Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo sư Lê Văn Lan: Máy móc sinh ra những sản phẩm đau khổ

Thứ bảy, 08:00 31/03/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Ngồi giữa bộn bề sách vở, Giáo sư sử học Lê Văn Lan trò chuyện với chúng tôi về máy tính, về mạng xã hội trong bối cảnh ông... không hề dùng máy vi tính.

Thế nhưng, những suy nghĩ minh triết của ông về sự "lợi hại và tệ hại" về máy tính, về khoa học công nghệ rất đáng để suy ngẫm.
 

Đừng để "cơ khí sinh cơ tâm"

Phòng làm việc của Giáo sư thiếu cái gì đó quen quen. Đó là  một chiếc  máy vi tính. Giáo sư đã nghĩ tới chuyện sắm một cái để viết và tra cứu?

- Cái quan trọng không phải là ngồi viết hay đánh máy mà là nếp nghĩ, tôi quản lý cách thể hiện tư tưởng của mình theo lối cổ truyền và "nghĩ bằng bút".

Có câu chuyện thế này, khi tôi mới vào Viện Sử học năm 1959 - hồi đó Viện Sử học chưa thành lập. Năm 1960 cụ Phạm Văn Đồng mới ký nó ra đời - tôi có ngồi cạnh cụ Hoàng Thúc Trâm - còn gọi là cụ Hoa Bằng, cây đại thụ của giới sử học. Cụ bảo tôi một câu: Đừng để "cơ khí sinh cơ tâm", nghĩa là đừng có ham vào việc cơ khí mà cái tâm của anh biến thành máy móc. Từ đó tới nay, qua hơn nửa thế kỷ rồi mà tôi thấy câu nói của cụ vẫn đúng. Máy móc, nhất là máy móc điện tử cao cấp làm cho trái tim người ta, vốn tự nhiên, mềm mại hoá thành máy luôn. Còn nói về tra cứu thì nói thật là tôi không tin máy.

Vì sao Giáo sư lại đánh giá như vậy?

- Tôi có 2 câu chuyện chứng minh: Tôi chủ trì chương trình “Đường lên đỉnh Olimpia” 12 năm qua. Trước tôi làm câu hỏi, giờ tôi không làm câu hỏi nữa mà có một bộ phận làm câu hỏi rồi chuyển qua tôi thẩm định và duyệt. Theo quy định của chương trình thì câu hỏi - câu trả lời phải ghi nguồn thì 99% câu chuyển tới tôi lấy nguồn từ Internet, trong số đó 60% là sai.  Có thể người đưa thông tin lên không am hiểu, không nghiên cứu sâu bằng tôi, còn người lấy thông tin thì lại không am hiểu những gì đưa trên mạng. Tôi đã phải làm công việc hiệu đính, sửa chữa rất mệt mỏi. Máy móc sinh ra những sản phẩm đau khổ như thế...
 
Câu chuyện thứ 2 có vẻ ở tầm vĩ mô hơn. Tôi đã làm một công trình nghiên cứu chia hoạt động nghiên cứu trí óc ra 2 thời kỳ: Thời kỳ văn minh đọc - nghĩ, người học trân trọng chữ thánh hiền, vừa đọc vừa nghĩ, đọc giữa 2 dòng chữ, ngẫm nghĩ và tìm tòi. Thế mới sinh ra các ông nhà thơ khóc vì chữ này hay quá. Và kết quả của nó là lối sống trang nhã, đẹp đẽ, uyên thâm, sâu sắc. Giờ đã sang một thời đại khác, một lát cắt thời gian khác, tức là văn minh nghe - nhìn, người ta không đọc mà nghe, không nghĩ nữa mà nhìn. Thế giới văn minh có cái tiện là có sẵn tất cả các thứ để nghe và nhìn nhưng không đọng lại trong anh cái gì, không gì làm anh rung động nữa. Điều đó làm cho trí tuệ xuống cấp nhiều, người ta ỷ vào máy hết. Giờ, giới trẻ ai cũng biết câu: "Dân ta phải biết sử ta. Cái gì không biết thì tra Google". Như vậy, máy móc nó cũng triệt tiêu cả tinh thần yêu nước, người đọc không còn nổi da gà, khóc cười với câu chữ nữa.
 

Sự đứt gãy giữa các thế hệ
 
"Tôi cũng không ghét bỏ máy móc đâu, tôi nhìn nhận nó một cách toàn diện, nó rất lợi hại nhưng cũng rất tệ hại. Vấn đề là ta phải kiểm soát được, làm chủ được máy móc và giữ được cảm xúc, giữ được mối giao lưu linh thiêng giữa các thế hệ trong gia đình"- Giáo sư Lê Văn Lan.
Đó là góc độ xã hội, nhìn từ góc độ gia đình, Giáo sư thấy cấu trúc gia đình, tình cảm gia đình biến đổi thế nào trước sự biến đổi của khoa học- công nghệ?
 
- Góc độ xã hội thì như vậy. Gia đình lại càng thế. Các cháu của tôi nó buồn cười vì ông nội, ông ngoại (tôi có cả cháu nội ngoại) của chúng cứ 6h sáng ngồi vào bàn viết cái gì đó từ sáng tới chiều.  Nó bảo, ông ngồi thế thì chai hết cả mông, không tốt cho sức khoẻ, ông phải ra ngoài vận động đi chứ. Cái phòng tôi ở chỉ có 6m2, sách vở chất đầy, nó bảo, ông để cháu dọn đi rồi kê cho ông cái máy vi tính vào, toàn bộ dữ liệu lưu vào cho ông thì ông chỉ mất có 1m2 thôi, còn lại 5m2 để sống thoải mái. Nhưng tôi không đồng ý.

Chúng nói như vậy, tôi hiểu chúng cũng yêu tôi, muốn can thiệp, giúp đỡ, nhưng tôi bảo đó là cách nghĩ, cách yêu của chúng, không phù hợp với tôi. Đó chính là sự đứt gẫy giữa thế hệ già và thế hệ trẻ trong gia đình. Có lẽ tôi sẽ không chịu nổi nếu hàng ngày chúng tới thăm tôi theo cái cách phổ biến hiện nay là email và chat.

Đó chỉ là cách thể hiện, thưa Giáo sư, qua email hay qua chat cũng là giao tiếp, thể hiện tình yêu thương, vậy sự biến đổi gia đình ở đây là gì?

- Có biến đổi nhiều chứ. Các cháu của tôi  ở độ tuổi 18, 20, 22 luôn bị những đứa con của tôi, đã 50, 55 tuổi suốt ngày la hét kiểm soát... vì chúng suốt ngày chúi đầu vào máy vi tính. Tôi luôn răn các con phải kiểm soát các cháu thật kỹ không vào các trang mạng có hại. Nhưng đấy là gia đình tôi, tôi ngăn được, con tôi ngăn được nhưng các gia đình khác thế nào? Đã có thống kê, dân Việt Nam vào các trang web sex cao nhất thế giới, rồi thì các trò chơi game, bạo lực... làm hỏng cả thế hệ trẻ khi chúng chưa được chuẩn bị chu đáo về kiến thức văn hoá để tiếp nhận công nghệ hiện đại. Ngoài ra, chìm đắm vào đó, chúng chẳng còn ngó ngàng gì tới cha mẹ, tới các mối quan hệ xung quanh. Cho nên tôi vẫn thấy “câu cơ khí sinh cơ tâm” là đúng- và nó hiển hiện như vậy.

Còn một cái kín đáo thế này. Ông Khổng Tử nói một câu rất hay mà ông Ma Văn Kháng đưa vào tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn" là: "Con người ta không nên có vẻ bề ngoài cao ngạo nhưng rất nên có căn cốt cao ngạo". Ở đây tôi cũng thích cao ngạo một tý, bạn bè nói thằng cha Lê Văn Lan có bộ óc, nói như Lê Quý Đôn là "cường ký". Cường nghĩa là mạnh khoẻ, ký có nghĩa là ghi nhớ. Từ này có nghĩa là nhớ khoẻ. Ông Phạm Quang Nghị cũng gọi tôi là "bộ nhớ của dân tộc". Tôi cũng ỷ vào lời khen ấy, vừa cường ký, vừa mẫn tiệp.
 
Có một chút thông tin, có ông kỳ thủ người Nga muốn thi với máy bằng cách đánh cờ với máy tính. Cái máy tính 1 giây nó làm được hàng tỷ phép tính mà cuối cùng nó thua ông ấy. Bề ngoài tôi có vẻ khiêm tốn, giả vờ thế thôi chứ bên trong tôi căn cốt cao ngạo, tôi cũng muốn thi đua với máy. Suốt thời gian vừa rồi tôi thử thi với máy và thấy mình không thua bởi tôi có cách học và cách đọc. Đó là vấn đề kỹ thuật mà tôi rèn được cho mình và dạy cho người khác. Nhưng trong các gia đình hiện nay, điều đó là rất hiếm hoi vì khi trí tuệ ỷ vào máy thì sẽ rất ít "cường ký", cha mẹ không còn phải dạy cho con cái những kiến thức truyền từ ngàn đời...
 

GS Lê Văn Lan: “Đừng để cơ khí sinh cơ tâm”.

Ảnh minh họa


Máy móc đang giết chết ngôn ngữ
 

Giáo sư Sử học Lê Văn Lan hiện vẫn biên chế làm việc tại Viện Sử học Việt Nam. Xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc của Hà Nội xưa nhưng hiện Giáo sư sống trong căn phòng chỉ rộng khoảng 6m2 ở số 1 Nguyễn Văn Tố (Hà Nội). Một ngày làm việc của ông vẫn kín lịch: Viết báo, viết tham luận, giảng dạy, làm cố vấn cho các chương trình truyền hình…

Vậy theo Giáo sư, cái để giữ nền tảng gia đình trong bối cảnh khoa học công nghệ tiến nhanh và mạnh là gì?
 
- Đời sống tình cảm phụ thuộc nhiều yếu tố chứ không phụ thuộc vào cái máy. Nó thể hiện ở bữa ăn, quần áo và về cả lời giao tiếp, sự chăm sóc lẫn nhau. Nghe lời nói: "Bố yêu con lắm" và lời thỏ thẻ: "Con cũng yêu bố" sẽ chan chứa tình cảm hơn những câu chat qua mạng. Anh làm chủ được máy móc, thêm cả 90% đời sống gia đình thì gia đình hoàn toàn hạnh phúc và vẫn là gia đình cổ truyền.

Nói về ngôn ngữ giao tiếp thì tôi cũng phải nhấn mạnh là máy móc đang giết ngôn ngữ. Trước ta nói và viết: Tuổi hồng, tuổi thơ (từ này được hiểu tuổi của thi ca, văn chương nhưng hay bị hiểu thành nghĩa thơ ấu) tuổi xanh, tuổi mộng mơ, biết bao chữ như vậy giờ gọi gọn lại là tuổi teen. Và thế là ngôn ngữ mất dần tính biểu cảm, con người mất khả năng biểu lộ cảm xúc. Trong gia đình mà mất cảm xúc thì quả là tệ hại.

Có vẻ như Giáo sư không thiện cảm với máy móc công nghệ. Nhưng hẳn giáo sư còn nhớ câu chuyện về em bé 2 tuổi ở Trung Quốc bị cán chết trước cái nhìn vô cảm của hàng chục người đi qua sau đó đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ trên mạng Internet khắp thế giới, hay câu chuyện về nhiều hoàn cảnh đáng thương khác được lan toả rất nhanh trên mạng và được chia sẻ kịp thời. Vậy, chẳng lẽ nó không có ý nghĩa gì?

- Để quảng bá một vấn đề gì trong thời đại bây giờ không gì hiệu quả bằng mạng Internet, điện thoại- nhất là điện thoại di động. Đó là vũ khí rất lợi hại. Nhưng đó chỉ là một mặt. Chúng ta nhìn cuộc đời này không nên nhìn một mặt, nên nhìn đa diện, đa dạng. Vấn đề là làm chủ đươc sự lợi hại ấy. Thứ 2 là đừng bỏ rơi những giá trị khác. Cuộc sống bộn bề thế này, chỉ tập trung vào một mặt thì đạo đức xã hội xuống cấp. Tôi ngoài tên Lê Văn Lan còn có đạo hiệu: Hoà thượng Thích Toàn Diện, nôm na ra là thích đủ thứ - tức là toàn diện. Tôi cũng không ghét bỏ máy móc đâu, tôi nhìn nhận nó một cách toàn diện, nó rất lợi hại nhưng cũng rất tệ hại. Vấn đề là ta phải kiểm soát được, làm chủ được máy móc và giữ được cảm xúc, giữ được mối giao lưu linh thiêng giữa các thế hệ trong gia đình.

- Xin cảm ơn cuộc trò chuyện của Giáo sư!

Kiều Lê An (thực hiện)
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
 Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Một nhóm trẻ rủ nhau đi tắm sông tại khu vực chân cầu Hiệp Thành, (phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) không may 2 trẻ bị đuối nước thương tâm.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 2 giờ trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Sau gần 1 năm mở luồng, kênh đào dài 1km nối sông Đáy và sông Ninh Cơ ở địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mỗi ngày có hàng chục lượt tàu chở hàng, sà lan đi qua rút ngắn thời gian đi lại từ 8 tiếng xuống còn 20 - 30 phút.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Thời sự - 3 giờ trước

5 học sinh lớp 11 tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) rủ nhau ra sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Tuy để bơi giải nhiệt ngày nóng nóng, 2 em không may bị đuối nước tử vong.

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 4 giờ trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 29/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 5 giờ trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Ô tô tải gặp tai nạn khiến hơn 100 con dê trên xe chết và bị thương. Phát hiện sự việc, người dân đăng tải lên mạng xã hội, kêu gọi người khác thu mua để hỗ trợ tài xế.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Một đêm tháng 4/2017, đường Ngô Gia Tự (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) chìm trong những ánh đèn đường vàng oạch, mờ ảo. Từ phía góc khuất bất ngờ xuất hiện 1 người đàn ông loạng choạng, vừa chạy vừa lấy tay đè vào vết thương chảy máu xối xả. Trong đêm tối, vang lên nhưng tiếng hò hét, khuấy động cả một con phố nhỏ.

Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH – Không cần đến hộ chiếu (passport) hay visa (thị thực), người dân Việt Nam có thể nhập cảnh đến những địa điểm này của Trung Quốc.

Top