻo, xinh đẹp, nết na… đã có tình cảm với nhau. Gái có thai rất khó dấu, nhưng ngặt nỗi, anh Toàn đã có vợ con, nhà cửa khang trang ngay tại thị trấn Buôn Hồ. Sau khi thuyết phục cô gái “giải quyết” không được, anh ta tính bài… chuồn.
Biết được “âm mưu” của anh chàng họ Sở, cô gái âm thầm qua nhà “thầy mằn” Tào Thắng tỏ rõ hoàn cảnh, nhờ thầy giúp. Chỉ một tháng sau, anh chàng kia đã đi theo cô gái Tày đến lập nghiệp ở nơi nào không biết. Chỉ biết, cứ mỗi năm vào ngày Rằm tháng Giêng, bà con ở làng lại thấy cô gái “đáo” qua nhà “thầy mằn”. Ông Tào Thắng khẳng định, cứ mỗi lần qua nhà là cô gái lại xin thầy truyền thêm một chút “công pháp” bùa rìu để giữ chân chồng.
Nghe qua những câu chuyện trên, số người tin cũng có, nhưng người không tin cũng lắm. Những người chỉ tin vào khoa học bảo, chẳng có bùa ngải gì hết, chẳng qua “mấy bố chán cơm, thèm phở”, khi thấy có cơ hội thì “tiện đường hái hoa” thôi. Khi “hoa” ngửi đã chán thì lại về, nhưng có ông thì về được, có ông thì không thể về nổi, vậy là mang bùa ngải ra “đổ thừa”. Còn chuyện cô nữ sinh lớp 11 yêu mê mệt người đàn ông 40 tuổi rồi sau đó lại ghét... đâu có gì lạ! Thế người ta mới gọi đấy là cái tuổi “dở dở, ương ương” chứ!
Người không có đức, bùa tác hại vô lường?
“Thầy mằn” Tào Thắng “bật mí”, bùa riu không thể truyền ra cho người ngoài. Nếu rơi vào tay những người không có đức, bùa sẽ tác hại vô lường. Bởi một thầy không chỉ “mằn” yêu mà còn “mằn” ghét, thuốc, say… Trước khi thực hiện “mằn”, thầy phải cần biết tên tuổi, địa chỉ người bị (hay được) “mằn”. Sau đó, cũng cần có một vài “công cụ hỗ trợ” như nước, sỏi, gạo hoặc lá cây trên núi. Trước khi “mằn” phải cúng vái tổ tiên đã chứng giám và truyền nghề cho mình, cũng như để thầy “thả” thành công.
Bài mằn nêu trên được đọc khi thầy đã nín hơi, mím chặt môi và phải đọc bằng tiếng Tày, thầm trong cổ họng… để không ai có thể biết được bí mật của bài “mằn”. Sau khi đọc xong, thầy sẽ thổi hơi mình vào các vật “hỗ trợ” kia rồi gói lại cẩn thận. Người xin bùa sẽ cho các vật đó tiếp xúc (trực tiếp hay gián tiếp) với đối tượng của mình. Có thể là vẩy hoặc cho người đó uống nước, thổi vào tay, rải gạo vô giường, đính một vài hạt cơm lên tóc… Sau vài ba ngày bùa yêu sẽ có tác dụng, còn hiệu quả dài ngắn về thời gian là tùy “thầy mằn” có “cao tay ấn” hay không.
Đặc biệt, theo “thầy mằn” Tào Thắng, bùa yêu chỉ áp dụng cho người đàn ông chưa vợ và gái chưa chồng chứ không dùng “đại trà”. Rồi “thầy mắn” Tào Thắng nói tếu táo: “Các thế hệ sau này không biết dùng “bùa yêu” loại gì mà yêu đương nhau lung tung, rồi bầu bì, phá thai, bỏ nhau như cơm bữa”. Chúng tôi góp vui, lớp trẻ bây giờ “xài” bùa yêu là những quán karaoke, quán bar, tụ tập tại các điểm “vui chơi ca múa, nhảy nhót, đua xe”. Loại bùa này “công hiệu” với tụi nhỏ gấp trăm lần bùa yêu của thầy Tào Thắng, vốn dĩ chỉ dành cho những tình yêu chân thành...
Anh Hà cũng nói với chúng tôi, bùa yêu là một trong những bí ẩn tâm linh của người Tày ở Đắk Lắk. “Nhưng dùng bùa yêu với mục đích đen tối, lừa tình thì tác dụng ngược của nó là rất thảm khốc, không có “thầy mằn” nào có để đỡ được “chiêu” phản đòn này. Cú “hồi mã thương” có thể khiến “thầy mằn” chết bất đắc kỳ tử hoặc hóa điên (?!)”, anh Hà nói.
Bác sỹ Trần Kim Quang, nhà cảm xạ học (đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu khả năng con người tại TPHCM) cho rằng, người dân ở vùng sâu, vùng xa, có kiến thức về xã hội chưa cao, luôn có xu hướng tin tưởng mãnh liệt vào một thứ thần linh bí hiểm nào đó. Đó có thể là hiện thân của một cục đất, tảng đá, gốc cây ven đường, chưa nói đến chuyện bùa chú được thầy làm phép. Bùa cũng là một dạng thuốc an thần nhẹ, có tác động ít nhiều đến người sử dụng (hay bị sử dụng), tuỳ theo cơ địa và tâm sinh lý của từng người, bùa sẽ có những tác động khác nhau. Đó là chưa kể sự tác động về mặt tinh thần của cộng đồng xung quanh. Cộng đồng đã tin là ai đó bị “ma ám” chẳng hạn, thì tuỳ theo tập tục, sẽ “xử” người đó rất nặng.
* Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Quốc Định
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết người đã sa lưới
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.